Hình ảnh chụp từ vệ tinh về Trung Quốc khiến thế giới giật mình kinh sợ
Những hình ảnh vệ tinh chụp lãnh thổ Trung Quốc từ google earth cho thấy đây là một miền đất “trơ trụi” theo đúng nghĩa đen, khiến mọi người giật mình kinh sợ vì mức độ ô nhiễm của quốc gia lâu đời nhất thế giới này.
Trong tấm ảnh có thể thấy ở phía phía Bắc của bản đồ Trung Quốc, phần lãnh thổ nước Nga vẫn là một mảng xanh mơn mởn, nhưng trong phạm vi bản đồ Trung Quốc thì toàn là màu vàng (màu của sa mạc).
Hình ảnh chụp từ vệ tinh của NASA cho thấy mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng của Trung Quốc. Sương mù dày đặc che phủ toàn bộ đất nước rộng lớn này.
Bản đồ ô nhiễm không khí nghiêm trọng của của Trung Quốc với mức độ ô nhiễm lên tới PM2.5 (ngày 13/12/2015).
Mức độ ô nhiễm không khí nặng nề tới mức, ban ngày ở Bắc Kinh không thấy được ánh mặt trời. Chính quyền nơi đây phải làm một mặt trời giả bằng đèn để người dân thành phố bớt bức xúc.
Video đang HOT
Khẩu trang là dụng cụ không thể thiếu của người dân nơi đây bất cứ khi ở trong nhà hay ra ngoài đường.
Không chỉ đất đai khô cằn, ô nhiễm không khí, mà nguồn nước cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Ngay cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang cũng đỏ hồng như máu!
Hình ảnh dòng sông bị ô nhiễm như ngày tận thế
Cá chết trắng sông là cảnh bắt gặp thường ngày ở rất nhiều thành phố.
Đâu là nguyên do khiến Trung Quốc trở lên như vậy?
Theo điều tra, diện tích sa mạc hóa của Trung Quốc hiện nay đã lên đến 1,74 triệu km ( gấp 5 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam), chiếm 18,2 % diện tích quốc gia, mà mỗi năm diện tích đất bị sa mạc hóa đều tăng thêm 3.436 km (diện tích này tương đương với Thủ đô Hà Nội).
Trong 60 năm gần đây, môi trường ở Trung Quốc đã trải qua 3 lần bị phá hoại:
Lần thứ nhất là trong thời kỳ “Đại nhảy vọt”, lần thứ 2 là trong thời kỳ “Hợp tác xã Nông nghiệp”, lần thứ 3 là sau khi “Cải cách mở cửa”.
Bão cát kinh hoàng xảy ra hằng năm ở thủ đô Bắc Kinh, nguyên nhân do quá trình sa mạc hóa tăng nhanh
Chính sách phá rừng bán gỗ mà hiện nay Trung Quốc đang thực hiện cùng với vận động “đô thị hóa”, có thể nói là lần phá hoại môi trường thứ 4.
Chính là vì môi trường ở Trung Quốc phải chịu 3 lần phá hoại trong 60 năm trở lại đây, nên đất thổ nhưỡng nước này chịu ảnh hưởng nặng nề.
(Theo Kenh14 News)
Giải mã "sương mù sát thủ" giết chết 12.000 người ở Anh
"Đám mây sát thủ" bí ẩn tràn qua London, giết hại ít nhất 12.000 người và nhiều loài động vật khác nhau, từng là bí ẩn lớn đối với nhân loại.
Sương mù ở Anh.
Theo Daily Mail, các nạn nhân khi đó đều gặp phải triệu chứng khó thở, nhiều người tử vong chỉ trong chốc lát.
Nguyên nhân nào gây ra thảm họa như vậy vẫn là bí ẩn suốt hàng chục năm. Gần đây, nhóm các nhà nghiên cứu tuyên bố đã giải mã được "sương mù sát thủ" dựa trên phản ứng hóa học.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu nói quá trình hóa học giữa sương mù tự nhiên và việc đốt than đã tạo thành đám mây axit chết người, bao phủ bầu trời bởi 1 màu tối đen. Chính các hạt axit sulfuric trộn lẫn với sương mù tự nhiên trở thành tác nhân gây chết người một cách thầm lặng ở London.
Sương mù dày đặc bao trùm London ngày 6.12.1952.
Khi lớp "sương mù sát thủ" xuất hiện ở London tháng 12.1952, người dân không mấy quan tâm vì sương mù vốn thường bao phủ nước Anh. Nhưng nhiều ngày sau đó, tầm nhìn giảm xuống dưới 1 mét ở một số khu vực.
Giao thông đình trệ còn hàng chục ngàn người gặp phải tình trạng khó thở. Lớp sương mù tràn qua khiến 12.000 người thiệt mạng và hơn 150.000 người khác phải nhập viện.
"Mọi người biết rằng sulfate (SO4) đóng vai trò lớn trong lớp sương mù. Acid sulfuric (H2SO4) hình thành từ sulfur dioxide (SO2), vốn tỏa ra khi đốt than trong các nhu cầu hàng ngày của người dân", Giáo sư Renyi Zhang và Harold J thuộc Đại học Texas nói.
Charlie Chaplin (Vua hề Sác-lô) đứng bên cạnh vợ trên nóc khách sạn năm 1952. Xa xa là lớp sương mù bao phủ London.
"Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình này được xúc tác bởi nitrogen dioxide (NO2). Yếu tố quan trọng khác là việc chuyển đổi từ sulfur dioxide (SO2) sang Sulfate (SO4) tạo thành các hạt có tính axit", nhà nghiên cứu nói thêm. "Hạt axit dễ dàng hòa trộn với sương mù tự nhiên và dần dần lan ra khắp thành phố".
Lượng lớn khí độc và bụi axit một khi bám vào phổi qua đường hô hấp, sẽ truyền vào máu và lan tỏa khắp cơ thể người, dẫn đến cái chết đau đớn.
Theo các chuyên gia, những lớp sương mù chết người này có xu hướng xuất hiện nhiều hơn tại các nước vốn chịu ảnh hưởng lớn của ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, sương mù ở Trung Quốc dù mang tính trung lập hơn, nhưng cũng gây hại lớn đối với sức khỏe.
"Hiểu rõ cấu tạo hóa học của sương mù là yếu tố quan trọng để tìm ra giải pháp xử lý ô nhiễm hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng không khí", ông Zhang nói.
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)
Bệnh dị thường xuất hiện nơi Triều Tiên thử hạt nhân Những nạn nhân đầu tiên ở Triều Tiên đã bị nhiễm phóng xạ, dẫn đến đột biến trong các căn bệnh nan y, dị tật thai nhi và tử vong, một thập kỷ sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần đầu tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên kim Jong-un. Theo Daily Star, các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án Triều...