Hiệu trưởng trường nội trú Phù Yên bớt xén khẩu phần ăn: Giáo viên, phụ huynh học sinh nói gì?
Bà Đinh Thị Hương (phụ huynh học sinh cho rằng), việc thầy Hiệu trưởng trường PTTH nội trú huyện Phù Yên, Sơn La bớt xén khẩu phần ăn của học sinh khiến các em bị đói, học sinh phải cắm quán dẫn đến tình trạng nợ nần
Việc hiệu trưởng trường nội trú Phù Yên, tỉnh Sơn La bị tố bớt xén khẩu phần ăn học sinh, cũng như nguồn thực phẩm hàng ngày nấu cho học sinh ăn “không rõ nguồn gốc”, đang khiến dư luận và cha mẹ học sinh xôn xao .
Thậm chí, thầy cô giáo trong trường cũng bức xúc, đứng lên tố cáo. Thầy Dũng (tên nhân vật đã thay đổi) thông tin: “Thực phẩm đa phần nhập về để tủ lạnh “ăn dần”. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của học sinh bị cắt xén quá mức, thịt được cho nhiều gia vị át mùi hôi.
Hàng ngày, nhà trường nấu cơm cho khoảng 310 học sinh bán trú nhưng mỗi bữa, thầy Dừa chỉ đạo người nấu giảm số lượng gạo, trộn nhiều rau củ quả và ít giò hoặc thịt gà. Nước mắm theo quy định phải được cấp 2 chai nhưng thầy Dừa chỉ đạo lấy sử dụng 1 chai ngoài mắm còn dầu ăn 4 lít thì chỉ được dùng 2 lít.”
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cắt giảm khẩu phần ăn của học sinh khiến cho các em lâm vào hoàn cảnh cắm quán, nợ nần lên đến cả triệu đồng.
Cũng theo thầy giáo này, nhà trường thuê 7 người địa phương nấu cơm cho học sinh bán trú được “giám sát” bởi bà Nguyễn Thị Hiêng, vợ của ông Dừa và cũng là giáo viên trong trường.
Ngoài ra, phòng nấu ăn được đóng cửa không cho giáo viên, nhân viên trong trường vào kiềm tra. Việc nấu ăn không được công khai thực đơn, chỉ có tổ nhà bếp mới biết.
Tìm hiểu tại trường học này, được biết, trường có 310 em học sinh mỗi tháng các em được hưởng học bỏng là 1 triệu 112 nghìn đồng/em. Trong đó: tiền ăn là 1 triệu 067 nghìn đồng/30 ngày (tương được 35 nghìn 500 đồng/ngày/em), tiền mua kem đánh răng, giấy vệ sinh, xà phòng là 45 nghìn đồng/em. Như vậy, tổng số tiền ăn của 310 em học sinh cho 1 tháng là 344 triệu 720 nghìn đồng; tiền ăn 1 ngày là 11 triệu đồng (trong đó phần bắt buộc phải mua như gạo, muối, dầu ăn, mắm… là 5 triệu 380 nghìn đồng; còn lại 5 triệu 625 nghìn đồng mua thực phẩm như thịt gà, giò, chả…)
Tuy nhiên, khi PV quan sát mâm cơm của học sinh vào trưa ngày thứ 5 (18/4/2019) chỉ có ít giò, đậu phụ, củ quả luộc và một ít nước canh và cơm khiến nhiều người lo ngại về chế độ dinh dưỡng cũng như việc nấu ăn có được đảm bảo?
Không những thế, vị hiệu trưởng trường PTDT Nội trú huyện Phù Yên còn bị tố liên quan đến việc ăn “chênh lệch giá” khi mua thực phẩm nấu ăn cho học sinh.
Video đang HOT
Ông Lò Xuân Dừa, Hiệu trưởng đang bị tố cáo Ảnh cắt từ Clip
Hơn nữa, việc ông Lò Xuân Dừa chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp thu tiền đầu vào của các khối lớp mà “không cần lý do”, việc thu tiền đầu vào cũng như chỉ đạo cắt giảm khẩu phần ăn của học sinh khiến cho giáo viên và phụ huynh học sinh bức xúc. Bởi trường PTDT Nội trú Phù Yên là trường chuyên biệt giành cho học sinh dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo học.
