Hiệu trưởng tự ý cho học sinh nghỉ học vô tội vạ
Mặc dù đang là giữa tuần thế nhưng Trường mầm non Xuân Giang, xã Xuân Giang (Thọ Xuân, Thanh Hóa) không một bóng học sinh. Qua tìm hiểu, được biết, Hiệu trưởng đã tự ý cho học sinh nghỉ học với lý do “các cháu bị bệnh tay chân miệng và để các cô làm phổ cập”.
Đến Trường mầm non Xuân Giang (xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) vào một ngày giữa tuần, thế nhưng khi chúng tôi bước vào trường thì thật bất ngờ, thay vào cái không khí ở một trường mầm non với những tiếng ê a của trẻ thì tại ngôi trường này không có bóng dáng của một học sinh (HS) nào.
Trường mầm non Xuân Giang không một học sinh mặc dù là ngày giữa tuần.
Ngôi trường im ắng, vắng lặng, chỉ có một số giáo viên đang làm sổ sách. Nhìn tấm bảng thông báo đặt ngay lối ra vào ở cổng trường, chúng tôi mới vỡ lẽ “hiện nay trong trường đã có nhiều cháu nhiễm bệnh tay chân miệng, để tránh dịch bệnh lây lan, nhà trường cho các cháu nghỉ từ chiều 26/4 đến ngày mùng 6/5 tiếp tục đón trẻ”.
Nói về lý do cho HS nghỉ học, bà Đỗ Thị Hoan – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhiều cháu bị bệnh tay chân miệng nên chúng tôi cho các cháu nghỉ hai ngày để làm vệ sinh. Tôi đã báo cáo lên phòng giáo dục và được phòng cho phép nghỉ. Còn ngày hôm nay (3/5) các cháu nghỉ để cho các cô làm phổ cập sắp tới có thanh tra về kiểm tra”.
Video đang HOT
Bảng thông báo tự ý cho học sinh nghỉ học của Hiệu trưởng Trường mầm non Xuân Giang.
Khi chúng tôi hỏi về những cháu nào bị bệnh tay chân miệng, tình trạng bệnh tình các cháu hiện nay như thế nào, bà Hoan cho hay: “Các bé bị là con của giáo viên trong trường có xuất hiện một số nốt ở tay chân”.
Theo phản ánh của một số phụ huynh có con đang theo học tại Trường mầm non Xuân Giang, một phụ huynh cho biết: “Sáng 26/4, khi đón các cháu đi học về thì thấy bảng thông báo cho các cháu nghỉ đến hết ngày mùng 6/5 vì bệnh tay chân miệng đang xuất hiện nên tôi không đưa con đi học nữa và nhà trường đã thông báo thế nên chúng tôi cũng không thắc mắc gì”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Quế, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thọ Xuân lại khẳng định: “Chúng tôi không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc các cháu Trường mầm non Xuân Giang bị bệnh tay chân miệng và cũng không thấy cô Hoan gửi thông báo xin phép cho các cháu nghỉ. Nếu có chuyện các cháu bị bệnh tay chân miệng thì cô Hoan phải báo cáo lên Phòng và Phòng báo cáo qua lãnh đạo thường trực. Lãnh đạo thường trục cho phép nghỉ mới được nghỉ”.
“Cũng không có chuyện các cô làm phổ cập thì được phép cho HS nghỉ học. Nếu cô Hoan tự ý cho các cháu nghỉ học là vi phạm quy chế trong ngành Giáo dục. Ngay chiều nay tôi sẽ cho thanh tra về kiểm tra nếu đúng như phản ánh thì sẽ xử lý theo mức độ vi phạm”, ông Quế cho biết thêm
Nguyễn Thùy – Hoàng Văn
Theo dân trí
Trẻ ùn ùn nhập viện vì nắng nóng
Nắng nóng kéo dài tại các tỉnh phía Nam khiến nhiều loại bệnh diễn biến phức tạp, lượng trẻ đến khám và điều trị tại 2 bệnh viện nhi luôn ở mức cao. Để tránh nhiễm bệnh trẻ cần chế độ chăm sóc, ăn uống hợp lý từ các bậc phụ huynh.
Khu vực khám bệnh luôn trong tình trạng đông nghẹt
Theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày bệnh viện đang phải căng mình tiếp nhận khoảng 5.000 - 6.500 bệnh nhi đến khám. Số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú lên tới 1.300 - 1.400 trẻ. Tiêu hóa và hô hấp là hai loại bệnh "bùng phát" trong thời gian gần đây. Tính đến ngày 19/4, khoa hô hấp của bệnh viện đang điều trị cho hơn 140 trẻ, mỗi ngày vẫn tiếp nhận thêm 20 ca mắc mới chủ yếu là bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Trong khi đó, khoa Tiêu hóa có gần 140 trẻ điều trị, trong đó số mắc bệnh tiêu chảy là 60 ca.
