Hiệu trưởng nhắn nhủ khi phụ huynh ‘đến giới hạn chịu đựng’ học online
“Khi dạy online, giáo viên không nên nóng vội “chạy chương trình”, mà hãy xây dựng bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn; có nhiều tương tác với học sinh để tiết học ngắn lại, đồng thời nên giao ít bài tập hơn…”.
Có thể co ngắn kỳ nghỉ hè
Dịch Covid-19 bùng phát khiến học sinh ở nhiều địa phương chưa thể đến trường trong thời gian dài. Nhiều trường đã phải hoàn tất chương trình năm học 2020 – 2021 và khai giảng năm học mới bằng hình thức trực truyến. Điều này khiến các giáo viên lo lắng, việc dạy online quá lâu có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện chương trình.
Tuy nhiên, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội cho rằng, trong tình huống học sinh vẫn phải tiếp tục ở nhà để học online do việc đến trường chưa thật sự an toàn, giáo viên cũng không nhất thiết phải nóng vội, “chạy chương trình”.
“Theo dự kiến, vào tháng 11, học sinh Hà Nội có thể được đi học trở lại. Như vậy, cô trò còn khoảng 7 tháng để hoàn thành chương trình năm học. Với tinh thần chương trình đã được tinh giản, chỉ tập trung vào nội dung cốt lõi, thời gian còn lại vẫn đủ để bù đắp, củng cố chương trình.
Còn đối với những địa phương như TP.HCM, phải đến tháng 1 năm sau, học sinh mới có thể quay trở lại trường học trực tiếp. Như vậy, các em đã mất hẳn một học kỳ. Nếu cần thiết, tôi cho rằng Bộ GD-ĐT có thể kéo dài thời gian năm học sang tháng 6 thay vì kết thúc vào cuối tháng 5 như thường lệ để có thêm 1 tháng học trực tiếp. Đồng thời, thời gian nghỉ hè cũng nên được co ngắn lại. Giờ đây, học sinh đã dừng đến trường trong nhiều tháng, cho nên nhu cầu nghỉ học cũng không còn quá lớn nữa”, thầy Khang kiến nghị.
Một tiết học thể dục online của Trường Marie Curie.
Bên cạnh đó, để việc học online thực sự hiệu quả, thầy Khang cho rằng, giáo viên cần phải xây dựng bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn, có nhiều tương tác với học sinh. Điều này cũng đảm bảo việc học sinh không phải ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình máy tính.
“Ai cũng biết, nhìn nhiều vào màn hình điện thoại, máy tính nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến mắt, thị lực bị suy giảm. Mới đây, tôi có hỏi một lớp 8, trong số 31 học sinh thì có đến 21 con thường xuyên đeo kính (chiếm khoảng 68%).
Video đang HOT
Sau nhiều tháng học online, rất có thể số học sinh phải đeo kính sẽ tăng lên; số học sinh phải đi thay kính do tăng độ cận thị cũng sẽ nhiều hơn”, ông Khang dẫn chứng, đồng thời cho rằng thời gian của cả buổi học ấy cũng nên được rút ngắn hơn so với học trực tiếp; giáo viên cũng nên giao ít bài tập về nhà hơn.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên hỏi han học sinh và phụ huynh để điều chỉnh cách thức giảng dạy cho phù hợp cũng là điều giáo viên cần chú trọng khi dạy học online.
“Mỗi người nên cố gắng một chút”
Khi thời gian “tạm dừng đến trường” quá lâu, việc học phải chuyển sang hình thức online cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề đối với bố mẹ và con cái. Do đó, theo thầy Nguyễn Xuân Khang, không chỉ giáo viên, mà phụ huynh và học sinh cũng phải cố gắng thay đổi.
“Lúc bình thường, sáng sớm hàng ngày, cả nhà thức dậy, bố mẹ chuẩn bị đi làm, con cái chuẩn bị đi học. Suốt cả ngày, công việc, học hành cuốn theo mọi người trong gia đình. Vì thế, sau một ngày làm việc và học tập, cuối chiều, cả nhà đoàn tụ trong bữa tối ấm áp, vui vẻ.
