Ho dai dẳng có thể là bệnh nguy hiểm này!
Trên thế giới, cứ 4 người thì có 1 người bị cao huyết áp. Cao huyết áp, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng, như đột quỵ, bệnh tim, suy thận và các vấn đề về mắt.
Người bị ho mạn tính có nhiều khả năng là bị cao huyết áp – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ hại chết người thầm lặng”, vì nhiều người không biết mình mắc bệnh này.
Thực tế, gần 1/3 số người bị huyết áp cao không biết mình mắc căn bệnh nguy hiểm này. Bởi vì huyết áp cao không có bất kỳ triệu chứng nào, trừ phi nó rất nghiêm trọng.
Ho mạn tính có thể báo hiệu cao huyết áp
Đã có bằng chứng cho thấy, ho mạn tính có thể báo hiệu huyết áp cao. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hô hấp châu Âu, nhằm xác định mức độ phổ biến của triệu chứng này ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Trong nghiên cứu, 68 bệnh nhân được tuyển chọn từ phòng khám ho mạn tính tại Bệnh viện MFT Wythenshawe ở Manchester (Anh).
Nghiên cứu đã loại trừ những người hút thuốc, những người mắc bệnh tim mạch nhưng không tăng huyết áp, và những người bị bệnh hô hấp.
Kết quả cho thấy, 25% số người ho mạn tính bị tăng huyết áp, theo Express .
Trong phần kết luận của mình, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng “người bị ho mạn tính có nhiều khả năng là bị cao huyết áp”.
Họ cho biết: “Đây có thể là hậu quả tim mạch của những cơn ho lặp đi lặp lại, hoặc có thể là rối loạn chức năng tự chủ”.
Rối loạn chức năng tự chủ, xảy ra khi các dây thần kinh điều khiển các chức năng không tự chủ của cơ thể, bị tổn thương.
Cắt giảm lượng muối đặc biệt quan trọng vì muối làm tăng huyết áp – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng của huyết áp cao nghiêm trọng
Theo trang WebMD , nếu huyết áp quá cao, có thể có một số triệu chứng cần chú ý, bao gồm:
Đau đầu dữ dội
Ra máu cam
Video đang HOT
Mệt mỏi hoặc nhầm lẫn
Vấn đề về thị lực
Đau ngực
Khó thở
Nhịp tim không đều
Có máu trong nước tiểu
Cảm thấy mạch đập mạnh ở ngực, cổ hoặc tai
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng có thể liên quan đến huyết áp cao, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác, bao gồm:
Chóng mặt
Lo lắng
Đổ mồ hôi
Khó ngủ
Đỏ bừng mặt
Đốm máu trong mắt
Khi nào nên đi khám?
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám ngay lập tức. Bạn có thể bị tăng huyết áp dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Bạn cũng có thể mắc một bệnh nghiêm trọng khác.
Thông thường, huyết áp cao không gây nhức đầu hoặc ra máu cam, chỉ khi huyết áp trên 180/120 mgHg mới xảy ra hiện tượng này, theo WebMD.
Nếu huyết áp quá cao và gặp các triệu chứng này, hãy nghỉ ngơi trong 5 phút và kiểm tra lại. Nếu huyết áp vẫn cao bất thường, cần phải đi cấp cứu ngay.
Điều quan trọng cần nhớ là huyết áp cao thường không có các triệu chứng. Vì vậy, nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người khỏe mạnh cũng nên kiểm tra huyết áp mỗi năm trong khi khám sức khỏe định kỳ.
Cũng có thể theo dõi huyết áp tại nhà. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị huyết áp cao.
Người bị huyết áp cao nên làm gì?
Nếu mắc bệnh cao huyết áp, nên thay đổi lối sống để hạ thấp mức huyết áp cao.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, cắt giảm lượng muối đặc biệt quan trọng vì muối làm tăng huyết áp, theo Express .
Ăn một chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, như gạo nguyên hạt, bánh mì đen và nhiều trái cây và rau quả cũng giúp giảm huyết áp.
Tập thể dục thường xuyên cũng có thể có tác động tích cực đến bệnh cao huyết áp, ít nhất 150 phút đạp xe hoặc đi bộ nhanh, mỗi tuần, theo Express .
Những cách giúp giảm nguy cơ huyết áp cao chết người
Huyết áp cao nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các bệnh về tim và lưu thông máu như đau tim hoặc đột quỵ.
