Hỗ trợ mô hình sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, trong những năm qua, thành phố đang từng bước nhân rộng các mô hình trồng cây dược liệu, ưu tiên chọn các giống dược liệu bản địa, phù hợp tập quán canh tác của địa phương; hỗ trợ các địa phương hình thành vùng dược liệu chuyên canh đạt tiêu chuẩn; xây dựng vùng trồng, chủng loại cây trên thực tế để có giải pháp đầu tư và phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ…
Theo đó, trong năm 2020, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã hỗ trợ mô hình dược liệu quy mô 2ha tại xã Xuân Giang ( huyện Sóc Sơn) qua việc cấp hỗ trợ 10.000 cây giống kim ngân hoa; mô hình có sự liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm giữa các hộ sản xuất và doanh nghiệp, tạo liên kết chuỗi trong sản xuất tiêu thụ theo hướng ổn định và bền vững. Hay như tại huyện Quốc Oai, ngành cũng hỗ trợ xây dựng 10ha trồng cây dược liệu hương nhu, gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm tinh dầu dược liệu giữa doanh nghiệp và người dân tại các xã: Hòa Thạch, Đông Xuân…
Với hướng phát triển này, Hà Nội đặt mục tiêu hình thành các vùng cây dược liệu đạt 1.500ha vào năm 2025 và 2.000ha trở lên vào năm 2030.
Vụ vỡ kênh ở Thanh Hóa: Thông dòng nước phục vụ vụ chiêm xuân
Cơ quan chức năng đã cấp nước phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân cho khoảng 30.000 ha tại vùng hạ lưu Thanh Hóa sau sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã.
Video đang HOT
16h chiều 5/1, đại diện Bộ NN&PTNT, Tổng Cục thủy lợi, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có mặt tại kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã để chứng kiến việc thông dòng nước trở lại sau 10 ngày xảy ra sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã phục vụ tưới tiêu cho vụ chiêm xuân 2021.
Chiều 5/1 chính thức thông dòng chảy trở lại phục vụ tưới tiêu vụ chiêm xuân sau vụ vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã
Ông Trần Văn Tỉnh, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (Bộ NN&PTNT) cho biết: Ngay sau khi sự cố xảy ra đơn vị đã huy động 8 máy múc, 3 máy ủi, 3 máy lu, 40 ô tô các loại và huy động 60 công nhân thực hiện công việc liên tục 24/24h tại hiện trường từ ngày 29/12 đến ngày 5/1 thì hoàn thiện khối lượng công trình.
"Sự cố xảy ra ngoài mong muốn gây ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân ở vùng hạ lưu chúng tôi công ty vận hành sản xuất xin lỗi bà con và sẽ cố gắng phục vụ nước tưới tiêu cho bà con trong vòng 1 tháng với lưu lượng tối thiểu 21m3/1s đến khi hoàn thành sản xuất" ông Tỉnh nói.
Lực lượng chức năng nỗ lực để sớm thông dòng phục vụ tưới tiêu
Đoạn kênh được lu đè để phục vụ sản xuất cho vùng hạ lưu
Cũng theo các đơn vị vận hành thì từ ngày mai các đơn vị vận hành sẽ tăng lưu lượng đổ ải lưu lượng nước để phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân 2021.
Theo ghi nhận của PV, kênh được gia cố lớp đá hộc, sỏi được vận chuyển để đổ xuống xử lý đứt gãy và đắp hố móng, lu đè nền, dùng bạt để chống thấm để dẫn dòng nước...
Trước đó, vào ngày 27/12 xảy ra sự cố vỡ kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã tại xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) khiến hàng nghìn khối đất đá sạt lở, vùi lấp ao cá, hoa màu và ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân.
Ngay sau khi sự cố vỡ kênh xảy ra, sáng ngày 29/12, Đoàn công tác Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Thanh Hóa và các chuyên gia đã đi kiểm tra, đánh giá thực tế để làm rõ nguyên nhân cũng như chỉ đạo các biện pháp khắc phục sự cố.
Theo đó, đoạn kênh bị vỡ có chiều dài 70m (từ vị trí K5 170 đến K5 240) thuộc hạng mục cầu máng sông Âm trên kênh chính Bắc sông Chu-Nam sông Mã. Đoạn kênh này được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2013 và chính thức được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng năm 2014. Tuy nhiên, vào khoảng 9h45' ngày 27/12 tại vị trí trên xảy ra sự cố trượt khối đất đá dưới đáy kênh dẫn đến vỡ kênh.
Cơ quan chức năng cũng nhận định nguyên nhân sơ bộ ban đầu xảy ra sự cố vỡ kênh là do đoạn kênh nằm trên nền địa chất có cấu trúc phức tạp, một bên là núi, một bên là suối, đất đào và đất đắp không đồng nhất. Đặc biệt đây là đoạn kênh đắp nổi, chiều cao lớn (khoảng 6-7m), nằm trên lớp đá phong hóa và có cung trượt phức tạp.
Cũng theo đại diện Tổng Cục thủy lợi thì Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu cơ quan khai thác, vận hành kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ tuyến kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã.
Hà Nội: "Rót vốn" cho mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nông dân khá giả lên Từ nguồn vốn vay ưu đãi, hàng nghìn lượt hộ nông dân trên địa bàn huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội có điều kiện phát triển sản xuất, tham gia các vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng trọng điểm dự án chăn nuôi giúp nâng cao đời sống và góp phần đáp ứng các tiêu chí về nông thôn mới. Hiệu quả từ...