Hiệu quả ban đầu của các trường dạy học trực tuyến mùa dịch
Ngay từ đầu tháng 2 khi học sinh được nghỉ học để phòng chống dịch bệnh, nhiều trường đã khiển khai phương án dạy học trực tuyến, dạy online và bước đầu có những kết quả nhất định.
Lãnh đạo THCS&THPT Lương Thế Vinh cho biết trước khi triển khai việc dạy học trực tuyến, nhà trường đã mời chuyên gia tập huấn kỹ càng cho các giáo viên để việc dạy và học thực sự mang lại kết quả chứ không phải dạy hình thức.
Bà Văn Quỳnh Dao – Phó hiệu trưởng THCS&THPT Lương Thế Vinh chia sẻ: “Tất nhiên, ban đầu cũng có những giáo viên bỡ ngỡ khi đổi sang phương pháp dạy trực tuyến thay vì dạy truyền thống.
Một điều rất mừng là qua phương pháp học trực tuyến có nhiều học sinh đáp ứng yêu cầu của thầy cô khá nhanh và có kết quả tốt. Hiện nay giáo viên nhà trường cũng có các bài kiểm tra, tăng cường tương tác với học sinh nhiều hơn, sát sao với các em để giải quyết tình trạng học sinh chưa chủ động trong việc học”.
Việc dạy học online đang phát huy hiệu quả khi học sinh nghỉ dài chống dịch (ảnh minh họa)
Còn tại Hệ thống Trường liên cấp Newton thì khi xuất hiện dịch bệnh, nhà trường và các giáo viên đã chủ động, linh hoạt trong phương pháp dạy học, thay đổi kế hoạch giảng dạy trên lớp của mình bằng việc dạy học online.
Kết quả dạy và học online kỳ đầu tiên của học sinh trường Newton đã căn bản đạt yêu cầu và vượt mức mong đợi của nhà trường.
Theo đó, nhà trường vừa tiến hành kiểm tra online lần đầu (giữa học kỳ 2) sau thời gian nghỉ dịch. So với hình thức kiểm tra trên lớp thì điểm số chưa cao nhưng ở mức chấp nhận được và đã vượt mong đợi của nhà trường ở điều kiện hiện tại.
Đặc biệt, điểm trung bình ba môn thi Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh đều phản ánh tốt kết quả học tập của các con trong quá trình học online tại nhà.
“ Bài kiểm tra online là cơ hội để học sinh trải nghiệm, thử sức với một hình thức kiểm tra kiến thức mới và tiếp cận công nghệ 4.0. Trên cơ sở đó, các thầy cô cũng đánh giá được nội dung kiến thức học sinh đã tiếp nhận được trong thời gian qua”, cô Đặng Phong – Hiệu trưởng Nhà trường nói.
Cô Đặng Phong cho biết thêm: “Qua các bài học và bài kiểm tra online cha mẹ học sinh cũng thấy được tính tự học, tự giác và tính trung thực khi làm bài của con em mình”.
Kết quả này cho thấy công sức và sự cố gắng của thầy cô trong việc truyền tải kiến thức đến học sinh qua các bài giảng online hay các bài tập trên Vioedu đã đem về quả ngọt xứng đáng.
Video đang HOT
Ở một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa yêu cầu các đơn vị thuộc bộ nghiên cứu, đề xuất việc dạy học đại trà trên truyền hình cho học sinh, đồng thời làm rõ giá trị kết quả học trực tuyến.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, các đơn vị tiếp tục tăng cường hướng dẫn địa phương và các trường xây dựng kế hoạch dạy học từ xa đảm bảo nền nếp, chất lượng.
Trong đó, cần làm rõ những nội dung có thể dạy và học từ xa, phương thức triển khai cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt phải tính đến phương án cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để các em không bị thiệt thòi.
Các trường sư phạm được giao nhiệm vụ hỗ trợ nguồn học liệu cho các địa phương, cơ sở giáo dục phổ thông để triển khai việc dạy và học từ xa một cách bài bản. Nếu học sinh tiếp tục nghỉ lâu hơn do dịch bệnh, Bộ GD&ĐT sẽ chuẩn bị các phương án phù hợp.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Văn phòng Chính phủ cũng vừa có văn bản chỉ đạo Bộ GD&ĐT sớm xem xét kiến nghị cho các trường triển khai phương thức giáo dục từ xa trong mùa dịch.
Trước đó, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng đã kiến nghị Bộ GD&ĐT công nhận kết quả học trực tuyến của các trường đã chủ động triển khai nghiêm túc trong đợt dịch vừa qua để tạo động lực.
Theo infonet
Tiết dạy online cũng cần được thừa nhận như tiết dạy chính khóa!
Theo thầy Phạm Tất Dong nước ta cần xây dựng chương trình phổ thông để dạy online của riêng Việt Nam, hiện chúng ta có đủ điều kiện để làm việc này.
Hiện nay, dạy học online đang được áp dụng rộng rãi sau khi học sinh cả nước nghỉ học vì dịch Covid -19. Cách học này đã phát huy được nhiều hiệu quả khi các em có thể ở nhà vẫn theo dõi được bài giảng, hoặc chủ động học tập khi truy cập vào các trang dạy học trực tuyến.
Đến nay, đã có nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. Đặc biệt, có nhiều ứng dụng cho phép thầy trò có thể tương tác học tập không kém gì việc học trực tiếp tại nhà trường.
