Hiệu trưởng ĐH Y khoa Vinh bị tố vi phạm quy định của Bộ GDĐT
Cung cấp thông tin cho báo chí, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Vinh (Nghệ An) đã đưa ra số liệu giảng viên quá sự thật hàng trăm người, và nêu tên cả người không có trong thực tế.
Trường ĐH Y khoa Vinh-Nghệ An. Ảnh: PV
Báo Lao Động nhận được đơn phản ánh về sai phạm tại Trường ĐH Y khoa Vinh (Nghệ An).
Nội dung đơn phản ánh lãnh đạo nhà trường kê khống số lượng giảng viên, mở ngành đào tạo khi chưa đủ điều kiện nhân sự, lãnh đạo không trực tiếp giảng dạy vẫn hưởng phụ cấp ưu đãi.
Làm việc với PV, ông Nguyễn Cảnh Phú-Hiệu trưởng ĐH Y khoa Vinh cho biết, hiện trường có gần 6.000 sinh viên các hệ. Số giảng viên cả cơ hữu và thỉnh giảng khoảng hơn 400 người, trong đó, giảng viên cơ hữu gần 300 người.
Danh sách cán bộ giảng viên Trường ĐH Y khoa Vinh. Ảnh: PV
Tuy nhiên, theo danh sách danh sách cán bộ, nhân viên, người lao động đang làm việc có đóng BHXH tại Trường ĐH Y khoa Vinh năm 2018 lưu tại BHXH TP. Vinh, tổng cộng chỉ có 164 người, trong đó số lượng giảng viên cơ hữu chỉ khoảng 140 người.
Video đang HOT
PV đề cập đơn thư phản ánh Khoa Dược không có Tiến sĩ cơ hữu theo quy định, ông Nguyễn Cảnh Phú khẳng định Khoa Dược có Tiến sĩ Đào Thanh Sơn, và còn có cô Kiều Mai Anh sắp bảo vệ Tiến sĩ.
Khoa Xét nghiệm, theo ông Phú “về chuyên sâu thì chưa nhưng Hóa-Sinh thì có cả”. Ông Phú nêu tên Tiến sĩ Mai Hoa, Tiến sĩ Lê Đông Hiếu, và cho biết PGS.TS Nguyễn Trung Chính hiện vẫn cộng tác với trường.
Trong danh sách người đóng BHXH của Trường ĐH Y khoa Vinh nói trên, không có TS Đào Thanh Sơn như thông tin do ông Nguyễn Cảnh Phú cung cấp. Qua tìm hiểu, được biết cô Mai Hoa là Tiến sĩ chuyên ngành Hóa học, thầy Lê Đông Hiếu là TS Sinh vật học. Và PGS.TS Nguyễn Trung Chính cũng cho biết không còn làm việc với Trường ĐH Y khoa Vinh từ 1 năm nay.
Như vậy, Trường ĐH Y khoa Vinh hiện chưa có TS chuyên ngành Dược và Xét nghiệm, nhưng vẫn đào tạo cử nhân hai chuyên ngành này.
Theo quy định của Bộ GDĐT, trường ĐH được xem xet đê mơ nganh đào tạo trình độ đai hoc khi có ít nhất 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.
Đơn cũng phản ánh ông Nguyễn Cảnh Phú không trực tiếp đứng lớp giảng dạy theo quy định nhưng vẫn hưởng phụ cấp đứng lớp. Về thông tin này, ông Nguyễn Cảnh Phú khẳng định ông vẫn lên lớp đầy đủ, thậm chí vượt giờ. PV đề nghị cung cấp các hồ sơ chứng minh như lịch báo giảng, sổ đầu bài…, ông Phú hẹn sẽ cung cấp, nhưng sau 2 tháng, vẫn không có hồi âm.
Một số giảng viên ĐH Y khoa Vinh cho biết đội ngũ giảng viên của trường còn thiếu, nhiều giảng viên phải dạy vượt quá số giờ quy định (200 giờ/năm).
Ông Lê Minh Thông – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: “Theo quy định, việc tổ chức và hoạt động của Trường ĐH Y khoa Vinh phải thực hiện đúng các quy định hiện hành. Nếu có thông tin về sai phạm, chúng tôi sẽ kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Quan điểm của tỉnh là làm hết sức nghiêm túc”.
QUANG ĐẠI
Theo laodong
Giảng viên "Tây" dạy ở ta: Cơ hội cho sinh viên tiếp cận văn hóa và phương pháp giáo dục mới
Hiện nay tại nhiều trường đại học trong cả nước, việc mời giáo viên nước ngoài về thỉnh giảng và làm giảng viên cơ hữu đã phần nào đa dạng hóa phương pháp giáo dục, hỗ trợ tối đa sinh viên trong học tập.
