Hỗ trợ sinh hoạt phí dễ thu hút người nghèo, khó hấp dẫn người tài vào sư phạm
Mấu chốt của thu hút học sinh giỏi đến với ngành sư phạm là sau khi học xong 4 năm đại học thì cơ hội việc làm như thế nào, chính sách đãi ngộ nhà giáo ra sao.
Việc thừa – thiếu giáo viên cục bộ là hệ quả của nhiều năm ngành Giáo dục thay đổi một số chủ trương, chính sách đào tạo sư phạm, cùng với cách tuyển dụng, bố trí nhân lực cho các nhà trường ở một số địa phương chưa thực sự khách quan, khoa học.
Bên cạnh đó, việc thay đổi chương trình dẫn đến việc ngành Giáo dục chủ trương đưa vào một số môn học mới ở các cấp học nên dẫn đến thừa – thiếu cục bộ giữa các môn học, cấp học khác nhau.
Bởi lẽ, một khi giáo viên đã được tuyển dụng, đã được biên chế hoặc ký hợp đồng không xác định thời hạn thì hiếm có trường hợp nào bị tinh giản biên chế hay cắt hợp đồng. Trong khi, những môn học mới thì ở các cấp học thì lại phải tuyển mới.
Chính vì thế, giải quyết bài toán thừa – thiếu giáo viên hiện nay là một vấn đề nan giải, rất khó nhưng khó không có nghĩa là không có cách làm nếu có sự chung tay vào cuộc của nhiều cơ quan, sự đồng thuận của đội ngũ nhà giáo trên cả nước.
Giải quyết tình trạng thừa – thiếu giáo viên cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan, ban ngành (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Cần có những chính sách căn cơ để thu hút người tài đến với ngành Giáo dục
Hiện nay, ngành Giáo dục đang có chủ trương hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm nhưng chúng tôi cho rằng đây không phải là giải pháp tối ưu để thu hút học sinh giỏi vào học sư phạm. Việc cấp sinh hoạt phí hàng tháng cho sinh viên sư phạm mới thu hút được người nghèo chứ chưa thu hút được nhiều người tài.
Bởi lẽ, ở thời điểm hiện nay thì học sinh cấp trung học phổ thông đã có rất nhiều kênh thông tin khác nhau để các em định hướng nghề nghiệp cho tương lại của mình.
Hơn nữa, khi mà điều kiện kinh tế của mỗi gia đình hiện nay đã được cải thiện thì việc cấp sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm chỉ là vấn đề cần có chứ không thực sự cần thiết.
Mấu chốt của việc thu hút học sinh giỏi đến với ngành sư phạm là sau khi học xong 4 năm đại học thì cơ hội việc làm như thế nào và chính sách đãi ngộ nhà giáo ra sao chứ vài triệu bạc hỗ trợ hàng tháng trong bối cảnh hiện nay đâu có phải là đích đến của học sinh phổ thông.
Video đang HOT
Cứ nhìn trong những năm qua, tình trạng nhiều sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm, nhiều em phải xin đi làm công nhân hoặc làm trái nghề sẽ hiểu được “đầu ra” của ngành sư phạm đang đang rất bế tắc.
Thậm chí, một số nơi đã có tình trạng các giáo sinh phải chạy vạy, phải đầu tư một số tiền thì mới có cơ hội đứng trên bục giảng, hoặc học trò thấy thầy cô của mình đang phải kí hợp đồng dạy theo tiết, theo năm, khiến cho nhiều học sinh không còn mặn mà đăng kí xét tuyển vào các trường sư phạm.
Vì thế, chính sách hỗ trợ tiền sinh hoạt phí hàng tháng chỉ giúp cho một số học sinh nghèo đến với ngành sư phạm nhưng khi sinh viên ra trường không có việc làm thì dẫn đến sự lãng phí tiền bạc cho ngân sách và lãng phí tuổi trẻ cho người học.
Hơn nữa, theo hướng dẫn hiện nay, nếu sinh viên ra trường không công tác trong ngành Giáo dục thì phải hoàn lại số tiền sinh hoạt phí đã nhận trong quá trình học tập cũng sẽ là bước cản trở cho người theo học sư phạm.
Bởi, nếu họ chủ tâm không muốn làm giáo viên thì trả lại số tiền sinh hoạt phí đã đành nhưng nếu họ muốn đi dạy học mà không xin được tuyển dụng thì việc hoàn lại tiền là gánh nặng cho nhiều gia đình có con em học sư phạm mà khi ra trường không tìm kiếm được việc làm.
