Hình ảnh 3D hoàn chỉnh đầu tiên về xác tàu Titanic dưới đáy biển
Một công ty hoạt động trong lĩnh vực lập bản đồ đáy biển sâu đã tạo ra một bản quét kỹ thuật số kích thước đầy đủ đầu tiên của xác tàu Titanic, tiết lộ một cái nhìn hoàn toàn mới về vụ đắm tàu nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành hàng hải.
Vụ chìm tàu Titanic năm 1912 đã thu hút sự quan tâm của công chúng trong hơn một thế kỷ. Mặc dù đã có rất nhiều cuộc thám hiểm xác tàu kể từ khi nó được phát hiện vào năm 1985, nhưng kích thước khổng lồ và vị trí xa xôi của nó – khoảng 3,81 km dưới nước và 400 hải lý ngoài khơi bờ biển Newfoundland, Canada – khiến cho bất kỳ ai cũng gần như không thể nhìn thấy toàn cảnh về xác con tàu nổi tiếng này.
Trong suốt một thời gian dài, các nhà thám hiểm và nghệ sĩ đã dành nhiều thập kỷ để cố gắng khắc họa xác tàu Titanic, mặc dù theo những cách công nghệ thấp hơn. Sau khi Robert Ballard – cùng với Jean-Louis Michel của Pháp – phát hiện ra địa điểm tàu Titanic nằm lại vào năm 1985, ông đã kết hợp tất cả các bức ảnh của mình để tạo thành bức ảnh ghép ảnh đầu tiên về xác tàu, cho thấy phần mũi của Titanic. Tuy nhiên, các hình ảnh xác tàu Titanic được chụp lại bởi nhiều đoàn khảo sát những năm sau đó vẫn có chất lượng thấp, và chỉ chụp được một phần nhất định của xác tàu, do Titanic nằm ở địa hình rất sâu, thiếu ánh sáng.
Mãi tới thời điểm gần đây, bằng cách sử dụng công nghệ do Magellan Ltd – công ty hoạt động trong lĩnh vực lập bản đồ đáy biển sâu phát triển, các nhà khoa học cuối cùng đã thành công trong việc lập bản đồ toàn bộ con tàu Titanic, từ phần mũi và đuôi tàu (vỡ ra sau khi chìm), với các mảnh vỡ trải dài trong khu vực rộng 3 x 5 dặm.
Tàu Titanic rời bến cảng Southampton (Ảnh) để thực hiện hành trình vượt Đại Tây Dương đến New York, Mỹ, trước khi va chạm với một tảng băng trôi khổng lồ vào ngày 14/4/1912 khiến tàu bị chìm cùng với 1500 hành khách trên tàu. Khi chìm, con tàu đã bị tách làm đôi, theo như dữ liệu 3D thu được. Ảnh: Magella/Atlantic Productions
Được biết, dự án khảo sát xác tàu Titanic đã bắt đầu vào hè năm 2022, với rất nhiều thách thức do thời tiết xấu và những vấn đề kỹ thuật ở giữa Đại Tây Dương. Các nhà khoa học đã dành sáu tuần để khảo sát địa điểm tàu Titanic chìm, sử dụng công nghệ mà Magellan đã phát triển trong suốt 5 năm. Đoàn thám hiểm đã triển khai hai tàu lặn, có tên là Romeo và Juliet, ở độ sâu khoảng 3,7km dưới bề mặt để lập bản đồ từng milimet của vị trí xác tàu. Tuy nhiên, các thiết bị khảo sát của đoàn nghiên cứu đã không vào bên trong con tàu, theo các quy định hiện có.
Video đang HOT
Cuối cùng, một mô hình phiên bản kĩ thuật số với đồ họa 3D, vốn có thể coi là ’sinh đôi’, của xác tàu Titanic đã được tạo ra một cách chính xác và chân thực nhất so với nguyên mẫu ngoài đời. Theo công ty Magellan, đây là dự án khảo sát dưới nước lớn nhất trong lịch sử: Nó tạo ra 16 terabyte dữ liệu chưa từng có và hơn 715.000 hình ảnh tĩnh và cảnh quay video 4k.
” Chúng tôi tin rằng dữ liệu này lớn hơn khoảng 10 lần so với bất kỳ mô hình 3D của các vật thể dưới đáy biển nào từng được khảo sát trước đây”, Richard Parkinson, người sáng lập và CEO của Magellan cho biết.
” Những gì chúng tôi đã tạo ra là một mô hình 3D chân thực có độ chính xác cao của xác tàu. Các cảnh quay trước đây chỉ cho phép bạn nhìn thấy một khu vực nhỏ của xác tàu tại một thời điểm. Mô hình này sẽ cho phép mọi người thu nhỏ và nhìn thấy toàn bộ con tàu lần đầu tiên… Đây là con tàu Titanic mà chưa ai từng thấy đã thấy nó trước đây“, chuyên gia chụp ảnh 3D Gerhard Seiffert cho biết.
