Hô hào tiết kiệm nhưng cứ giữ khư khư 7 thói quen này thì chị em dù làm gì cũng chẳng khá lên được
Chị em cứ mơ về tương lai sắm được xe, mua được nhà hay có khoản tiết kiệm “nho nhỏ” trong tài khoản nhưng cứ giữ khư khư những thói quen này thì làm gì cũng sẽ vô ích.
Đến ngưỡng tuổi 30, bạn sẽ không còn vô tư để nghĩ về những thứ “thanh xuân” sẽ cho bạn. Lúc đó, mọi thứ phải nhường chỗ cho những suy nghĩ chín chắn và khái niệm chi tiêu trưởng thành hơn.
Nói vậy không có nghĩa là tới tuổi 30 bạn sẽ phải đối mặt với áp lực về tài chính hay rủi ro tiền bạc. Có những người vào tuổi 30 đã vui vẻ vì sở hữu được nhà, mua được xe, công việc ổn định trong khi tháng nào cũng để dư ra được một khoản kha khá.
Lý do cho sự khác biệt đó từ đâu. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, thói quen chi tiêu sẽ quyết định sự khác biệt này. Trong đó, 7 sai lầm tài chính mà các chị em nên từ bỏ ngay để hướng tới tương lại không cần lo lắng.
1. Quẹt thẻ cho đỡ buồn
Rất nhiều chị em có thói quen này, thậm chí đã trở thành tư tưởng giải sầu của nhiều chị em. Thực tế chứng minh rằng việc mua sắm đúng là giúp chị em đỡ buồn, nhưng đó là xét theo khía cạnh cảm xúc. Còn đối với tài chính thì đây là một thói quen vô cùng độc hại với túi tiền.
Chị em mua sắm trong tâm trạng không vui rất dễ sà đà vào những thứ không cần thiết. Một khi rơi vào vòng xoáy mua sắm thì nó sẽ ngốn của bạn một đống tiền đáng kể.
Giải pháp: Hãy cân nhắc tới những niềm vui giải sầu chi phí thấp như cafe cùng bạn bè, nấu một bữa ăn ngon cho bản thân hoặc gia đình, chơi một môn thể thao giảm stress,…
2. Đừng viển vông “xách vali lên và đi”
Tuổi trẻ là tuổi của nhiều lúc bốc đồng. Tự dưng bạn hứng chí, thích đi đây đi đó giảm stress, thế là chẳng có kế hoạch, một vài bộ quần áo, ít đồ dùng cá nhân là xong câu chuyện. Và khỏi cần nói thì cũng biết những chuyến đi như vậy luôn tốn nhiều tiền hơn bình thường. Kể sơ sơ, tiền vé máy bay, tiền phòng khách sạn đều sẽ bị đội lên đáng kể khi đặt quá sát giờ.
Giải pháp: Tốt nhất hãy lên kế hoạch cụ thể trước chuyến đi. Cần phải cân nhắc giờ bay, thời điểm bay, sao cho có được mức giá phù hợp nhất với bản thân.
3. Thích tốn ít tiền nhưng lại ngại mặc cả
Bạn có biết, mặc cả là cách gọi khác của sự “đàm phán”. Đây thực sự là một kỹ năng hết sức quan trọng trong mua sắm. Tránh việc áp đặt mặc cả với vài mớ rau, cái áo ngoài chợ. Bạn có thể mặc cả khi mua nhà, nội thất, thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… (tất nhiên là đồ đã qua sử dụng). Ngay cả khi muốn đăng ký tập gym, bạn cũng có thể mặc cả để nhận ưu đãi.
Giải pháp: Hãy mặc cả với bất cứ thứ gì bạn cho là hợp lý.
4. Chúa tể của hội thích mua lẻ
Video đang HOT
Các nhãn hàng thường sử dụng nhiều chiêu trò khuyến mãi, đặc biệt thích gom bán nhiều sản phẩm vào một gói hàng để khiến người tiêu dùng mua nhiều lên. Mức giá cho từng món khi chia ra sẽ rẻ hơn nhiều.
Dĩ nhiên, bạn phải cân nhắc đến tính cần thiết trước khi lựa chọn các sản phẩm được gom lại như vậy. Tuy nhiên, với những mặt hàng tiêu dùng nhanh như giấy vệ sinh, xà phòng, kem đánh răng… thì việc mua trước một lố cũng chẳng hại gì.
Trước sau gì bạn cũng dùng, lại tiết kiệm được một khoản tiền. Đó không chỉ là chi phí trên từng món hàng, mà còn là công sức, xăng xe khi phải ra siêu thị nhặt chúng về nữa.
Giải pháp: Cân nhắc các món đồ mua được theo lố, xử nhanh để được giá rẻ.
5. Tốn tiền vào các loại đồ ăn nhanh
Chẳng cần giải thích nhiều bạn cũng sẽ hiểu, những đồ ăn nhanh ở lề đường hay cửa hàng đều không có lợi cho sức khỏe hoặc có lợi rất ít. Không những thế, túi tiền của bạn cũng sẽ thâm hụt khá nhiều.