Chính vì thế giải pháp căn cơ cho việc thu hút người tài vào học sư phạm và giải quyết được tình trạng thừa – thiếu giáo viên hiện nay thì ngành Giáo dục cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng và đưa ra những giải pháp thấu đáo cho phù hợp với tình hình thực tế xã hội hiện nay.
Giải pháp nào cho tình trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ?
Thực ra, giải quyết tình trạng thừa – thiếu giáo viên hiện nay nếu chỉ mình ngành Giáo dục thì sẽ rất khó khăn và không thể làm nổi bởi nó còn liên quan đến chính sách, chủ trương của nhiều ban, ngành và hơn 60 tỉnh, thành trên cả nước.
Tuy nhiên, vai trò của ngành Giáo dục sẽ là then chốt khi tham mưu và đưa ra các chỉ tiêu đào tạo, những định hướng cho việc bố trí nhân lực của ngành. Muốn làm tốt được các việc này, chúng tôi cho rằng ngành Giáo dục phải giải quyết tốt được các tồn tại sau đây:
Thứ nhất: Bộ cần siết chỉ tiêu đào tạo các ngành sư phạm hàng năm, nhất là những ngành đang dư thừa giáo viên ở các nhà trường phổ thông. Các địa phương và Bộ Giáo dục cần phải dự báo, thống nhất được nhu cầu nhân lực của ngành để các địa phương đặt hàng và Bộ giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường sư phạm.
Bên cạnh đó, hệ thống các trường sư phạm cần phải quy hoạch lại để đào tạo giáo viên theo nhu cầu thực tế của các địa phương.
Hạn chế tuyển dụng giáo viên là những người ngoài ngành sư phạm để tránh tình trạng đào tạo tràn lan rồi lại mở thêm các lớp bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dẫn đến khó kiểm soát được nhân lực của ngành. Vì theo hướng dẫn hiện nay thì các văn bằng của hệ đào tạo nào cũng có giá trị như nhau.
Thứ hai: khi các địa phương tuyển dụng giáo viên cần phải đảm bảo được minh bạch, khách quan, tránh tình trạng thi cử chỉ là hình thức để che đậy những hành vi tiêu cực như một số nơi đã bị phanh phui trong thời gian qua.
Thứ ba: ngành Giáo dục cần nghiên cứu chế độ tiền lương cho nhà giáo một cách thỏa đáng, đúng theo tinh thần Nghị quyết 29 đã đề ra. Nhân lực ngành Giáo dục cũng cần bình đẳng như một số ngành nghề khác.
Có tuyển mới hàng năm và cũng sẽ có tinh giản đối với những giáo viên yếu chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo. Tránh tư tưởng ký được hợp đồng không xác định thời hạn là yên vị, miễn sao không vi phạm là đảm bảo công việc đến khi về hưu.
Thứ tư: đối với những môn học mà đang thừa giáo viên cần có chính sách điều động, luân chuyển giữa các trường trong cùng địa bàn cho hợp lý. Trước khi điều động, luân chuyển giáo viên thì lãnh đạo ngành, lãnh đạo nhà trường cần động viên, làm công tác tư tưởng giáo viên để tránh kiện cáo về sau.
Thứ năm: đối với những môn học như Tin học và tiếng Anh ở cấp tiểu học phải tuyển mới và tuyển thêm thì các Phòng Giáo dục, Phòng Nội vụ cần rà soát nhân lực 2 môn học này ở cấp trung học cơ sở để có thể luân chuyển giáo viên 2 môn học này xuống dạy ở cấp tiểu học.
Vì theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì môn Tin học ở cấp trung học cơ sở đã giảm 1 tiết/ tuần so với mỗi tuần 2 tiết như hiện nay nên sẽ dư thừa một nửa giáo viên Tin học hiện hành.
Thứ sáu: đối với giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông thì các Sở có thể “kéo” giáo viên ở cấp trung học cơ sở hoặc tiểu học lên bởi theo Luật Giáo dục thì chuẩn trình độ giáo viên 3 cấp học này như nhau nên việc điều động giáo viên không quá khó khăn.
Hoặc có thể thực hiện phương án tuyển dụng giáo viên dạy liên trường vì số lượng tiết dạy Âm nhạc và Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông không nhiều và 2 môn học này không phải là những môn học bắt buộc.