Chị Đinh Thị Hương (bản Chiếu, xã Mường Thải, huyện Phù Yên) phụ huynh học sinh cho biết: “tôi có 2 cháu đang theo học tại trường Nội trú Phù Yên, một cháu học lớp 6 và một cháu học lớp 8. Trước khi nhập học cho cháu học lớp 6 thì được thầy Dừa thông báo phải nộp các khoản tiền như: ủng hộ xây tường rào 500 nghìn đồng, tiền đầu cấp chưa có quỹ lớp là 450 nghìn đồng và 350 nghìn đồng tiền đồng phục thể dục và áo sơ mi trắng, tổng là 1 triệu 300 nghìn đồng.
Điều khiến tôi bức xúc hơn nữa là thầy Dừa – Hiệu trưởng đã chỉ đạo cắt khẩu phần ăn học sinh, khiến cho việc ăn uống của con tôi cũng như nhiều cháu học sinh sức khỏe không đảm bảo luôn trong tình trạng đói, dẫn đến việc con tôi phải cắm quán và nợ nần.
Một góc trường Dân tộc nội trú Phù Yên vừa xây mới khang trang.
Thương con lắm, hôm nào về nhà hoặc gọi điện về lúc nào cũng kêu đói, ăn ở trường không đủ no, thức ăn không đảm bảo nên tôi vội vàng lên với cháu mang thức ăn, đồ ăn lên cho cháu. Không lên được thường xuyên nên cháu phải ăn nợ ở quán, mỗi tuần tôi phải thanh toán cho cháu tiền nợ ở quán là 400 nghìn đồng. Lên thăm cháu nhìn vào khay cơm của các cháu, là người lớn cũng không muốn ăn khay cơm như vậy, 3 miếng động, chút thịt băm, nước canh còn cơm thì nửa sống nửa chín” – Chị Hương ngậm ngùi.
“Trước đây, khi thầy Dừa chưa về công tác thì con tôi không bao giờ phải cắm quán cả, nhưng từ khi thầy về công tác con tôi liên tục kêu đói, không muốn ăn ở trường nữa vì không đủ thức ăn. Tôi rất là bức xúc, bất an lo lắng cho sức khỏe cho các cháu. Mong cơ quan chức năng sớm có biện pháp để các cháu còn có bữa ăn đảm bảo sức khỏe, yên tâm học hành và chấm dứt được tình trạng cắm quán bởi lúc nào cũng bị đói” – Chị Hương chia sẻ thêm.
Tương tự, chị Hà Thị Hường, xã Mường Thải cho biết: “con tôi năm nay vào lớp 6. Khi biết thông tin thầy Dừa cắt giảm khẩu phần ăn của các cháu tôi rất là bức xúc, chỉ nhìn khay cơm thôi mà tôi cảm thấy xót xa cho các cháu.
Bữa cơm đạm bạc lắm, trong khay cơm chỉ có 5 miếng quả bí luộc, nước chấm không có súp thì cũng không và có tí cơm. Mỗi lần con tôi về luôn phàn nàn về việc ăn uống thiếu thốn và không đủ no. Cũng không biết phải nói thế nào nên cũng chỉ động viên cháu cố gắng.
Việc thiếu ăn như vậy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và việc học tập của các cháu. Riêng khu vực bếp ăn mặc dù lên thăm các cháu nhưng chúng tôi cũng không được vào xem vì bị cấm.
Còn về việc đóng tiền quỹ, thông qua thầy giáo chủ nhiệm thì chúng tôi phải đóng tiền số tiền là 1 triệu 200 nghìn đồng, chia ra làm 2 lần. Lần 1 đóng 500 nghìn đồng, lần 2 là 700 nghìn đồng. Chúng tôi cũng không rõ là số tiền phải đóng là tiền gì”.
Tìm hiểu được biết, sau khi “bị kiện” ông Dừa đã trả lại cho phụ huynh học sinh số tiền 500 nghìn đồng tiền “ủng hộ xây tường rào” nhưng hiện tại mới chỉ chả cho một số lớp.
