Hiểu đúng để trị mụn hiệu quả
Nếu hiểu về mụn, biết cách chăm sóc và điều trị sớm, bạn sẽ tránh được những vết thâm, sẹo xấu xí.
Hiện tượng “nổi hoa” (mụn) không chỉ làm mất thẫm mỹ mà còn khiến teen cảm thấy đau nhức và khó chịu, mất tự tin hàng ngày. Tuy nhiên, nếu hiểu về mụn, biết cách chăm sóc và điều trị sớm, chúng ta chẳng cần phải lo lắng về những chuyện nhỏ như thế này.
Nguyên nhân gây mụn
Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể chúng ta bắt đầu phát triển, sự thay đổi tiết tố trong cơ thể khiến tình trạng da bị tăng tiết bã nhờn. Do đó, các nang lông trên da mặt bị tích tụ nhiều tuyến bã nhờn hơn bình thường và nếu không được tống khứ ra ngoài sẽ hình thành nên mụn cám. Nếu làn da lại thuộc sỡ hữu của các teen “mèo lười” không có thói quen vệ sinh da mặt sạch mỗi ngày, vi khuẩn sẽ tha hồ tổng tiến công và thế là da sẽ bị viêm sưng, nóng đỏ và đôi khi kèm đau nhức.
Cách tống khứ “hoa xấu”
Nếu teen phát hiện những “bông hoa xấu” trên da mình, thì tốt nhất nên thu xếp một ngày rãnh rỗi để đến bác sĩ da liễu tư vấn. Hiện nay, Trung tâm điều trị và chăm sóc da Orient có dịch vụ khám và tư vấn miễn phí bởi các cô chú bác sĩ chuyên khoa da liễu. Theo các bác sĩ tại đây, việc nổi mụn ở tuổi chúng ta chẳng khó khăn để chữa trị nếu đừng để rơi vào tình trạng quá nặng. Khi “hoa xấu” vừa chớm mà chúng ta được tư vấn kịp thời thì chỉ cần thoa thuốc thích hợp để “tiêu diệt gọn” chúng. Nhưng nếu để quá nặng, da sẽ bị thâm, kích ứng, thậm chí còn để lại sẹo lõm. Nặng hơn nữa, “hoa xấu” có thể chiếm dụng khắp luống đất màu mỡ trên da để sinh sôi nảy nở. Lúc đó, phương pháp điều trị tối ưu là phải nhờ đến sự can thiệp của các thiết bị laser hiện đại, kèm với các chương trình chăm sóc da đặc biệt. Và lúc này, thời gian điều trị lại đòi hỏi teen phải kiên trì rất nhiều.
Video đang HOT
Nặn mụn sai cách có thể khiến mụn viêm nặng hơn.
Những thói quen xấu cần tránh
Nhiều teen chúng ta có thói quen rất là xấu như tự ý “tiêu diệt” mụn bằng chính phương pháp của mình: cậy, nặn; thoa thuốc trị mụn không theo chỉ định của bác sĩ, hoặc thậm chí sử dụng kem trộn trôi nổi ngoài thị trường nữa.
Tự ý cậy, nặn mụn có thể gây nhiễm trùng và rất dễ để lại sẹo. Bạn biết không, dù rửa sạch tay bằng xà bông diệt khuẩn hay nấu sôi dụng cụ nặn mụn, vi khuẩn vẫn có thể tiềm ẩn đâu đó ở móng tay và nhiệt độ khử khuẩn trên dụng cụ cũng chưa đủ mạnh để tiệt trùng hoàn hảo. Đó là chưa kể với góc nhìn không chuyên môn, ta không thể nhận biết được tình trạng mụn đã đủ chín để sẵn sàng bị loại bỏ hay chưa. Ngoài ra, thao tác nặn sai có thể khiến mụn càng thêm kích ứng và lây lan ở các vùng kế cận.