Thậm chí, có thể thuê giáo viên bên ngoài dạy thỉnh giảng vì phần lớn 2 môn học này dạy theo các chủ đề để định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau này.
Giải quyết tình trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ giữa các cấp học hiện nay cần có sự chung tay, phối hợp đồng bộ giữa ngành Giáo dục, Nội vụ, các địa phương và các nhà trường.
Khi các bộ phận tham mưu, thực thi công việc cùng làm một cách trách nhiệm, khoa học vì sự phát triển của ngành thì sẽ khắc phục được tình trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ mà không gây ra những lãng phí về nhân lực, tiền bạc của Nhân dân và Nhà nước.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trường nghề "mở cửa" đào tạo nguồn nhân lực phục hồi nền kinh tế
Gần 1 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã phải tạm dừng việc dạy học, hơn 300.000 sinh viên đã lỡ cơ hội việc làm do chưa kịp thi tốt nghiệp.
Đặc thù của giáo dục nghề nghiệp là thời lượng thực hành chiếm tới 70% nên việc học trực tuyến không thể thay thế được hoàn toàn. Ngày đầu tiên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp mở cửa hoàn toàn trở lại, không chỉ giáo viên, sinh viên các trường nghề vui mừng mà đây còn là tín hiệu tích cực để phục hồi nền kinh tế.
Học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ chờ tới lượt để được test nhanh Covid-19 trước khi vào lớp học
Ngày 15/2, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đóng tại thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) tổ chức đón hơn 600 học sinh, sinh viên các tỉnh, thành phố trở lại nhà trường học trực tiếp, sau thời gian dài học trực tuyến do dịch bệnh Covid-19.
Ghi nhận lúc 6 giờ 30 phút ngày 15/2, tại cổng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ đã có rất nhiều phụ huynh và học sinh, sinh viên háo hức, phấn khởi khi được trở lại trường học trực tuyến, nhất là những bạn đã trúng tuyển năm 2021 sau khi học xong học kỳ I trực tuyến mới được tới trường. Em Nông Văn Huấn (sinh năm 2006, học sinh lớp 10D1 - Khoa điện) ở thôn Điền Xá, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), phấn khởi chia sẻ: Cả một học kỳ không được đến trường và phải học trực tuyến ở nhà, em cảm thấy kiến thức phần nào cũng chưa được nắm vững và gặp nhiều khó khăn. Sau khi được giáo viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ thông báo ngày quay trở lại trực tiếp em rất vui vì được gặp bạn bè, thầy cô giáo. Trước đó, gia đình em cũng có chút lo lắng vì sợ lây nhiễm Covid-19 nên bố mẹ đưa đến trường từ sớm. Tuy nhiên, khi tới nơi, ngay tại cổng vào, nhà trường đã yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định 5K như sát khuẩn, đo thân nhiệt, khai báo y tế QR Code, đảm bảo khoảng cách. Trước khi vào lớp học, nhà trường còn tổ chức test nhanh Covid-19 cho tất cả các bạn học sinh, sinh viên, nên gia đình em và các bạn rất yên tâm.
Ngay sau làm thủ tục kiểm tra y tế các em sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ đã vào học ngay
Ông Đặng An Bình, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ cho biết, theo phương án phòng chống dịch covid-19 đối với cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên trở lại trường tham gia học tập trực tiếp, ngay trong ngày 14/2/2022, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ đã phối hợp với Trung tâm Y tế thị trấn Đông Anh tổ chức test nhanh Covid-19 cho toàn bộ cán bộ, giáo viên và người lao động của nhà trường; phối hợp phun thuốc tiêu độc, khử trùng lớp học, nơi học, đồ dùng dạy học và toàn bộ khu vực trong khuân viên nhà trường, bảo đảm các điều kiện vệ sinh phòng bệnh; huy động cán bộ, giáo viên nhà trường vệ sinh, lau dọn sạch sẽ các phòng học, lớp học, xưởng học; bố trí, sắp xếp các lớp học đảm bảo số lượng người học trong một phòng học và lớp học; thiết kế phòng cách ly cho từng học sinh, sinh viên trong điều kiện y tế địa phương cho phép. Ngày chính thức đón học sinh, sinh viên trở lại học trực tiếp, nhà trường bố trí cán bộ, giáo viên, đoàn thanh niên có trách nhiệm phân luồng cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên kiểm tra thân nhiệt, sau đó chỉ dẫn trở lại trước sân trường để cán bộ y tế kiểm tra test nhanh Covid-19, chờ kết quả và trở lại lớp học. Các khoa chuyên môn của nhà trường