Trước sự việc này, PV đã liên hệ với ông Lò Xuân Dừa để tìm hiểu cũng như xác minh thông tin thì ông Dừa viện lý do là bị ốm phải vào viện nên không gặp PV được.
Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, Huyện ủy Phù Yên, cần sớm vào cuộc và có kết luận thanh tra, quy trình xử lý, để làm sáng tỏ vấn đề đang gây bức xúc dư luận này.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.
Mùi Sơn – Minh Hải
Theo kienthuc
Hai nữ sinh Anh mở trung tâm cứu hộ nhím
Bắt đầu giúp đỡ những con nhím có vấn đề về sức khỏe từ khi 9 tuổi, sau bốn năm hai nữ sinh Anh đã cứu sống 400 con nhím.
Sophie Smith và Kyra Barboutis, cùng 13 tuổi, sở hữu một trung tâm cứu hộ nhỏ ở vườn sau nhà tại Stratford-On-Avon, Warks, Anh. Các bác sĩ thú y địa phương thậm chí còn nhờ hai em chăm sóc cho những con nhím của họ.
Kyra Barboutis (trái) và Sophie Smith (phải) chụp ảnh bên ngoài trạm cứu hộ của mình. Ảnh: Dissanayake/Caters News
Năm 9 tuổi, hai nữ sinh ban đầu chăm sóc nhím với tư cách người nuôi dưỡng với một vài chiếc lồng. Sau đó, hai em tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn nên quyết định mở trung tâm cứu hộ, mang tên Thành phố nhím thân thiện. Cả hai tự xoay xở để có được các thiết bị thông qua việc gây quỹ, vì chúng rất tốn kém. Người dân địa phương cũng cung cấp nguồn thực phẩm cho trung tâm.
Sau bốn năm, Sophie và Kyra đã cứu sống 400 con nhím và hiện chăm sóc cho 15 con. Hai cô bé phải dành cả ngày ở trường, thời gian rảnh rỗi còn lại sẽ lo cho lũ nhím. "Cả hai rất tận tâm vì còn thức dậy giữa đêm để chăm nhím", Helen Barboutis, 42 tuổi, mẹ của Kyra, cho biết.
Các em cũng phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ thú y địa phương, người đã dạy cách chăm sóc động vật đúng cách. Giờ đây, cả hai có đủ điều kiện và kỹ năng để tiêm cho những con nhím nếu có mặt người lớn.
Bên trong trung tâm cứu hộ nhím của Sophie và Kyra. Ảnh: Dissanayake/Caters News
Trung tâm cứu hộ có những thiết bị theo dõi lũ nhím đang làm gì, cần loại thuốc gì. Mỗi con thường ở với hai em một đến vài tháng và luôn được trả về với tự nhiên nếu đảm bảo sức khỏe. Vì thế, trong thời gian chăm sóc, Sophie và Kyra cố gắng không dành tình cảm quá sâu sắc với bất kỳ con nào.
Sau những nỗ lực của mình, hai nữ sinh 13 tuổi đã nhận được giải thưởng từ Dame Jane Goodall - sứ giả hòa bình của Liên Hợp Quốc, nhà linh trưởng học, tập tính học và nhân chủng học người Anh. Sir David Attenborough, nhà tự nhiên học người Anh, đã gửi thư khen ngợi hai nữ sinh.
Sắp tới, Sophie và Kyra có kế hoạch vận động 5.000 bảng để mua các thiết bị như máy ảnh nhiệt, dụng cụ chuyên sâu và giường sưởi điện. Những thiết bị này sẽ giúp nâng cao hơn chất lượng chăm sóc của trung tâm cứu hộ.
Tú Anh
Theo Story Trender
Nữ sinh lớp 8 mang thai: Môi trường học bán trú được quản như thế nào? Trước vụ thầy giáo thầy N.V.A bị tố dụ dỗ, quan hệ tình dục khiến nữ sinh học bán trú tên H.T.H, (học sinh lớp 8 xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) có thai 12 tuần, nhiều người đặt ra câu hỏi an toàn trong môi trường bán trú. Phòng ở của học sinh bán trú. Ảnh: Hà Phương. Phụ huynh...