Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ mầm non tư thục, độc lập: Nỗ lực đổi thay
Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020″ (Đề án 404) đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho GD mầm non.
Giờ chơi của bé tại Trường MN Eduplay, Hà Nội. Ảnh: TG
Sau 5 năm thực hiện đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020″ (Đề án 404), hàng nghìn trẻ dưới 36 tháng tuổi là con của công nhân lao động được hưởng lợi với mức học phí thấp nhưng chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng khiến cha mẹ hài lòng.
Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có 100% số cán bộ quản lý, giáo viên, người chăm sóc trẻ tại các nhóm trẻ độc lập tư thục thuộc địa bàn đề án được đào tào, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (vượt 20% so với mục tiêu đề ra); 44.425 trẻ dưới 36 tháng tuổi là con công nhân lao động được gửi ở các nhóm/lớp bảo đảm chất lượng, giúp chị em yên tâm lao động sản xuất.
Hơn 2,91 triệu cha mẹ công nhân lao động có con nhỏ được truyền thông, hướng dẫn, cung cấp kiến thức và kỹ năng về chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng, đạt hơn 74% so với mục tiêu đề ra.
Tại thành phố Đà Nẵng, từ khi thực hiện Đề án 404, các nhóm trẻ gia đình tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có thêm điều kiện để nuôi dạy trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi, ngoài việc nâng cao được chất lượng nuôi dạy trẻ, thông qua Đề án, Đà Nẵng đã đưa vào hoạt động được 2 cơ sở GDMN tại khu công nghiệp Hòa Khánh, nhận gần 700 con của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo học.
Còn ở tỉnh Kiên Giang, các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 404 tổ chức khảo sát 11 cơ sở giữ trẻ tại Khu công nghiệp xã Thạnh Lộc (Châu Thành) và TP Rạch Giá. Qua khảo sát, hỗ trợ kiện toàn, thành lập mới 14 nhóm trẻ, trong đó kiện toàn 11 nhóm trẻ, thành lập mới 3 nhóm trẻ.
Video đang HOT
Đến nay, các cơ sở giữ trẻ đều được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, đầy đủ hồ sơ khi nhận trẻ… Cũng từ việc khảo sát, Ban chỉ đạo Đề án tham mưu để tỉnh trích ngân sách hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi cho 3 nhóm trẻ độc lập tư thục tại huyện Châu Thành, mỗi nhóm được hỗ trợ 5 triệu đồng.
Chị Trần Kim Hậu – Chủ nhóm lớp độc lập tư thục Rạng Đông (thị trấn Bến Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), chia sẻ: Thành lập năm 2015, khi đó lớp mầm non Rạng Đông chỉ có 1 lớp học với diện tích 45m2, có 1 kệ để đồ chơi, bàn làm việc, 5 bàn nhựa, 20 cái ghế nhựa và 1 nhà vệ sinh, bếp ăn chưa đúng chuẩn.
Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của Đề án 404, nhóm lớp Rạng Đông mở rộng với tổng diện tích 500m2, 5 phòng học bán kiên cố khang trang, nhà vệ sinh khép kín, 1 sân chơi đầy đủ dụng cụ vui chơi… Phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi gửi con tại đây.
Nâng chất lượng giáo dục mầm non - Bài 1: Phát triển mạng lưới trường, lớp
Hàng năm, Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 45.000 - 50.000 học sinh, trong đó bậc mầm non tăng gần 10.000 học sinh.
Việc đảm bảo chỗ học cho trẻ ở các độ tuổi là một áp lực không nhỏ đối với thành phố. Cùng với đầu tư nguồn lực từ ngân sách, thành phố thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non. Qua đó, số lượng và chất lượng trường, lớp mầm non ngoài công lập ngày càng tăng, góp phần giải quyết nhu cầu gửi trẻ cho người dân trên địa bàn.
Cùng với các trường mầm non công lập, hệ thống trường, lớp mầm non ngoài công lập đã góp phần rất lớn trong giải quyết nhu cầu về chỗ học cho trẻ tại thành phố. Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Bài 1: Phát triển mạng lưới trường, lớp
Cùng với nguồn lực đầu tư từ ngân sách, trong những năm qua, thành phố luôn quan tâm huy động các nguồn lực khác và thực hiện tốt công tác xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, góp phần phát triển nhanh mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.
Phấn đấu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn ưu tiên bố trí vốn ngân sách thành phố đầu tư phát triển trường lớp, thực hiện công tác đổi mới giáo dục. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, thành phố đã bố trí hơn 17.000 tỷ đồng đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Theo đó, mỗi năm thành phố hoàn thành và đưa vào sử dụng khoảng 1.500 phòng học mới, trong đó bậc mầm non là khoảng 300 phòng để đáp ứng nhu cầu chỗ học cho trẻ trên địa bàn.