Mô hình 3D được tạo ra từ dữ liệu khảo sát biển sâu cho thấy cái nhìn rõ nét nhất, chân thực nhất về xác tàu Titanic dưới đáy đại dương, ở độ sâu 3,8km. Trong ảnh là phần mũi của tàu Titanic. Ảnh: Magella/Atlantic Productions
Phần mũi tàu khi nhìn từ trên cao. Trước đây, việc khảo sát và chụp ảnh xác tàu Titanic gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ cũng như rào cản về địa hình, khi tàu nằm ở địa hình rất sâu, thiếu ánh sáng. Ảnh: Magella/Atlantic Productions)
Các chuyên gia về lịch sử tàu Titanic và thám hiểm biển sâu ca ngợi mô hình này như một công cụ nghiên cứu vô giá. Họ tin rằng nó có thể giúp các nhà khoa học và nhà sử học giải quyết một số bí ẩn còn sót lại của con tàu — đồng thời tìm hiểu thêm về các địa điểm dưới nước khác.
Ví dụ, dữ liệu và mô hình 3D cho thấy một trong những chiếc thuyền cứu sinh của tàu Titanic đã bị chặn bởi một mảnh kim loại bị kẹt và không thể triển khai được. Các tàu lặn đã chụp được hình ảnh của các đồ tạo tác cá nhân, chẳng hạn như đồng hồ, mũ đội đầu và chai sâm panh chưa mở, nằm rải rác trên đáy biển.
Những dữ liệu được tìm thấy cũng đặt ra nhiều câu hỏi về vụ chìm tàu Titanic. Theo nhà thám hiểm và nhà phân tích vụ chìm tàu Titanic – Parks Stephenson, có lý do để nghi ngờ kết luận đã được chấp nhận từ lâu rằng con tàu đã đâm phải tảng băng dọc theo mạn phải của nó. Ông chỉ ra ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thân tàu Titanic thực sự đã trườn trên một phần của tảng băng chìm dưới nước trong một thời gian ngắn.
Số hóa xác tàu Titanic dưới lòng biển
Mới đây, một dự án quét mô hình dưới lòng biển đã giúp các nhà nghiên cứu tìm ra nhiều câu trả lời về thảm kịch chìm tàu Titanic đã giết chết hơn 1.500 người.
Một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng bản đồ dưới biển để lần đầu tiên tạo ra một bản sao kỹ thuật số chính xác của xác tàu Titanic.
Bằng cách thực hiện "dự án quét mô hình dưới nước lớn nhất trong lịch sử", các nhà khoa học đã tìm cách "tiết lộ chi tiết về thảm kịch và khám phá thông tin hấp dẫn về những gì thực sự đã xảy ra với con tàu Titanic đêm định mệnh 14/4 năm 1912.
Theo thông cáo báo chí, quá trình quét xác tàu được thực hiện vào mùa hè năm 2022 bởi một tàu chuyên dụng đậu cách bờ biển Canada 700 km.
Các nhà nghiên cứu cho biết từng milimet của con tàu được lập bản đồ chi tiết. Bản sao kỹ thuật số cuối cùng đã thành công trong việc chụp lại toàn bộ xác tàu Titanic, bao gồm cả phần mũi và đuôi tàu, đã tách ra khi chìm vào năm 1912.
Ông Parks Stephenson, một chuyên gia đã nghiên cứu về tàu Titanic trong 20 năm, đã ca ngợi dự án này đã giúp khai quật được "những chi tiết chưa từng thấy trước đây".
"Chúng tôi có dữ liệu thực tế mà các kỹ sư có thể sử dụng để kiểm tra cơ chế thực sự đằng sau vụ chìm tàu, từ đó tiến gần hơn đến câu chuyện có thật về thảm họa Titanic", ông Stephenson nhận xét.
Đáng chú ý, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, việc số hóa bản đồ giúp phát hiện ra số sê-ri trên chân vịt.
Khoảng 715.000 hình ảnh và 16 terabyte dữ liệu đã được thu thập trong chuyến thám hiểm, ước tính "lớn hơn khoảng 10 lần so với bất kỳ mô hình 3D dưới nước nào từng được thực hiện trước đây," CEO Richard Parkinson của công ty Magellan - đơn vị thực hiện dự án, cho biết.
Trong khi các hình ảnh quang học trước đây của con tàu bị hạn chế bởi mức độ ánh sáng yếu và chất lượng ánh sáng kém ở độ sâu hơn 3.800 m dưới mặt nước, thì kỹ thuật lập bản đồ mới đã rút đi phần nước một cách hiệu quả và tăng thêm ánh sáng.
Theo ông Stephenson, bản đồ này sẽ báo trước "sự khởi đầu của một chương mới" cho việc nghiên cứu và khám phá Titanic.
Con người đã đi vào vũ trụ từ rất lâu, nhưng tại sao biển sâu vẫn là điều bí ẩn đối với nhân loại? Có gì ở biển sâu? Con người thậm chí đã đi vào vũ trụ từ rất lâu, tại sao biển sâu trong Trái Đất vẫn chứa nhiều bí ẩn đối với nhân loại như vậy? Độ sâu trung bình của biển trên toàn cầu là 3.700 mét. Vậy có gì dưới biển sâu? Đó là loại thế giới bí ẩn gì? Theo các...