Tăng cường sử dụng năng lượng “sạch” để ứng phó với BĐKH
TP.HCM đã và đang triển khai nhiều kế hoạch hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 23-11, Sở TN&MT TP.HCM đã tổ chức hội thảo “Tổng kết kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030″.
Kéo giảm tỷ lệ thất thu nước sạch
Đại diện văn phòng biến đổi khí hậu (Sở TN&MT TP.HCM), đã báo cáo kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn TP giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030, cụ thể:
Trong lĩnh vực công nghiệp, TP thực hiện công tác kiểm toán năng lượng, xây dựng mô hình quản lý năng lượng ở doanh nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng trên 6 triệu kWh/năm. Ngoài ra, TP còn tổ chức các hội thảo, tập huấn và tuyên truyền cho các cơ sở công nghiệp về các quy định và thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả,…
Trong lĩnh vực quản lý chất thải, TP đã ban hành kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đầu tư phát triển hạ tầng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đồng bộ. Ngoài ra, TP còn triển khai các dự án xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng và tài chế tài nguyên, tái chế để xử lý chuyển đổi rác thải thành năng lượng, phân bón compost và nhựa.
Trong lĩnh vực quản lý nước, TP phối hợp nghiên cứu, khai thác nước thô từ hồ Dầu Tiếng và Trị An cho những nhà máy xử lý nước sạch trên địa bàn để phục vụ người dân trong điều kiện BĐKH. Bên cạnh đó, TP còn tăng cường công tác quản lý sử dụng hiệu quả viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực quản lý nước. Ngoài ra, TP còn triển khai lắp đặt thử nghiệm năm loại đồng hồ nước thông minh. Nhờ đó đã kéo giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch của TP còn 23,44%.
TP.HCM tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch thay cho nhiên liệu truyền thống. Ảnh: CN
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, TP.HCM đa dạng hóa các nguồn nhiên liệu và phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng mới (năng lượng tái tạo và các năng lượng sạch hơn so với nhiên liệu truyền thống), tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích việc sử dụng các phương tiện chạy bằng điện hoặc các nhiên liệu mới, đầu tư và phát triển các trạm nạp khí CNG. Ngoài ra, TP cũng đã đầu tư nhiều dự án kiểm soát triều cường gồm các cống, đê bao, nạo vét trục thoát nước.
Video đang HOT
Vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ứng phó BĐKH của TP.HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Theo văn phòng biến đổi khí hậu (Sở TN&MT TP.HCM), liên quan đến vấn đề kinh phí thực hiện vẫn còn gặp hạn chế. Cụ thể là thời gian triển khai kinh phí phải nằm trong năm tài chính trong khi công tác quản lý liên sở đòi hỏi phải có thời gian để trao đổi thống nhất giữ các bên liên quan nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách hạn chế và phải ưu tiên cho các lĩnh vực cấp bách khác. Đồng thời, khả năng huy động nguồn lực xã hội dành cho BĐKH còn hạn chế.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, mặc dù những thành quả đạt được trong hoạt động ứng phó BĐKH của TP.HCM vẫn còn hạn chế nhưng TP cũng đã có những thành quả nhất định, đặc biệt giữa TP. Hà Nội và TP.HCM vẫn luôn hợp tác rất chặt chẽ trong việc triển khai kế hoạch hành động quốc gia. Trong thời gian tới, các cấp, ngành cần chung tay đóng góp ý tưởng, kinh phí để tìm ra hướng tiếp cận hiệu quả hơn trong ứng phó với BĐKH và thực hiện tăng trưởng xanh cho TP.
"Giữ sức khỏe" cho đất bằng kỹ thuật canh tác mới
Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào lĩnh vực trồng trọt đã góp phần thay đổi căn bản tập quán canh tác truyền thống, đồng thời đưa vào sử dụng các giống mới, sử dụng phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ hợp lý, qua đó nâng cao chất lượng và giá trị nông sản...
Đó là những nội dung được chia sẻ tại hội thảo "Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt", do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk tổ chức mới đây.
Tăng thu nhập nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật
Theo TS Đặng Bá Đàn - Văn phòng Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, thời gian qua nhiều mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được triển khai tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đem lại hiệu quả rất tốt.
Mô hình xen canh sầu riêng với cà phê giống mới tại xã Ea Knuêc, huyện Krông Păk (Đăk Lăk) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Ảnh: D.H
"Đề nghị các trung tâm khuyến nông địa phương tiếp tục xây dựng mô hình gắn liền với đào tạo, thông tin tuyên truyền để thực hiện tốt phương châm một người làm, một ngàn người biết, một trăm hộ học tập, làm theo".