"Không cần đi du học vẫn được học với giảng viên nước ngoài"
Mô hình giảng dạy môn học tiếng Anh và môn chuyên ngành có sự tham gia của giảng viên nước ngoài đã không còn xa lạ tại các trường đại học ở nước ta. Nhiều trường không ngần ngại chủ động mời các thầy cô nước ngoài về làm giảng viên cơ hữu ngay trong khoa. Mục đích hướng đến nhằm hỗ trợ sinh viên được tiếp cận với việc nghe giảng bằng ngoại ngữ, với phương pháp giáo dục, văn hóa và tri thức ở góc độ mới.
Chia sẻ với chúng tôi, PGS.TS Phạm Vũ Phi Hổ - Giám đốc Điều hành phụ trách Đào tạo trường Đại học Văn Hiến TP.HCM cho biết: "Nhằm tạo môi trường và điều kiện giáo dục tốt nhất cho các em sinh viên, trường chúng tôi thường xuyên tuyển dụng các giảng viên đã và đang giảng dạy tại các trường Đại học uy tín ở nước ngoài, điều này giúp các sinh viên hưởng thụ những phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất, tích cực nhất, và đặc biệt, giúp các em làm quen với các nền văn hóa của các nước tiên tiến, nâng cao kỹ năng học và tự học trong suốt thời gian học Đại học. Đồng thời giúp các em dễ làm quen và tự tin tiếp cận với các môi trường công việc đa quốc gia sau khi tốt nghiệp. Một lợi thế nổi bật khác là không cần đi du học, các em sinh viên vẫn được học với các giảng viên người nước ngoài để kiến thức và tầm nhìn rộng mở hơn".
Thầy và trò cùng trao đổi thảo luận sau giờ lên lớp - Ảnh: Đại học Văn Hiến.
Từng có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường Đại học lớn ở Hàn Quốc, thầy Laurence Partan, hiện đang giảng dạy tại các lớp tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh không chuyên tại Đại học Văn Hiến cho biết: "Tôi lấy làm vinh dự khi được giảng dạy cho các sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Văn Hiến nói riêng. Tôi thấy các em rất nỗ lực học tập, năng động không thua kém gì các sinh viên trong khu vực Châu Á. Tuy nhiên, một điều cơ bản tôi nghĩ các em cần thay đổi là nên tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh và tăng cường rèn luyện 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết nhiều hơn bên cạnh việc học lý thuyết".
Tình cảm thầy "Tây" trò "ta" luôn gắn kết
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu trong thời đại hiện nay. Với điều kiện thuận lợi, các trường đại học đặc biệt là hệ thống các trường tư thục luôn có chính sách tìm kiếm sự hợp tác với các trường đại học khác trên thế giới và mời các giảng viên nước ngoài về làm việc tại Việt Nam.
Chính vì vậy, sinh viên nhiều trường đại học đã bắt đầu quen thuộc với những giờ giảng do giảng viên nước ngoài phụ trách.
Em Phạm Hồng Sơn, sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ Đại học Văn Hiến cho biết: "Em thấy các thầy cô giáo nước ngoài có tác phong rất chuyên nghiệp, luôn luôn đúng giờ. Trong quá trình dạy dỗ luôn tận tình, trách nhiệm đối với bài giảng và mức độ hiểu biết của sinh viên. Mỗi giờ học trên giảng đường em thấy thật sự thú vị".
Tự tin khi trao đổi cùng giảng viên nước ngoài - Ảnh: Đại học Văn Hiến.
Yêu thương và quý trọng các thầy cô ngoại quốc, nhiều sinh viên trong ngày Nhà giáo Việt Nam cũng không quên gửi lời tri ân bằng những bó hoa, tấm thiệp đến những người chèo đò tuy khác ngôn ngữ, khác nền văn hóa nhưng vẫn dành mọi sự tâm huyết cho sinh viên Việt.
"Ngày 20/11 năm ngoái, cô giáo lớp em đã rất bất ngờ khi được sinh viên tặng hoa và hát tập thể tặng cô một bài. Về sau cô mới chia sẻ cảm nhận rằng sinh viên Việt Nam tình cảm và chu đáo quá, còn bọn em nghĩ quý trọng thầy cô là lẽ đương nhiên thôi!" - bạn Hoàng Thanh Thảo, sinh viên năm 2 khoa Ngoại ngữ Đại học Văn Hiến chia sẻ.
Có thể thấy, nền giáo dục hiện đại đã có những bước phát triển rõ rệt để bắt kịp xu thế toàn cầu hóa trong thời đại công nghệ 4.0. Điển hình là việc đầu tư nguồn nhân lực, vật lực tiêu chuẩn quốc tế vào từng trường đại học nhằm giúp sinh viên được tiếp cận đa chiều và linh động hơn trong việc tích lũy kiến thức. Lúc này, sinh viên có cơ hội được học tập trong những môi trường mở dưới sự hướng dẫn của các giảng viên bản xứ và cả giảng viên nước ngoài.
Theo Dân trí
Bình Định: Hủy quyết định kỷ luật hiệu trưởng Trường Mầm non Quy Nhơn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã giao Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn hủy quyết định xử lý kỷ luật hành chính đối với bà Nguyễn Thị Kim Phương, nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Quy Nhơn Ngày 4/1, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết đã ban hành văn bản thông báo ý kiến kết luận...