Nhìn đứa con gái hơn 2 tuổi thở co kéo một cách khó nhọc trên giường bệnh tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1, chị Nguyễn Thị Mai (ngụ tại quận 7, TPHCM) cho biết: "Thời tiết nắng nóng nên ngày cũng như đêm, tôi luôn mở quạt để giảm nhiệt cho con. Cách đây 3 ngày bé ngủ dậy liên tục quấy khóc, người nóng hầm hập, thở co kéo sau một ngày uống thuốc nhưng tình trạng của bé ngày càng nặng hơn nên tôi đưa con vào đây điều trị. Qua các kết quả kiểm tra, bác sĩ cho biết con tôi bị viêm phế quản". Nhiều trường hợp khác tại khoa cũng mắc bệnh về đường hô hấp do uống nhiều nước đá hoặc nằm máy lạnh quá lâu.
Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Thống kê của phòng Kế hoạch Tổng hợp cho thấy trong tháng 3 bệnh viện đã tiếp nhận gần 60.000 ca hô hấp, gần 5.900 ca rối loạn tiêu hóa và hơn 4.400 ca tiêu chảy. Đây là những loại bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng. Tính riêng hai tuần đầu của tháng 4, có hơn 14.000 ca khám bệnh về hô hấp trong đó có 830 trẻ phải nhập viện điều trị. Bệnh viện cũng tiếp nhận và khám cho hơn 2.600 ca đến khám các bệnh tiêu hóa, trong đó có 382 trường hợp phải nhập viện điều trị.
Anh Lê Việt Hùng, ngụ tại quận Thủ Đức chia sẻ: "Hai vợ chồng tôi đi làm nên nhờ bà nội đưa đón và chăm sóc bé Quân (5 tuổi) sau giờ học. Buổi chiều đi học về do đói bụng nên thằng bé đã ăn thức ăn còn thừa từ sáng để trên bàn bếp. Tối đến thấy con kêu đau bụng "miệng nôn trôn tháo" nên vợ chồng tôi tức tốc mang cháu đến bệnh viện, thằng bé bị mất nước nhiều xuống sức trông thấy".
BS Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc bệnh viện, cảnh báo: "Thời tiết nắng nóng làm thức ăn dễ bị ôi thiu nếu trẻ ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc nằm máy lạnh hoặc nằm quạt liên tục sẽ khiến trẻ mắc phải các chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản".
"Phòng bệnh vừa đông vừa nóng chúng tôi đưa con ra đây cho mát"Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, thời tiết nắng nóng sẽ còn tiếp diễn tại các tỉnh Đông Nam Bộ và TPHCM, nhiệt độ cao nhất trong ngày có thể đạt đến 35o-36oC. Cột áp thấp nóng phía Tây đang phát triển nên thời tiết nắng nóng vẫn sẽ duy trì trong những ngày tới.
Trước tình hình trên, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh vào những ngày nắng nóng, không nên cho trẻ nằm quạt hay phòng máy lạnh quá lâu. Nếu phải đưa trẻ đi ngoài trời nắng, cha mẹ cần đội mũ, trùm khăn và mặc áo cẩn thận cho các cháu. Không cho trẻ ăn thức ăn để đã lâu vì thời tiết nóng rất dễ khiến thức ăn bị ôi thiu. Hạn chế tối đa việc cho trẻ uống nước đá vì các cháu rất dễ bị viêm họng, luôn giữ vệ sinh cho trẻ, giúp các cháu tránh các bệnh ngoài da và bệnh tay chân miệng...
Bệnh tay chân miệng đang giảm Theo báo cáo của Viện Pasteur TPHCM, tuần thứ 15 của năm 2012 (từ 9 - 15/4), số bệnh nhân tay chân miệng trong tuần toàn khu vực phía Nam giảm 5,4% so với tuần trước, không có thêm trường hợp tử vong. Tổng số mắc tích lũy tính đến tuần 15/2012 là 12.199 ca, trong đó có 15 ca tử vong. Tính từ đầu năm tổng số ca mắc tay chân miệng tăng 368% so với cùng kỳ 2011 (2.606 ca).
Vân Sơn
Theo Dân trí
18 ca tử vong do TCM đều là trẻ em Đầu năm 2012 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 28.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 60 tỉnh, thành phố trong đó số tử vong là 18 ca và đều là trẻ em. Ngày 16-4, ông Trần Thanh Dương, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết từ đầu năm 2012 đến nay, cả...