Tuy nhiên, dù trường, lớp tăng nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, hệ thống trường lớp ngoài công lập trên địa bàn thành phố thời gian qua phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu về chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Trong tổng số 1.346 trường mầm non đang hoạt động, thành phố có gần 880 trường ngoài công lập, tăng hơn 500 trường so với khoảng 10 năm trước.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, qua các giải pháp được thực hiện đồng bộ, thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi nhà trẻ là 31%, độ tuổi mẫu giáo đạt 86%, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 99,6%. Trên cơ sở kết quả đạt được, thành phố hoàn toàn có thể phấn đấu thực hiện được mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi. Cùng với đó, thành phố tiếp tục thực hiện đại trà giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại các trường mầm non ở khu vực khu chế xuất, khu công nghiệp.
Không chỉ đảm bảo chỗ học, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc mầm non cũng được đổi mới giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo... Trong đó, việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEM vào tổ chức hoạt động cho trẻ được nhiều trường triển khai hiệu quả. Các cơ sở giáo dục mầm non đã huy động nguồn lực xã hội để xây dựng các phòng chức năng như phòng công nghệ Robot, phòng khoa học ứng dụng, khu chơi kỹ thuật... nhằm tạo môi trường hoạt động kích thích trẻ tích cực thực hành, trải nghiệm; cho trẻ làm quen với ngoại ngữ...
Đến nay, toàn thành phố có 181 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, 16 trường thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế...
Tuy vậy, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, dù phòng học mới được đưa vào sử dụng hàng năm, nhưng với tốc độ gia tăng trẻ mầm non cao nên áp lực trường, lớp vẫn lớn. Điều này dẫn tới sĩ số học sinh/lớp còn đông, khó khăn trong việc đảm bảo diện tích bình quân tối thiểu.
Ngoài công lập "gánh" hơn nửa số trẻ
Cùng với các trường mầm non công lập, hệ thống trường, lớp mầm non ngoài công lập đã góp phần rất lớn trong giải quyết nhu cầu về chỗ học cho trẻ tại thành phố. Thực tế, tại nhiều quận, huyện, số trẻ học tại các trường mầm non ngoài công lập chiếm hơn nửa số trẻ trên địa bàn.
Bà Lê Thị Oanh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè cho biết, cùng với sự phát triển của thành phố, huyện Nhà Bè có nền kinh tế phát triển khá nhanh và mạnh, thu hút một lượng khá lớn lao động đến làm việc. Cũng như các bậc học khác, giáo dục mầm non của huyện cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc giải quyết đủ chỗ học cho trẻ.
Huyện hiện có hơn 90 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 13 trường công lập, 34 trường tư thục và 46 cơ sở quy mô nhóm, lớp. Tổng số trẻ đang theo học là gần 7.800 cháu. Hệ thống trường mầm non công lập, mầm non ngoài công lập đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu gửi trẻ trên địa bàn. Trong đó, giáo dục mầm non ngoài công lập đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non trên địa bàn.
Còn tại Quận 9, bà Phan Thị Kim Duyên, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện quận có hơn 60 trường mầm non, trong đó 20 trường công lập và 46 trường ngoài công lập, cùng với đó là hệ thống 113 nhóm, lớp đang hoạt động đã đáp ứng đủ nhu cầu gửi trẻ của người dân trên địa bàn. Thời gian qua, hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập hoạt động khá tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu gửi trẻ cho người dân trên địa bàn. Trong tổng số hơn 17.000 trẻ trên địa bàn quận, số trẻ học tại các cơ sở mầm non ngoài công lập chiếm khoảng 60%.
Quận 12 hiện có 337 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 22 trường mầm non công lập, 50 trường mầm non ngoài công lập và 265 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Trong đó, số trẻ đang học tại các trường mầm non công lập là gần 7.000 trẻ; gần 9.000 trẻ học tại các trường mầm non ngoài công lập; hơn 10.400 trẻ đang học tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 12 cho rằng, hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn quận đã chia sẻ rất lớn về chỗ học, giúp giảm áp lực sĩ số học sinh trên lớp cho các trường; đồng thời giúp cho tỷ lệ huy động trẻ đến trường, lớp trên địa bàn quận luôn ở mức cao.
Tương tự, tại Quận Thủ Đức, nơi tập trung lực lượng lao động lớn về sinh sống và làm việc do có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non không ngừng tăng lên, tạo áp lực lớn về trường, lớp cho bậc học này. Hiện quận có 210 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 25 trường công lập, 106 trường ngoài công lập và 79 nhóm, lớp với tổng số hơn 27.000 trẻ đang theo học. Thực tế, số trường công lập hiện nay chỉ đáp ứng chỗ học cho 40% tổng số trẻ trên địa bàn, 60% còn lại theo học tại các trường ngoài công lập.
Bài cuối: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non
"Nóng" chuyện tuyển sinh ở khu công nghiệp, chế xuất Theo kế hoạch, từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, các trường mầm non tại Bình Dương thực hiện xong việc tuyển sinh đầu cấp cho năm học 2020 - 2021. Các cháu Trường MN Hoa Thiên Lý (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) học 6 bước rửa tay phòng chống dịch. Ảnh: HA Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 diễn...