Giải pháp: Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, nấu cơm và thưởng thức cùng gia đình.
6. Tiêu tiền trong thẻ tín dụng như “của nhà trồng được”
Tín dụng là nợ, không phải thu nhập cá nhân. Bạn tiêu thì bạn sẽ phải trả, khi không trả hết thì sẽ bị tính lãi. Và hãy nhớ, lãi tín dụng không rẻ đâu.
Thế nên, phải luôn tâm niệm rằng thẻ tín dụng không phải là tiền của bạn, và tập cách khống chế mức chi tiêu cho phù hợp với thu nhập. Đặc biệt, tránh tuyệt đối việc sử dụng hết hạn mức trong thẻ, nếu không muốn cả một thời gian dài sau đó phải ngập chìm trong nợ nần.
Giải pháp: Nếu có thể, ngừng sử dụng thẻ tín dụng.
7. Sắm quần áo chẳng liên quan
Thi thoảng khi đi mua sắm, bạn mua một chiếc túi xách, một đôi giày, hay một món phụ kiện bất kỳ, nhưng rồi nhận ra là chúng chẳng thể phối cùng phần lớn số quần áo bạn đang có trong tủ.
Nếu đơn giản chỉ là chấp nhận rằng mình đã bỏ phí một số tiền thì bạn may mắn đấy. Nhưng trên thực tế, có người tiếp tục mua sắm thêm đồ để kết hợp cùng món phụ kiến đó, và cuối cùng khoản tiền bỏ ra bỗng phình lên đáng kể.
Giải pháp: Hãy cân nhắc kỹ độ khả dụng của món đồ bạn chuẩn bị mua, đừng xuất tiền quá vội vàng.
7 thói quen chi tiêu khiến tiền đội nón ra đi, nghèo triền miên khó "đổi vận"
Lương hàng tháng thuộc hàng cao ngất ngưởng, thế nhưng tháng nào bạn cũng phải đối diện với tình trạng "cháy túi", không có "một xu tiết kiệm"? Nếu bạn tiêu tiền theo cách này, nghèo là đương nhiên.
Bạn có bao giờ tự hỏi tất cả tiền của bạn đã đi đâu trong khi bạn là một người có thu nhập không phải thấp? Bạn thường tự đặt ra câu hỏi vì sao bạn chẳng bao giờ có tiền thừa mỗi tháng hay có sổ tiết kiệm trong ngân hàng? Bạn lo nghĩ rất nhiều về tài chính và những khoản cần phòng thân nhưng lại không biết làm thế nào để khắc phục tình trạng này?...
Câu trả lời đến từ cách mà bạn khống chế chi tiêu, cân đối tài chính. Làm tốt việc này, bạn sẽ không phải lao đao vì kinh tế. Bằng không, dù cho bạn có lương cao đến mấy cũng vẫn rơi vào tình trạng "cháy túi" như thường.
Dưới đây là 7 thói quen hàng đầu khiến cho bạn dễ lạm phát trong chi tiêu, tài chính:
1. Không lập thống kê các khoản cần chi tiêu mỗi tháng
Để toàn bộ số tiền bạn có trong ví và rút ra bất cứ khi nào thấy cần hoặc thích thích một thứ gì đó sẽ là cách nhanh nhất để bạn "nhẵn túi" khi chưa tới kì lương tiếp theo. Với cách tiêu tiền thiếu kế hoạch này, dù cho bạn có thu nhập cao đến mấy bạn vẫn có thể là kẻ "trắng tay" vào cuối tháng.
Thiếu kiểm soát trong chi tiêu có thể khiến bạn "cháy túi" mỗi tháng (Ảnh minh họa)
Điều bạn nên làm là lập một danh sách các khoản cần chi tiêu, mua sắm, ngoại giao trong một tháng. Bạn cũng có thể phòng ra một quỹ nho nhỏ cho việc phát sinh. Số tiền còn lại, hãy cất đi tiết kiệm. Khi phân loại từng khoản tiền cho các mục cần tiêu, bạn sẽ không quá đà trong mua sắm, ăn hàng hay đi chơi. Hãy lập ngân sách và bám sát nó.
2. Chỉ tính hiện tại, không nghĩ tới tương lai
Có thể hiện tại, mức thu nhập của bạn thoải mái cho những việc chi tiêu, hoang phí, nhưng nếu bạn không nhìn xa, tính đến những giai đoạn tương lai, có thể bạn sẽ hối hận. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bình ổn, sẽ có những thời điểm bạn cần một khoản tiền để giải quyết những việc cấp bách. Bởi thế, trong chi tiêu bạn luôn phải có phương án phòng ngừa cho tương lai.