Ông Kim Văn Tiêu
Ví dụ như dự án phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1thực hiện tại 5 vùng sinh thái trên cả nước, tổng diện tích 480ha, tổng sản lượng hạt lai cả vùng đạt 734,7 tấn.
Chất lượng hạt giống lúa lai F1 đạt tiêu chuẩn, được các công ty thu mua toàn bộ với giá thỏa thuận, phổ biến là quy đổi 1kg thóc giống F1 đạt tiêu chuẩn tương đương với 4 - 4,5kg thóc thương phẩm.
Với mức thu mua này, người nông dân có thu nhập khoảng trên 15 triệu đồng/ha (lúa lai 3 dòng) và trên 30 triệu đồng/ha (lúa lai 2 dòng), cao hơn từ 2,5 - 4 lần so với sản xuất lúa thương phẩm.
Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ trong sản xuất lúa tại ĐBSCL và Nam Trung Bộ góp phần giảm chi phí hạt giống gieo sạ, giảm phân bón, chi phí bảo vệ thực vật và công lao động.
Hay như dự án xây dựng mô hình phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp tại một số tỉnh Tây Nguyên đã giúp các hộ tham gia được tập huấn và thực hành trực tiếp biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý bệnh chết chậm trên vườn tiêu của mình.
Bước đầu đánh giá đa số các vườn tiêu của bà con đang dần phục hồi, đảm bảo tiến độ của dự án đề ra. Các mô hình này cũng đang có tính lan tỏa đối với những hộ ngoài mô hình khi bà con đã nhận thức được biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để ứng dụng trên vườn tiêu nhà mình.
Thông qua các buổi tập huấn, nông dân còn được tìm hiểu về quy trình sản xuất hồ tiêu theo hướng sản xuất bền vững, sử dụng phân hữu cơ sinh học, phân vô cơ cân đối... nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời biết cách hạch toán kinh tế, mạnh dạn tham gia vào tổ hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...
Nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm
Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, giai đoạn 2016-2020, để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm nông sản, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các đơn vị ngoài Bộ NNPTNT và các đơn vị thuộc Bộ đã chủ trì triển khai gần 200 dự án khuyến nông tại một số vùng miền trong cả nước.
Các dự án tập trung vào các nhóm cây như: Rau, hoa, cây màu, cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Trong đó, một số tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào triển khai dự án gồm: Giống cây trồng mới, quy trình kỹ thuật, thiết bị, thực hành nông nghiệp tốt, dinh dưỡng cho cây trồng...
Thông qua các hoạt động khuyến nông như xây dựng mô hình, đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền..., những mô hình tiêu biểu, có hiệu quả đã được lan tỏa, nhân rộng tại nhiều địa phương trên cả nước. Quy mô sản xuất trang trại, hộ gia đình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đang dần thay thế quy mô nhỏ lẻ. Trình độ kỹ thuật của người sản xuất đã được nâng lên rõ rệt.
Đáng chú ý, các dự án đã khai thác nhiều đối tượng cây trồng trên cơ sở phát huy tiềm năng, điều kiện từng vùng, miền để phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Từ đó góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát huy lợi thế vùng miền và xây dựng nông thôn mới.
Theo ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào lĩnh vực trồng trọt và các dự án đã góp phần thay đổi căn bản tập quán canh tác truyền thống của bà con nông dân nhiều địa phương, đồng thời đưa vào sử dụng các giống mới, sử dụng phân bón, nước tưới hợp lý.
Đặc biệt là các phương pháp canh tác mới, sản xuất theo tiêu chuẩn có chứng nhận như VietGAP, UTZ đã hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, qua đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu và tăng thu nhập cho nông dân.
Tại hội thảo, các cơ quan chuyên môn cũng tiếp tục giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong trồng trọt như kỹ thuật chọn, tạo giống cây cà phê; giải pháp tái canh cây cà phê với hệ thống tưới nhỏ giọt; những vấn đề cần quan tâm khi trồng cây mắc ca; ứng dụng nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực trồng trọt tại Lâm Đồng; trồng xen các loại cây kinh tế lâu năm trong vườn cà phê vối...
Lấy sự hài lòng, niềm tin của dân làm thước đo Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu gương trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, lấy sự hài lòng, niềm tin của dân làm thước đo. Chiều 2-10, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều lãnh đạo TP đã có buổi gặp gỡ với các cơ quan báo chí trước...