Nhưng đến khi dịch bệnh bùng phát, phải giãn cách xã hội, bố mẹ, con cái đều phải ở nhà, cả ngày “ra đụng vào chạm” nên dễ phát sinh những vấn đề không mong muốn.
Phòng, chống dịch bệnh đã áp lực, công việc trở nên khó khăn, thu nhập giảm sút… khiến tâm lý của phụ huynh luôn căng thẳng, lo lắng. Cộng thêm việc phải chăm sóc, kèm cặp con học online đã khiến nhiều phụ huynh đã đến giới hạn chịu đựng.
Còn với trẻ con vốn hiếu động, bị “nhốt” nhiều tháng trong nhà, không được giao lưu với bạn bè nên cảm thấy bức bí, khó chịu. Trong khi đó, việc học online với đường mạng phập phù, bài giảng của thầy cô lại khó tiếp thu, ít có cơ hội để trao đổi,… khiến mọi thứ dường như đảo lộn”.
Trước những khó khăn ấy, về phía phụ huynh, thầy Khang cho rằng, mỗi cha mẹ cần phải kiên trì hơn, chịu khó hơn, bình tĩnh hơn nữa trong việc chăm sóc, giúp đỡ các con học hành ở nhà.
Còn về phía học sinh cũng cần phải quan tâm và thông cảm cho bố mẹ nhiều hơn. Bên cạnh việc học, các em cũng có thể tranh thủ làm một số việc nhỏ trong nhà để đỡ đần cho bố mẹ.
Trước tình hình học online có thể sẽ phải kéo dài thêm một thời gian nữa, Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho rằng, cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều phải chuẩn bị tinh thần vững vàng; mỗi người cần phải cố gắng hơn một chút để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nhà giáo chia sẻ giải pháp 'học online không gây chán'
Hơn một tháng học online là khoảng thời gian đủ dài để học sinh 'bắt đầu thấy nản', đặt ra thách thức cho giáo viên và phụ huynh trong việc thu hút sự tập trung của các em.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP HCM cho rằng, dù dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, một số vùng an toàn sắp được đi học lại thì phương án học online sẽ vẫn phải duy trì một thời gian nữa. Do đã học trực tuyến khá lâu, học sinh bắt đầu mệt mỏi nên theo ông "điều cần làm tìm ra cách thức để đạt hiệu quả hơn. Do đó, cần đề ra các hành động tích cực, thay vì cho rằng việc này chỉ toàn nỗi lo", ông Sơn nói.
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7, TP HCM trong giờ học trực tuyến hồi tháng 9/2021. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Theo GS Sơn, kỹ năng của giáo viên trong việc dạy online rất quan trọng, nhất là kinh nghiệm tổ chức . Ngoài việc làm chủ phần mềm, kỹ năng tương tác để tạo ra bài dạy trực tuyến lôi cuốn, gây hứng thú với học sinh là yếu tố quyết định.
Giáo viên phải đầu tư vào ý tưởng dạy học. Chuỗi các hoạt động trong bài giảng cần được xây dựng khoa học, nghệ thuật, trong đó nên có nhiều hoạt động khám phá, trò chơi, bài tập ngắn và thực hành có sản phẩm. "Nếu không có tư duy về kế hoạch bài dạy hay không có ý tưởng tổ chức, dù dạy học trực tuyến hay trực tiếp vẫn có thể sa vào sự nghèo nàn và khuôn sáo", ông Sơn nhận xét.
Ông lưu ý thêm, sắp tới, phụ huynh phải đi làm trở lại, do đó, thầy cô cũng cần phối hợp tốt với gia đình , tránh những trục trặc về kỹ thuật xảy ra khi người lớn vắng nhà. Giáo viên có thể đề nghị các cha mẹ dành thời gian hướng dẫn để con hoặc người hỗ trợ thuần thục các thao tác. Sự chuẩn bị trên cần tiến hành sớm. Bởi khi người trong cuộc chưa chuẩn bị tâm thế, chưa có kỹ năng, quá trình "chuyển giao" có thể trở thành áp lực, tạo cảm giác lo lắng, bài xích việc học.
Để giảm bớt căng thẳng về thời gian, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 3, TP HCM đưa ra giải pháp bố trí lịch học linh hoạt. Thời khóa biểu được áp dụng chung cho cả lớp có thể không phù hợp với điều kiện sinh hoạt, làm việc của một số gia đình.
