Hình ảnh xúc động về tấm lòng người thầy ở Thu Lũm
Các thầy cô Trường THCS Thu Lũm (huyện Mường Tè, Lai Châu) không để học trò vì đường xa, khó khăn mà phải bỏ học.
Một góc Thu Lũm. Ảnh: Duy Nguyễn.
Trường THCS Thu Lũm nằm ở trung tâm xã Thu Lũm thuộc huyện Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Xã này không chỉ nằm trong danh sách những xã khó khăn nhất mà còn là xã xa trung tâm huyện nhất.
Từ trung tâm thị trấn huyện Mường Tè lên đến trung tâm xã Thu Lũm phải đi mất nửa ngày đường với gần 100km.
Các thầy giáo khiêng xe qua suối. Ảnh: Duy Nguyễn.
Khó khăn là vậy nhưng thầy cô giáo Trường THCS Thu Lũm (hầu hết từ dưới xuôi lên) vẫn kiên trì bám trường, bám bản dậy chữ cho các em. Trường THCS Thu Lũm có 227 học sinh, trong đó hầu hết là con em của đồng bào thiểu số.
Các thầy giáo sửa xe sau khi qua suối để tiếp tục hành trình đón học sinh. Ảnh: Duy Nguyễn.
Video đang HOT
Việc tới trường của các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là học sinh ở bản Là Si và Á Chè. Từ trường đến những thôn bản này khoảng 17-18km. Cả hai bản đã có đường vào nhưng khi mưa xuống đất cầy lên, lầy lội.
Thời điểm nước to, các thầy giáo dùng gậy tre qua suối, tránh bị nước cuốn trôi. Ảnh: Duy Nguyễn.
Cuối tuần, các em học sinh được nghỉ để về nhà, tới đầu tuần thì lại tới lớp. Tuy nhiên, có những đợt mưa lũ, các em tới trường phải lội qua suối rất nguy hiểm nên thầy cô Trường THCS Thu Lũm phải tới từng nhà đón học sinh cho an toàn.
Nếu không làm vậy, nguy cơ các em bỏ học là rất cao bởi, đây hầu hết là con em của bà con người dân tộc La Hủ nên nhận thức còn hạn chế. Ở trường các em không chỉ được học mà còn được chăm sóc với điều kiện tốt khi ở bán trú.
Cầu treo vào bản Là Si bị hỏng từ năm 2018 nên con đường duy nhất là lội qua suối. Ảnh: Duy Nguyễn.
Đưa được các em đến trường là niềm vui của các thầy cô trường THCS Thu Lũm. Ảnh: Duy Nguyễn.
Mùa mưa ở Thu Lũm đi lại rất khó khăn. Ảnh: Duy Nguyễn.
Lo "con chữ" nơi Đất Mũi - Cà Mau sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 làm cho cuộc sống người dân ở những nơi vùng sâu vùng xa của tỉnh Cà Mau gặp nhiều khó khăn, thậm chí đã phải cho con em mình nghỉ học.
Gia đình ông Lê Văn Lâm vào sống tại Khu tái định cư Trùm Thuật (xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) đã nhiều năm nay. Do nghề biển thất bát, tại địa phương không có việc làm thêm nên hai người con trai ông đưa vợ đi làm hồ trên TP Hồ Chí Minh.
Ông Lâm có 4 người cháu nội. Hai cháu lớn năm nay 11 tuổi nhưng chỉ học lớp 2; Còn hai cháu nhỏ cũng đã 7 và 8 tuổi mới học lớp 1. Nguyên nhân các cháu ông học trễ tuổi là do theo cha mẹ đi làm, không được đi học. Ông Lâm lo cho các cháu nên đưa chúng về quê học.
Ông Lê Văn Lâm không chắc lo được cho các cháu học hành được như chúng muốn.
Em Lê Quốc An là đứa "sáng chữ" nhất trong 4 người cháu của ông. An có ước mơ học đại học Công nghệ thông tin để kiếm nhiều tiền, nuôi gia đình.
Vợ chồng ông Lâm hiểu được tầm quan trọng của việc "lo chữ cho thế hệ sau" nên luôn bắt các cháu chăm lo học hành. Tuy nhiên, mấy tháng qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vợ chồng hai người con thất nghiệp. Bản thân ông đã ngoài 60 nhưng vẫn phải đi làm mướn, kiếm tiền mua gạo. Cũng vì cuộc sống khó khăn mà ông Lê Văn Lâm không chắc sẽ lo cho các cháu học được như mong muốn.
"Mỗi tháng nhà tôi ăn 4 bao gạo, mỗi bao 25 kg. Con có gửi về được thì đỡ, khi nó không gửi về thì phải bơi gào, đi làm này làm kia mới có thức ăn cho mấy đứa nhỏ sống. Tôi cũng phải cố gắng lo cho mấy đứa nhỏ đi học để có một mớ chữ, tương lai sau này thì các cháu phải tự lo", ông Lâm chia sẻ.
Nghề biển khó khăn, người dân ven các cửa biển thiếu sinh kế để vươn lên.