Đã có những chương trình cung cấp khá toàn diện đáp ứng toàn bộ các nhu cầu học của học sinh, từ trang bị, ôn luyên kiến thức tới các chương trình luyện thi chuyển cấp hoặc nâng cao kiến thức.
Việc học online đang trở thành xu hướng giáo dục mới (ảnh minh họa - nguồn giaoduc.net.vn).
Người học cũng đã lựa chọn cách học online ngày một nhiều, đơn cử như trang Hocmai.vn sau 13 năm cung cấp dịch vụ đã có tới gần 4 triệu học sinh cả nước đã tham gia, mỗi ngày đều có hơn 200 nghìn lượt học sinh tham gia các hoạt động học tập.
Trong thời gian dịch Covid - 19 có gần đến 800 nghìn học sinh tham gia khóa học miễn phí ở trang này.
Cũng trong dịch Covid -19, đã có hàng nghìn trường phổ thông trong cả nước tổ chức dạy học online. Nhiều trường phổ thông như hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội bắt tay xây dựng chiến lược dạy học trực tuyến.
Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra lúc này là có nên xem các tiết học online như các tiết học chính khóa không?
Thực tế hiện nay tại Việt Nam, học sinh có thể theo học chương trình Tú tài Mỹ bằng cách học online và các em được cấp bằng Tú tài Mỹ. Trong khi ở Việt Nam, nếu học chương trình phổ thông mà bằng hình thức online lại chưa được thừa nhận.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khi chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã cho rằng, ở bậc phổ thông các em phải đến trường vì dạy học ngoài kiến thức còn phải dạy người.
Tuy nhiên, cũng có người băn khoăn có nhất thiết 100% chương trình phổ thông đòi hỏi học sinh phải đến trường để học hay không?
Hay cần hành lang pháp lý khuyến khích việc dạy học online song song với cách dạy học truyền thống.
Trong thời đại số thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là xu thế tất yếu. Chính vì lẽ đó, cần thiết phải có những điều chỉnh cho phù hợp mà đầu tiên chính là sự thay đổi trong các quy định về giáo dục phổ thông hiện nay.
Liên quan vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, cần khuyến khích học sinh học các chương trình online.
Ngay cả việc các em học các chương trình Tú tài quốc tế thì cũng nên công nhận văn bằng này cho các em.
Trong xu thế phát triển công nghệ hiện nay, theo thầy Phạm Tất Dong nước ta cần xây dựng chương trình phổ thông để dạy online của riêng Việt Nam. Hiện, Việt Nam hoàn toàn làm được và nên có chương trình như vậy.
Thầy Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam (ảnh Thùy Linh).
Thầy Dong nhấn mạnh: "Nếu các cháu có điều kiện học online ở Việt Nam bằng chương trình Mỹ thì cũng nên công nhận cho các cháu. Vì điều này sẽ tạo điều kiện cho học sinh học tập, tiếp cận nền giáo dục của thế giới".
Một trong những vấn đề mà nhiều chuyên gia giáo dục quan tâm chính là việc nhiều nội dung học chính khóa của chương trình phổ thông hiện nay có thể tổ chức dạy trên online. Do đó, cần thiết công nhận tiết học online như các tiết học chính khóa.
Bản thân thầy Dong cũng cho rằng, hiện thế giới học theo tích lũy. Cứ tìm trên online có tín chỉ nào thì học, đến khi học đủ thì được cấp bằng.
Cuối cùng, thầy Dong góp ý, Việt Nam nên thống nhất với một số nước hợp tác để nhập các chương trình online của họ. Vì các chương trình của họ giáo viên rất giỏi nên học sinh Việt Nam tiếp cận được là điều rất tốt.
Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội Bùi Thị An từng nêu quan điểm với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, việc học online đáng ra phải áp dụng lâu rồi để tận dụng tất cả điều kiện có thể.
Bởi cách học này là tiết kiệm thời gian mà vẫn cung cấp được kiến thức cho mọi người.
Bà An cho rằng: "Cái quan trọng nhất là đánh giá kiến thức học sinh, thu lượm từ nhiều nguồn không chỉ trên ghế nhà trường.
Không kể học bằng hình thức nào, cái quan trọng nhất là đánh giá kiến thức nên Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu để đưa ra phương pháp đánh giá.
Bộ Giáo dục cần nghiên cứu để kiến nghị với Chính phủ có thể có điều chỉnh, thay đổi để cấp bằng được cho những người học online.
"Trong trình độ công nghệ thông tin đã phát triển thì có thể áp dụng cách dạy học này do đó cần có giải pháp để khuyến khích phát triển. Đáng lẽ chúng ta đã tạo điều kiện hành lang pháp lý cho học sinh có điều kiện học online từ lâu".
Cuối cùng bà Bùi Thị An đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp để đánh giá được thực chất kiến thức học qua online và đề nghị Chính phủ cấp bằng cho những học sinh đạt chuẩn khi theo học chương trình này.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Đổi mới sáng tạo dạy học trực tuyến chống dịch Covid-19 trong vùng di sản Trường Tiểu học Hạ Long, Tp Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh những ngày này đang"hot" bởi tập thể GV cùng lên sóng chống dịch "Covid-19". Vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, các thầy cô đã cho thấy tinh thần hết lòng vì học sinh thân yêu. Các cô giáo vừa chống Covid-19, lạc quan dạy học online "Yêu mến và...