Hiệu trưởng, hiệu phó phải xắn tay vào dạy phụ đạo lớp 1- tín hiệu vui dạy thật
Hiệu trưởng, hiệu phó phụ trách lớp phụ đạo cũng là thể hiện năng lực, trách nhiệm của người lãnh đạo, làm gương cho giáo viên trong trường.
Với “Nghỉ Tết không áp lực bài tập” tiên phong trên cả nước, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ghi dấu ấn đẹp với học trò, phụ huynh địa phương; một món quà Tết tuyệt vời tặng cho học trò nhân dịp năm mới.
Chuyện “Nhiều học sinh lớp 1 chưa đạt, Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu các trường dạy phụ đạo” đăng trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 26/2/2021 đã nhận được sự quan tâm của bạn đọc, đặc biệt là giáo viên đang dạy lớp 1 trên cả nước.
Bài viết đã được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng xã hội, nhận được nhiều bình luận của giáo viên đang dạy lớp 1.
Đa phần bình luận đều tấm tắc khen ngợi lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã dũng cảm nhìn nhận, đánh giá khách quan chất lượng lớp 1.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến lo lắng, lo lắng vì khi “Các trường không có giáo viên để bố trí dạy thì lãnh đạo nhà trường phải chịu trách nhiệm phụ trách dạy lớp học này, sau khi các em biết đọc lưu loát, viết, tính toán thành thạo chuyển các em về lại lớp học ban đầu” sẽ “kích thích” các cơ sở giáo dục trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và trên cả nước nói chung báo cáo số liệu “đẹp”, tránh trách nhiệm “dạy phụ đạo” sau này.
Cũng có ý kiến thẳng thắn, cho rằng “lãnh đạo nhà trường phải chịu trách nhiệm phụ trách dạy lớp học này” là chưa đúng quy định về chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học.
Với lãnh đạo của trường trung học, có quy định dạy số tiết theo tiêu chuẩn, còn lãnh đạo trường tiểu học hoàn toàn không có quy định này, liệu Sở ra quyết định như vậy có “ép” lãnh đạo nhà trường không?
Một tiết học của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lê Thành Duy, thành phố Bà Rịa. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Khánh Chi/ Báo Bà Rịa – Vũng Tàu).
Người trong cuộc nói gì về kế hoạch lãnh đạo nhà trường phải dạy phụ đạo?
Để trả lời câu hỏi này, người viết đã trao đổi với cô giáo A. (đề nghị không nêu tên), hiệu trưởng một trường tiểu học ở thành phố Vũng Tàu.
Cô A. chia sẻ “Trước tiên, tôi cảm ơn sự chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học ngay từ lớp 1, tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp sau này.
Chỉ đạo của Sở đã ghi rõ “Các trường không có giáo viên để bố trí dạy thì lãnh đạo nhà trường phải chịu trách nhiệm phụ trách dạy lớp học này, sau khi các em biết đọc lưu loát, viết, tính toán thành thạo chuyển các em về lại lớp học ban đầu”.
Chỉ đạo như thế không “kích thích” các cơ sở giáo dục trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu báo cáo số liệu “đẹp”, vì giáo dục Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang đi vào thực chất.
Chúng ta cần khách quan nhìn nhận, đây là sự nhấn mạnh của lãnh đạo Sở với lãnh đạo cơ sở về trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng thời đó cũng chính là một giải pháp sắp xếp nhân sự dạy lớp học đặc biệt này.
Video đang HOT
Người đứng đầu cơ sở giáo dục phải chịu mọi trách nhiệm, không đổ lỗi cho ai về hiệu quả công tác của đơn vị mình phụ trách; không sắp xếp được, không chỉ đạo được, thì mình phải đứng ra làm.
Hiệu trưởng, hiệu phó phụ trách lớp phụ đạo cũng là thể hiện năng lực, trách nhiệm của người lãnh đạo, làm gương cho giáo viên trong trường.
Chỉ đạo của Sở hôm nay, cũng là chỉ đạo tầm xa cho những năm sau, các trường trong địa bàn phải có kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị mình ngay từ đầu năm chứ không đơn thuần chờ chỉ đạo của Sở nữa.
Chúng tôi đã thống nhất quan điểm dạy thật, học thật, báo cáo đánh giá thật trong tập thể sư phạm nhà trường ngay từ đầu năm; mỗi giáo viên lớp 1 nói riêng, cả trường nói chung đều có trách nhiệm phụ đạo cho học sinh yếu ngay từ đầu năm học.
Với học sinh lớp 1 năm nay, giáo viên phụ trách lớp lại càng quan tâm hơn đến chất lượng của học sinh.
Ngay từ tuần đầu tiên, khối lớp 1 đã thường xuyên nắm bắt tình hình của từng lớp, em nào yếu kỹ năng nào giáo viên đã nắm bắt và có kế hoạch phụ đạo ngay.
Chỉ đạo của Sở về việc dạy phụ đạo tập trung cho các em học sinh lớp 1 chưa đạt kỹ năng đọc, viết, tính toán ở học kỳ 1 đã cụ thể hóa hơn công việc mà tập thể giáo viên nhà trường đã và đang làm.
Thực tế, những đối tượng học sinh yếu về các kĩ năng đọc, viết, tính toán thường là học sinh tự kỉ, tăng động giảm chú ý, có khó khăn về trí não…
Để có phương án “dài hơi” hơn, mở rộng đối tượng hơn cho cả 4 khối lớp sau và phù hợp với thực tế các nhà trường hiện nay, thì không nhất thiết phải là lãnh đạo trực tiếp đứng ra giảng dạy.
