Hiệu trưởng “than” kiến thức thi quốc gia 2018 quá nặng, lãnh đạo Bộ nói gì?
Một Hiệu trưởng giãi bày, việc đưa thêm kiến thức lớp 11 vào đề thi quốc gia năm 2018 đã và đang khiến hàng nghìn giáo viên, hàng vạn học sinh lao đao.
Nhiều chuyên gia nhận định, chương trình phổ thông hiện hành nói chung, lớp 11 và 12 nói riêng bị đánh giá “ nặng tính hàn lâm, xa rời thực tế” và cải cách giáo dục đang tập trung “đổi mới căn bản” chương trình hiện hành.
Chia sẻ với phóng viên, một số hiệu trưởng trung học phổ thông cho hay, nhiều năm nay sở dĩ thầy dạy, trò học theo kiểu “nhồi nhét kiến thức” một phần cũng tại chương trình “nặng tính hàn lâm, xa rời thực tế” nói trên.
Tuy nhiên, cải cách giáo dục chưa tới thì “lộ trình thi trung học phổ thông quốc gia” đã bắt đầu thêm chương trình lớp 11 vào kỳ thi quốc gia năm 2018 và dự kiến năm 2019 sẽ có thêm cả chương trình lớp 10.
Trước đó, theo như Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018 sẽ có 5 bài thi.
Bao gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục trung học phổ thông; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).
Đặc biệt, nếu như năm 2017, kiến thức trong đề thi chỉ tập trong trong lớp 12; thì năm 2018, kiến thức trong đề thi sẽ bao gồm kiến thức lớp 11 và lớp 12. Dự kiến tỉ lệ là 30% kiến thức lớp 11 và 70% kiến thức lớp 12.
“Kiến thức thi quốc gia có kiến thức lớp 11 không phải bây giờ các em mới biết”, ông Trần Văn Nghĩa nhấn mạnh. (Ảnh: Thùy Linh)
Một Hiệu trưởng trường trung học phổ thông tại Hà Nội chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, chính việc tăng thêm kiến thức lớp 11 vào đề thi quốc gia năm 2018 đã và đang khiến hàng nghìn giáo viên, hàng vạn học sinh lao đao, khốn khổ.
Video đang HOT
Vị Hiệu trưởng này băn khoăn: “Các nhà giáo dục luôn kêu gọi “lấy học sinh làm trung tâm”, “thay việc truyền thụ kiến thức một chiều bằng việc phát huy phẩm chất và năng lực học sinh”…
Tinh thần đó, quyết tâm đó sao không thể hiện ngay trong việc đổi mới thi cử?”.
“Liệu ai đó có thấu hiểu nỗi lo, sự vất vả ngày đêm hàng tháng trời của hàng vạn con người?
Công sức này nếu thật sự làm thay đổi chất lượng giáo dục phổ thông thì cũng cam lòng. Ai có thể dám chắc điều đó?”, Hiệu trưởng này đặt câu hỏi.
Nhận được phản ánh này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trao đổi với Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Phó giáo sư Trần Văn Nghĩa cho hay:
“Việc công bố nội dung đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 có cả chương trình lớp 11 và lớp 12 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố từ năm 2016.
Điều này có nghĩa là, học trò năm nay thi trung học phổ thông quốc gia đã được chuẩn bị tinh thần đề thi có cả kiến thức lớp 11 từ khi các em còn là học sinh lớp 11″.
“Như vậy, kiến thức thi quốc gia có kiến thức lớp 11 không phải bây giờ các em mới biết”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Tiết lộ thêm, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho hay:
Cấu trúc đề thi năm nay vẫn giống như năm 2017 tức là có khoảng 50-60% là kiến thức cơ bản, với số lượng câu hỏi này các em hoàn toàn đỗ tốt nghiệp và đủ điều kiện đỗ vào phần lớn các ngành của nhiều trường đại học.
Còn phần kiến thức nâng cao chủ yếu dùng để xét tuyển vào các trường tốp trên
.Theo giaoduc.net.vn
Sóc Trăng: Sai phạm tiền tỷ, Hiệu trưởng chỉ bị... khiển trách
Ngày 13/4, Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức công bố quyết định kỷ luật bà Phạm Ngọc Phụng - Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng) về mặt chính quyền với hình thức khiển trách.
Theo hồ sơ, đầu năm học 2017-2018, một số giáo viên trường THPT Hoàng Diệu đã có đơn tố cáo hành vi sai phạm của bà Phạm Ngọc Phụng (Hiệu trưởng) và các cán bộ quản lý của trường đến các cơ quan chức năng của ngành, của tỉnh.
Theo kêt luân cua Thanh tra tinh Soc Trăng, trong giai đoan 2015-2017, bà Phạm Ngọc Phụng cung môt sô ca nhân khac đã không tuân thủ các quy định pháp luật, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính về các nguồn tiền qua các năm với tổng số tiền trên 1,2 tỷ đồng.
Thanh tra tỉnh Sóc Trăng kiến nghị thu hồi của trường THPT Hoàng Diệu trên 26,6 triệu đồng, của các cá nhân 181,7 triệu đồng. Trường phải có trách nhiệm thu hồi trên 590 triệu đồng từ việc chi thừa cơ sở vật chất, chuyển nguồn, quỹ phúc lợi; trả cho học sinh, giáo viên trực tiếp giảng dạy trên 590 triệu đồng; dạy thêm, học thêm trên 105 triệu đồng.