Toàn tỉnh Cà Mau có hơn 80 cửa biển lớn, nhỏ. Ven các cửa biển này có nhiều hộ dân không đất sản xuất sinh sống, bám biển làm ăn. Cơ quan chức năng địa phương xây các khu tái định cư để đưa bà con vào ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, trong Khu tái định cư Trùm Thuật cũng như nhiều khu tái định cư khác, người dân đều thiếu sinh kế để vươn lên. Nghề biển ngày càng thất bát nên có những người đi "tha phương cầu thực" như con cái ông Lâm. Còn không thì họ làm thuê, làm mướn sống qua ngày. Cuộc sống vốn đã khó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 càng khó hơn. Từ đó, "con chữ" có nguy cơ "rơi rớt" theo.
Vợ chồng anh Võ Văn Luyến ở Khu tái định cư Lung Ranh (xã Khánh Hội, huyện U Minh) vừa cho con gái út - Võ Kiều Diễm nghỉ học. Kiều Diễm đang học lớp 4. Sau đợt tạm nghỉ do dịch Covid-19, cô bé 3 năm liền là học sinh giỏi đã phải nghỉ học.
Nói về nguyên nhân nghỉ học, em Võ Kiều Diễm chia sẻ: "Con trông nhà cho cha với mẹ đi làm. Cả cha và mẹ con đều làm hồ".
Căn nhà Kiều Diễm "ở nhà giữ" rộng chừng hơn 40 m2. Từ trên xuống dưới đều lợp, ghép bằng tôn thiếc. Còn từ trước ra sau không thấy có vật gì giá trị. Trước đây, em và gia đình ở trong ngôi nhà lá cũ kỹ. Vừa qua, có người thân ghé thăm, thấy sắp đến mùa mưa mà căn nhà thủng trước thủng sau đã cho mượn 20 triệu đồng dựng lại mới đỡ hơn trước.
Vợ chồng anh Võ Văn Luyến làm hồ kiếm sống. Thời gian qua, dịch Covid-19 đã khiến công việc của hai người bị gián đoạn, cuộc sống khó khăn hơn. Vì vậy mà hai vợ chồng quyết định cho đứa con duy nhất đang đi học phải nghỉ. Còn lý do trực tiếp Kiều Diễm phải nghỉ học đó là: "Trường ở cách nhà khoảng 8 km. Mỗi tháng đi học hết khoảng 1 triệu đồng tiền xe ôm mà không có tiền".
Số liệu thống kê từ Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện U Minh cho thấy, sau dịch Covid-19, học sinh bậc Tiểu học trong huyện nghỉ học 104 em; bậc Trung học cơ sở nghỉ 157 em.
Sau dịch Covid-19, nhiều hộ dân trong các khu dân cư ven biển thêm phần khó khăn về kinh tế nên "con chữ nguy cơ rơi rớt theo".
Ông Trần Hoàng Lạc, Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện cho biết, do tập quán canh tác tại địa phương, sau Tết một phần lao động nhàn rỗi không có việc làm nên xảy ra tình trạng "dịch chuyển lao động". Bên cạnh đó, sau khi về ăn Tết, những phụ huynh đã đi làm xa cũng có thể mang con cái theo. Chính vì vậy, tình hình học sinh nghỉ học năm nào cũng diễn ra. Năm nay do ảnh hưởng bởi dịch nên có phần nhiều hơn năm trước.
"Đối với vùng sâu của huyện U Minh năm nào cũng vậy, tới mùa hạn thì học sinh khối cơ sở giảm. Nguyên nhân là do dịch chuyển lao động. Công ăn việc làm bị thiếu, trong khi, một số khu công nghiệp vùng trên phát triển tạo công ăn việc làm nhiều. Như tỉnh Bình Dương cũng thu hút lao động ở đây. Số học sinh nghỉ học tại địa phương nằm trong số theo phụ huynh đi làm rất lớn. Đặc biệt, gần đây huyện đảo Phú Quốc phát triển cũng đã thu hút rất nhiều, một số em gia đình tại địa phương cũng chuyển ra Phú Quốc", ông Lạc cho hay.
Trong hội nghị kiểm điểm chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội tháng 4 của tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo đã bày tỏ băn khoăn về vấn đề học sinh nghỉ học sau dịch Covid-19. Thực tế, đã có nhiều gia đình vì hoàn cảnh khó khăn, đang có ý định cho con cái nghỉ học. Vấn đề này thật sự rất đáng lưu tâm vì việc học hành còn ảnh hưởng đến tương lai những đứa trẻ về sau./.
Phú Yên: Ngăn chặn hơn 1.700 học sinh không bỏ học Trong 2 năm qua, Hội Khuyến học tỉnh Phú Yên đã ngăn chặn, vận động hơn 1.700 học sinh không bỏ học. Ngoài ra, Hội đã vận động được hơn 21 tỷ đồng để tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi. Ông Lê Văn Hữu, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phú Yên cho biết, qua 2 năm đẩy mạnh hoạt...