Do đó, phụ huynh có thể phối hợp với giáo viên, điều chỉnh lịch học phù hợp, thuận tiện hơn. Hiện, dạy trực tuyến có nhiều hình thức, không chỉ trực tiếp quan ứng dụng mà còn qua Zalo, Facebook, email hoặc hệ thống E-learning. "Nếu đúng lịch học mà phụ huynh đang bận hoặc mệt mỏi, có thể sắp xếp cho bé tự học bài hôm đó trong giờ khác, hình thức khác, miễn là hoàn thành nhiệm vụ học tập", ông nói.
Trong khi đó, Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương, giảng viên khoa Công nghệ thông tin, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cho rằng, tận dụng tốt công nghệ sẽ giảm sự nhàm chán cho giờ học online . Giáo viên không thể sử dụng nguyên bài giảng truyền thống trên lớp để dạy online. Thay vào đó, thầy cô cần thiết kế lại để phù hợp với thời gian và cách thức tiến hành.
"Hoạt động rất cần chú ý khi thiết kế bài giảng là tính tương tác với người học, làm thế nào để thu hút học sinh và giúp giờ học trực tuyến không còn là nỗi ám ảnh với các em", cô nói.
Chuyên gia gợi ý một số cách giúp giáo viên tương tác với học sinh khi học online tốt hơn. Chẳng hạn, thầy cô nên tạo cơ hội cho học sinh đặt câu hỏi ẩn danh. Việc này sẽ mang đến cảm giác an toàn với những học sinh rụt rè, ngại lên tiếng trước đám đông, tạo điều kiện để các em tham gia và đóng góp vào bài học. Để áp dụng phương pháp này, cô Phương gợi ý một số ứng dụng như Padlet, Slido.
Bên cạnh đó, cô Phương nhận định khi phải nghe giảng liên tục trong thời gian dài (khoảng 15 phút trở lên) mà không được tương tác, nêu ý kiến, học sinh thường mất khả năng tập trung, lưu trữ thông tin. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức các bài tập nhóm thông qua hệ thống "break room" của Zoom hoặc MS Teams để học sinh chủ động, trực tiếp tìm hiểu bài hoặc tổ chức các trò chơi mang tính cạnh tranh, tạo động lực cho các em.
Theo cô Phương, để tránh việc chỉ một số học sinh được gọi phát biểu mới có thể tham gia bài học, hay một vài em nội trổi hơn sẽ giải đáp được hết các câu hỏi, giáo viên nên làm danh sách câu hỏi và chuyển lại cho cả lớp sau giờ học. Những câu hỏi này có thể làm theo dạng trắc nghiệm kết hợp điền đáp án, cho phép các em truy cập trực tuyến. Chức năng này được một số phần mềm hỗ trợ như Poll Everywhere, Mentimeter...
Khi được trang bị tốt những kỹ thuật, công nghệ và phương pháp dạy học, học sinh duy trì được hứng thú và sự tập trung. Các em sẽ cân bằng được sức khỏe tinh thần, thể chất trong giai đoạn học trực tuyến kéo dài, cha mẹ từ đó cũng bớt vất vả hơn.
Giáo viên trường Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn, TP HCM dạy trực tuyến, tháng 9/2021. Ảnh: Giáo viên cung cấp
Đến nay, nhiều địa phương trên cả nước đã dừng đến trường hơn 5 tháng, trong đó có hơn một tháng học online liên tục; bên cạnh 2-3 đợt học trực tuyến kéo dài của các năm học trước. Học sinh TP HCM sẽ còn phải học trực tuyến ít nhất đến hết tháng 12. Sở Giáo dục và Hà Nội cho biết, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc cho học sinh trở lại trường dù Hà Nội được đánh giá là đạt tiêu chí "vùng xanh".
Hai nữ sinh Vân Kiều vượt 5 km đường rừng dựng lều "đón 3G" học online Vì không có sóng điện thoại, 2 nữ sinh dân tộc Vân Kiều trú tại bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã phải tìm đến khu vực cách nhà gần 5 km, dựng lều "đón" sóng 3G để học online. Trong những ngày đầu của năm học mới 2021-2022, trên hành trình về với bản Bạch Đàn -...