Ở đây cần sự linh hoạt sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo. Có thể điều chỉnh phân công nhiệm vụ cho giáo viên từ đầu năm, ưu tiên số lượng giáo viên dôi ra cho khối lớp 1; có thể lập kế hoạch phụ đạo lớp học vào thứ 7 và một số buổi thứ hai trong tuần.
Nếu ở đơn vị có nhiều học sinh trong “diện đặc biệt” thì nên hợp đồng 1 giáo viên phù hợp để dạy lớp học này.
Với giải pháp này thì ngay từ đầu năm phải có kế hoạch chi tiêu nội bộ, đầu tư cho nội dung này kết hợp vối việc vận động công tác “xã hội hóa” giáo dục để trả chi phí hợp đồng giáo viên”.
Dạy thật, đánh giá và báo cáo thật, là biện pháp đơn giản nhất để nâng cao chất lượng giáo dục mà bất cứ cơ sở giáo dục nào cũng làm được.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tấm gương tiên phong về nhìn nhận khách quan chất lượng lớp 1, có chỉ đạo kịp thời, hợp lòng người, nên chăng các địa phương khác nên học tập.
Hiệu trưởng, hiệu phó có được dạy thêm không?
Trong các văn bản hiện nay, hiệu trưởng, hiệu phó là cán bộ quản lý là người không được phép dạy thêm, tổ chức dạy thêm.
Hiện nay, tình trạng dạy thêm trái phép tràn lan, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường, gây mất lòng tin của một bộ phận không nhỏ người dân, ảnh hưởng một phần đến chính sách phát triển trong thời gian tới.
Trong đó, có một nguyên nhân không nhỏ do quản lý yếu kém hay tiếp tay của một số hiệu trưởng trong việc dạy thêm.
Một nguyên nhân khác khiến cho các trường hợp dạy thêm trái phép ngày càng nhiều, lôn xộn đó chính là một số vị hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cũng là người trực tiếp dạy thêm.
Sau bài viết: "Khi hiệu trưởng, hiệu phó cũng tham gia dạy thêm cho học sinh chính khóa" của tác giả Bùi Nam đăng trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó tập trung vào tính pháp lý của việc hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có được phép dạy thêm hay không?
Trong bài viết này, tôi xin được nêu các căn cứ pháp lý để làm căn cứ xác định xem hiệu trưởng có được dạy thêm hay không?
Hiệu trưởng có được dạy thêm không? (Ảnh minh họa trên internet, chưa rõ tác giả)
Hiệu trưởng có được phép dạy thêm không?
Hiện nay việc dạy thêm, quản lý dạy thêm được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Trong đó tại " Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó."
Như vậy tại điều 4 của thông tư trên, chỉ quy định giáo viên có thể dạy thêm theo đúng quy định trên, còn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là cán bộ quản lý, quy định không cho phép dạy thêm.
Hiện nay, trong Thông tư 16/2017/BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn khung danh mục vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập quy định rất rõ ràng là vị trí cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), vị trí giáo viên và vị trí nhân viên.
Theo quan điểm của người viết, người dân/doanh nghiệp có thể làm những việc pháp luật không cấm. Còn cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được làm những gì luật pháp cho phép.
Do đó, trong các văn bản hiện nay, hiệu trưởng, hiệu phó là cán bộ quản lý là người không được phép dạy thêm, tổ chức dạy thêm theo Thông tư 17 trên.
Như vậy, có nghĩa là các hiệu trưởng hiện nay đang dạy thêm là không đúng quy định.
Tiếp theo đó, ngày 26/8/2019 Quyết định số: 2499/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Theo đó, quyết định trên bãi bỏ hầu như tất cả các quy định về dạy thêm bên ngoài nhà trường.
Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa "dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông" vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Một lần nữa cá nhân người viết cho rằng, việc một số hiệu trưởng dạy thêm hiện nay là trái quy định. Bên cạnh đó, hiệu trưởng là người quản lý, làm việc giờ hành chính, nên hiệu trưởng dạy thêm trái cả tình lẫn lý.
Mong các hiệu trưởng dừng ngay việc dạy thêm
Các giáo viên dạy thêm chính khóa, dạy thêm trái phép đã để lại rất nhiều hệ lụy khôn lường, nhận được nhiều oán thán của nhân dân.
Không những thế, thêm một số hiệu trưởng lại đứng ra dạy thêm trái luật thì việc quản lý dạy thêm càng khó khăn hơn, bất ổn hơn.
Hiệu trưởng phải là người có tâm trong sáng, không tham lam, vụ lợi thì trường mới có hy vọng phát triển mạnh mẽ và hội nhập.
Như đã nói ở trên, hiệu trưởng dạy thêm thu tiền dù cho bất kỳ học sinh nào cũng đều không đúng quy định, không được phép hiện nay.
Nên các lãnh đạo ngành giáo dục, nhanh chóng kiểm tra và ban hành các văn bản chính thức cấm dạy thêm của các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng để họ tập trung vào công việc lãnh đạo, quản lý trường học, trong đó có việc quản lý dạy thêm của giáo viên khác.
Có như vậy mới hy vọng các trường tiến bộ, trường học công bằng, và phát triển mạnh mẽ, vững chắc.
Dư luận bàn tán ầm ầm về Tiếng Việt 1 Cánh Diều, vì sao giáo viên im lặng? Thầy cô giáo nào mạnh dạn nêu lên chính kiến của mình cũng khó lọt qua vòng trường (hoặc có lọt ) cũng khó qua nổi cửa ải của phòng, sở để đến nơi cần đến. Một người bạn của chúng tôi đã đặt câu hỏi thế này: "Giáo viên đang ở đâu trong cuộc tranh luận về sách giáo khoa tiếng Việt...