Nên ngủ từ 7- 8 giờ mỗi đêm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
May là huyết áp cao có thể điều trị được. Chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn có thể cải thiện tình trạng tăng huyết áp.
Kiểm tra huyết áp thường xuyên cũng có thể giúp phát hiện sớm hơn các triệu chứng của các vấn đề khác nặng hơn.
Và giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, một biện pháp ít được biết đến nhưng không kém phần quan trọng là ngủ đủ giấc mỗi đêm, theo Express .
Nhưng cần ngủ bao nhiêu giờ một đêm để đạt được lợi ích này?
Giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến huyết áp?
Có mối liên hệ rõ ràng giữa số giờ ngủ và nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Tiến sĩ Michael Grandner, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Giấc ngủ và Sức khỏe, Đại học Pennsylvania (Mỹ), cho biết: "Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch chính. Hiện nay có nhiều nghiên cứu đã có thể chỉ ra rằng ngủ không đủ giấc và chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim".
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ngủ ít hơn 4 giờ mỗi đêm có nguy cơ bi tăng huyết áp, cao hơn nhiều so với những người ngủ 7 giờ mỗi đêm, theo Amerisleep .
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người chỉ ngủ 6 giờ vào đêm hôm trước, có huyết áp cao hơn vào ngày hôm sau so với những người có một đêm ngủ ngon.
Và thường xuyên ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm làm tăng nguy cơ cao huyết áp mạn tính.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng ngủ quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Nghiên cứu quốc gia của Mỹ về ảnh hưởng của giấc ngủ đối với tim mạch Sleep Heart Health Study , cho thấy thường xuyên ngủ ít hơn 7 giờ một đêm hoặc nhiều hơn 9 giờ một đêm làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, theo Express .
Mẹo đơn giản để ngủ đủ giấc là duy trì giờ ngủ đều đặn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vì vậy, để kiểm soát tốt mức huyết áp cao, nên nên ngủ từ 7- 8 giờ mỗi đêm, theo Express .
Thiếu ngủ liên tục còn có thể gây ra hậu quả kép. Nếu không có giấc ngủ thích hợp để phục hồi cơ thể, bạn có thể sẽ khiến bản thân căng thẳng mà không hề nhận ra cho đến khi quá muộn.
Theo Mayo Clinic , giấc ngủ giúp máu điều chỉnh các hoóc môn gây căng thẳng và giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.
Mayo Clinic giải thích: "Theo thời gian, thiếu ngủ có thể làm tổn thương khả năng điều chỉnh hoóc môn căng thẳng của cơ thể, dẫn đến huyết áp cao".
Mẹo để ngủ đủ giấc
Nếu bạn không ngủ đủ thời gian cần thiết, có một mẹo đơn giản là duy trì giờ ngủ đều đặn, điều này sẽ giúp cơ thể giảm tốc và sẵn sàng cho giấc ngủ.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, điều này lập trình cho não và đồng hồ sinh học bên trong cơ thể quen với một lịch trình đã định, theo Express .
Ngoài việc đặt lịch đi ngủ đều đặn, cố gắng thức dậy đúng giờ mỗi ngày cũng rất quan trọng, Mayo Clinic lưu ý.
Mẹo khác để giảm huyết áp cao
Tập thể dục thường xuyên là một phần không thể thiếu để đẩy lùi bệnh cao huyết áp.
Tổ chức nghiên cứu về bệnh huyết áp cao của Anh Blood Pressure UK giải thích: "Hoạt động tích cực làm giảm huyết áp bằng cách giữ cho tim và mạch máu hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ".
Theo cơ quan này, nên tập trung vào các hoạt động thể dục nhịp điệu như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ và làm vườn, vì những hoạt động này sẽ giúp ích nhiều nhất cho tim và mạch máu, nhưng tránh các hoạt động gây căng thẳng cho tim.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyên: "Nên tập ít nhất 150 phút các hoạt động tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim ở mức độ trung bình, như đạp xe hoặc đi bộ nhanh mỗi tuần", theo Express .
Làm gì để giảm biến chứng do đái tháo đường? Các biến chứng do đái tháo đường (ĐTĐ) thường rất nguy hiểm, gây tàn phế, thậm chí có thể khiến bệnh nhân tử vong. Dưới đây là những cách giúp hạn chế những biến chứng đó. ĐTĐ có thể gây ra các biến chứng gì? Mắt: Bệnh ĐTĐ có thể làm tăng tỷ lệ các vấn đề liên quan đến thị lực đối...