Ngoai ra, qua kiêm tra Quy tiên măt tai trương THPT Hoang Diêu con cho thây Ban Giam hiêu chu trương không đê tôn quy tiên măt, nhưng lai không chi đao nôp vao tai khoan tiên gưi cua trương ma lai gưi tiêt kiêm đưng tên ca nhân la sai quy đinh (nguôn thu khac).
Bên canh cac sai pham liên quan đên tai chinh thi trong qua trinh thưc hiên nhiêm vu, hoat đông giao duc tai đây con đê xay ra môt sô vi pham khác.
Thanh tra tỉnh kiến nghị Sở GD-ĐT kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân sai phạm, gồm: Ban Giám hiệu trường THPT Hoàng Diệu; bà Phạm Ngọc Phụng và 3 Phó hiệu trưởng là ông Huỳnh Chí Phến, bà Quách Tố San, ông Trần Công Lý.
Trường THPT Hoàng Diệu, nơi xảy ra vụ việc.
Sau khi bị tố cáo, bà Phạm Ngọc Phụng đã ký thông báo không ghi số, gửi đến cựu giáo viên, cựu học sinh và thầy cô giáo cùng các em đang học tại trường. Thông báo này sau đó được đăng trên website của trường với nội dung: "Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Diệu khẳng định với tư cách là một Đảng viên, với tất cả uy tín và danh dự cá nhân, hiệu trưởng đã không làm bất cứ điều gì trái pháp luật và trái quy định trong toàn bộ hoạt động điều hành, quản lý trường".
Đồng thời, bà Phụng cũng khuyến cáo cựu giáo viên, cựu học sinh và thầy, cô giáo cùng học sinh đang học tại đây rằng không nên hoang mang, cố gắng dạy tốt, học tốt. "Chúng ta còn có sự lãnh đạo của Đảng, còn sức mạnh của pháp luật. Mọi hành vi tố cáo vu khống đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", thông báo do bà Phụng ký nhấn mạnh.
Thế nhưng, sau khi công khai các phụ lục của Kết luận thanh tra, mọi người mới biết lãnh đạo trường THPT Hoàng Diệu đã chia nhau số tiền rất lớn từ khoản "hoa hồng" bán đồng phục, bán bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn.
Cụ thể, với khoản tiền "hoa hồng" bán đồng phục hơn 74 triệu đồng đã được chia cho 18 người, gồm: Hiệu trưởng Phạm Ngọc Phụng nhận 18.350.000 đồng; các Phó Hiệu trưởng Trần Công Lý, Huỳnh Chí Phến, Quách Tố San mỗi người 7.650.000 đồng; nhân viên thư viện (phụ trách phát hành đồng phục) 19.343.000 đồng.
Còn số tiền "hoa hồng" bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn hơn 107 triệu đồng được chia cho 14 người và 48 giáo viên chủ nhiệm. Trong đó, 48 giáo viên chủ nhiệm mỗi người được nhận 50.000 đồng gọi là tiền hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm; số còn lại được chia cho Hiệu trưởng 19.500.000 đồng, các Phó Hiệu trưởng mỗi người 14.000.000 đồng; kế toán Trương Tú Cần 13.388.779 đồng; nhân viên Nguyễn Phi Yến 8.938.352 đồng; nguyên kế toán Giang Thị Thanh Nhàn 7.543.000 đồng.
Điều dư luận rất băn khoăn là trách nhiệm của Sở GD-ĐT Sóc Trăng được xem xét như thế nào bởi đang trong quá trình bị tố cáo, ông Trần Công Lý (Phó Hiệu trưởng) lại được Sở GD-ĐT Sóc Trăng điều về giữ chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Phú Tâm (huyện Châu Thành).
Riêng bà Phạm Ngọc Phụng, trước khi giữ chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Diệu, bà Phụng là Hiệu trưởng trường THCS & THPT Lê Hồng Phong (TP Sóc Trăng). Tại trường THCS & THPT Lê Hồng Phong, bà Phụng và kế toán trưởng Trương Tú Cần bị tố cáo có khuất tất về tài chính nhưng không bị xem xét mà lại nhanh chóng được Sở GD-ĐT Sóc Trăng chuyển về trường THPT Hoàng Diệu để tiếp tục xảy ra sai phạm nghiêm trọng hơn.
Một cán bộ tham gia buổi công bố quyết định chia sẻ: "Sai phạm của bà Phạm Ngọc Phụng là nghiêm trọng với số tiền hàng tỉ đồng nhưng chỉ kỷ luật khiển trách là quá nhẹ, không có sức răn đe, thuyết phục. Khi trao quyết định cho bà Phụng, ông Nguyễn Việt Mười - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng nhấn mạnh với chúng tôi rằng bà Phụng vẫn tiếp tục làm hiệu trưởng, điều hành công việc như trước không có gì thay đổi. Nghe ông nói, chúng tôi hết niềm tin. Điều đáng nói, kết luận của Thanh tra tỉnh chỉ ra sai phạm của tập thể Ban giám hiệu và một số người nhưng đến nay chỉ mới có quyết định kỷ luật bà Phụng, còn những người khác chưa có quyết định kỷ luật nào".
H.H
Theo Dân trí
Hiệu trưởng bị buộc trả lại tiền tỷ nhưng chỉ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm Ông Lê Trung Kiên - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) cho hay, việc thu sai quy định của Hiệu trưởng trường tiểu học Hải Bối là có và thanh tra của ngành đã có kết luận. Khi báo cáo với Ủy ban xét thấy Hiệu trưởng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và chưa đến mức phải nhận...