3. Nghĩ rằng mình còn trẻ, còn quá sớm để nghĩ về việc tiết kiệm
Khi bạn còn trẻ, thật dễ dàng để bị cuốn theo những thú vui khác nhau mà tiền có thể mua được. Mọi người thường nghĩ rằng ngay bây giờ còn quá sớm để bắt đầu tiết kiệm hoặc đầu tư, giờ là thời điểm của hưởng thụ. Đây là một sai lầm! Bạn vẫn có thể hưởng thụ trong chừng mực và tính toán cho tương lai. Đó chính là cách để kéo dài cuộc sống của bạn trong sự chủ động, tốt đẹp được lâu hơn. Không bao giờ là quá sớm để tiết kiệm một phần thu nhập của bạn, bất kể dù lương thấp hay cao.
Không bao giờ là quá sớm để tiết kiệm một phần thu nhập của bạn, bất kể dù lương thấp hay cao.
4. Chỉ bận tâm tới các khoản tiền lớn, bỏ qua những khoản nhỏ
Đây thực sự là một sai lầm. Tất cả chúng ta đều có thói quen kiểm tra lại các khoản tiền có trong tài khoản của mình. Tuy nhiên, nhiều người lại chỉ bận tâm tới những khoản tiêu chính, những thứ lặt vặt họ không mấy tính toán, thậm chí cho rằng nó chẳng đáng gì. Đó là lí do mỗi tháng họ đều bị phát sinh chi phí mà không biết vì sao. Khi mua những món đồ nhỏ, bạn tặc lưỡi cho rằng nó chẳng tốn bao nhiêu, vì thế bạn mua mà không quan tâm tới sự cần thiết.
Để hạn chế tình trạng này, bạn phải phân loại các khoản cần chi trong 1 tháng, để chừa ra một quỹ nho nhỏ cho những việc phát sinh. Phải xác định, chính những thứ nhỏ có thể sẽ tiên tốn của bạn cả đống tiền mỗi tháng. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế và kiểm soát được chi tiêu cho mình.
5. Không xác định rõ mục tiêu, nhu cầu sống của mình
Nếu bạn muốn tiết kiệm để mua nhà, mua xe, theo học cao lên, tích cóp giàu có... khi đó, bạn chắc chắn sẽ phải ưu tiên mục tiêu tài chính, tính toán kĩ. Khi đó, tiết kiệm tiền là ưu tiên hàng đầu, vì thế bạn phải hy sinh hoặc hạn chế một số thu vui, nhu cầu khác của bản thân như ăn diện, mua sắm, đi nhà hàng, du lịch...
Sẽ không thể nào có việc bạn vừa thoải mái với mọi thú vui mà vừa có nhiều tiền để cất đi. Hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng cho mình và giữ tiền lại nhiều hơn.
Đôi khi để thực hiện được những dự định lớn trong cuộc đời, bạn buộc phải hi sinh những thú vui khác để tiết kiệm tiền bạc
6. Chỉ nghĩ tới khoản lãi bạn phải trả mà quên mất việc giảm số nợ gốc
Khi bạn phải vay mượn một khoản tiền nào đó, mỗi tháng bạn phải trả vào đó khoản lãi nhất định. Với thu nhập hiện tại, bạn cho rằng mình xông xênh, có tiền khi chỉ phải trích ra một số tiền nho nhỏ đó. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn không thể có tiền tích cóp bởi mỗi tháng bạn đều phải cõng một khoản tiền và điều này kéo dài trong nhiều năm tháng.
Trước hết, hãy tính tới khoản nợ gốc của bạn. Mỗi tháng hãy dành ra một khoản để trả vào phần gốc. Càng nhanh chóng chấm dứt các khoản nợ nghĩa là hàng tháng bạn có quyền để ra một khoản tiết kiệm thay vì chạy theo trả nợ dài ngày.
7. "Cuồng công nghệ", liên tục thay đồ điện tử
Phải thừa nhận đây là một thú vui, nó khiến bạn cảm thấy mình giàu có, sang chảnh hơn. Những chiếc điện thoại đời mới nhất, những máy vi tính xịn, tai nghe công nghệ cao... sẽ khiến bạn trở nên thật sành điệu. Nhưng những món đồ này dĩ nhiên không hề rẻ. Bạn thậm chí có thể phải tiêu tốn cả tháng lương để sở hữu nó.
Quá nghiện nâng đời thiết bị công nghệ khiến bạn khó có thể giàu được (Ảnh minh họa)
Nếu bạn nghiện đồ công nghệ và thay nó liên tục, bạn dĩ nhiên sẽ không thể nào giàu có được. Hãy nhớ, chúng chỉ là vật dụng phục vụ cuộc sống của chúng ta. Và chỉ cần chúng có đầy đủ chức năng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn, không nhất thiết phải thay đổi liên tục cho hợp mốt. Số tiền tiết kiệm được từ những vụ "lên đời" thiết bị điện tử có thể khiến bạn trở thành người giàu có.
Theo khám phá
3 lý do nên trang bị máy in không dây cho doanh nghiệp Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các loại thiết bị hỗ trợ in ấn không dây vì những lợi ích dài hạn mà nó mang lại. Giải pháp in ấn không dây giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành đơn giản, nhanh chóng, tăng năng suất và tối đa hóa lợi nhuận. Đây là 3 lý do...