đều bố trí giáo viên chủ nhiệm các lớp tại các bàn test nhanh Covid theo danh sách các lớp để hỗ trợ nhân viên y tế, ghi chép sổ sách theo dõi và đóng dấu đã kiểm tra...Sau khi học sinh, sinh viên quay trở lại học trực tiếp, nhà trường yêu cầu phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường tại các phòng học lý thuyết và nhà xưởng thực hành, nơi làm việc và khu ký túc xá sinh viên để đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch Covid -19. Học sinh, sinh viên khi đến trường bắt buộc phải đeo khẩu trang và tự chuẩn bị nước uống hoặc cốc để lấy nước uống, tuyệt đối không dùng chung các đồ cá nhân để tránh lây lan dịch bệnh. Trong trường hợp cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên nếu có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, mệt mỏi được bố trí ngay vào Phòng cách ly y tế và báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống dịch nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm để thông báo đến Ban chỉ đạo Phòng chống dịch của huyện Đông Anh và phụ huynh học sinh, sinh viên để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thầy và trò Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội học trực tiếp ngay sau khi tiếp nhận sinh viên trở lại
Thầy Đặng An Bình, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ, cho biết thêm: Song song với kế hoạch củng cố kiến thức cũ, dạy kiến thức mới và thực hành để đảm bảo chất lượng đào tạo, phương án phòng chống dịch covid-19 đối với cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên trở lại trường tham gia học tập trực tiếp là thích ứng linh hoạt để đảm bảo việc học tập của các em được tốt nhất. Đối với phần kiến thức bị "hổng" của học sinh, sinh viên khi học tập trực tuyến, nhà trường đã có kế hoạch kiểm tra, xây dựng chương trình, bố trí thời gian bù đắp phần kiến thức, kỹ năng bị thiếu hụt đó. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ kiểm tra và kết hợp hài hòa việc dạy kiến thức mới và củng cố kiến thức đã được giảng dạy theo hình thức online, nếu học sinh, sinh viên còn yếu thì có thể kéo dài thời gian củng cố, ôn tập kiến thức cho các em.
Theo thầy Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, "Nhà trường đã xây dựng toàn bộ kịch bản để ứng phó. Nếu có trường hợp mắc Covid, nhà trường đã có các phòng cách ly cho từng sinh sinh trong điều kiện y tế địa phương cho phép, đảm bảo an sinh cho sinh viên. Các em trong cùng một lớp là F1, nhà trường sẽ cho tạm thời học trực tuyến một thời gian nhất định, sau khi đảm bảo lại tiếp tục học trực tiếp. Kịch bản của nhà trường là ứng phó linh hoạt để đảm bảo việc học các em được tốt nhất. Ngày 14/2, học sinh, sinh viên tuyển sinh năm 2021 bắt đầu đến trường học buổi đầu tiên. Đặc thù của học nghề GDNN là người học nghề phải học kỹ năng đến 70 - 80% và bắt buộc sinh viên phải có kỹ năng nghề thành thục. Chính vì vậy, trước khi tới trường học trực tiếp, nhà trường đã tiến hành khảo sát, để kiểm tra phần kiến thức "hổng" của sinh viên khi học trực tuyến như thế nào. Qua đó, kịp thời bố trí thời gian, chương trình đào tạo bổ sung cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng bị "hổng" do học trực tuyến. Tới thời điểm cuối giờ sáng ngày 14/2, học sinh, sinh viên trở lại nhà trường học trực tuyến tại 3 cơ sở đã đạt trên 90% tổng số sinh viên của nhà trường.
Được biết, để chuẩn bị cho việc trở lại học tập trực tiếp của học sinh, sinh viên, ngoài kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể, các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố Hà Nội đều thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn, phương án giảm thiểu rủi ro lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 trong trường học. Đồng thời, xây dựng phương án và sử dụng phòng cách ly khi có trường hợp F0 trong học sinh, sinh viên theo quy định của cơ quan y tế địa phương.
Ngành Giáo dục Nghệ An trao quà Tết cho học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Đây là chương trình thường niên được ngành Giáo dục và Đào tạo duy trì nhiều năm nay đối với các huyện miền núi cao, đặc biệt khó khăn. Chiều 14/1, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đi trao quà Tết cho học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn ở hai địa bàn huyện Quỳ Hợp và Quỳ Châu....