Không phải thuốc được gọi là trị mụn thì có thể thích hợp với tất cả loại da và tình trạng mụn. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể chỉ ra được thành phần của loại thuốc này có phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn hay không. Ví dụ nhưbị mụn cám mà lại sử dụng thuốc trị cho mụn trứng cá; hoặc bị mụn mủ mà lại sử dụng thuốc để điều trị mụn tấy thì kết quả điều trị đã sai vạn dặm rồi
Bạn thấy không, nếu không hiểu và điều trị mụn sớm thì việc điều trị sau này sẽ rất là khó khăn và tốn kém, vì có những trường hợp mụn trứng cá rất dễ để lại sẹo ngay cả khi bạn không nặn gì cả. Do đó đừng hững hờ hay tự ý điều trị mụn nhé mà hãy tham vấn bác sĩ để tìm ra phương pháp chữa trị tốt và sớm nhất.
Theo iOne
Mụn không chỉ do nội tiết tố
Ngoài nội tiết, mụn xuất hiện khi bạn chưa biết chăm sóc, bảo vệ da đúng cách...
Mụn xuất hiện ở tuổi dậy thì thường là do sự thay đổi của nội tiết tố. Nhưng đôi khi việc nổi mụn lại có sự góp phần từ những điều nhỏ nhặt nhất như những thói quen xấu, vật dụng tiếp xúc hàng ngày hay các sản phẩm chăm sóc da...
Khăn mặt
Những chiếc khăn ẩm sẽ là môi trường thuận lợi để tạo vi khuẩn ký sinh vào, chưa kể khi bạn treo lên sào sẽ có tỷ thứ bụi bẩn bám vào. Thế nhưng nhiều lúc teen lại quên giặt khăn bằng xà bông diệt khuẩn, mà chỉ để khăn thấm nước mà thôi. Điều này đã khiến vi khuẩn dễ dàng đi sang da mặt, kết hợp với dầu nhờn trên mặt tạo thành mụn.
Nguy cơ tiềm ẩn gây mụn có thể ở chiếc khăn quen thuộc của bạn.
Gối và chăn mền
Mỗi tối, bạn sẽ tựa mặt vào chiếc gối êm ái, chiếc chăn ấm để vùi vào giấc ngủ. Nhưng nếu gối và chăn mền chẳng được giặt sạch và thay thường xuyên thì nguy cơ vi khuẩn tiềm ẩn rất cao. Do đó, khi ngủ, nhất là trong phòng máy lạnh, nhờn tiết ra khá nhiều (vì môi trường máy lạnh làm da bị khô), chất nhờn này sẽ trộn lẫn với vi khuẩn sinh ra mụn.
Sửa rửa mặt
Việc rửa sạch da bằng sửa rửa mặt hàng ngày giúp da sạch sẽ, loại bỏ các chất bã nhờn và bụi bẩn để ngăn nguy cơ gây mụn trên mặt. Tuy nhiên, nhiều bạn rửa mặt lại chẳng sạch. Các sửa rửa mặt chưa được rửa sạch thường còn sót lại ở các vùng chân tóc và cằm... Kết quả là các vùng này lại hay nổi mụn vì sữa rửa mặt.
Nên rửa mặt bằng nước ấm và chú ý làm sạch các vùng chân tóc và cằm.
Thói quen dùng tay sờ và nặn mụn
Móng tay của chúng ta tiếp xúc khá nhiều đồ vật, vì vậy có thể nói là nơi trung gian của vi khuẩn tiềm ẩn. thế mà các teen lại thường vô tình lấy tay chống cằm khi ngồi học, hay sờ sờ da mặt, hoặc ngứa ngáy nặn vài cái mụn. Như mụn lại càng có nguy cơ nổi lên thêm, chẳng những vậy còn làm viêm đỏ và sưng tấy các nốt mụn cũ.
Kem trị mụn không phù hợp
Đôi khi teen của chúng ta thấy quảng cáo kem trị mụn tốt, hiệu quả là tự mua về sử dụng, mà không cần biết có phù hợp với loại mụn và tình trạng da của mình hiện nay. Ví dụ như da bị mụn cám mà lại sử dụng thuốc trị cho mụn trứng cá; hoặc bị mụn mủ mà lại sử dụng thuốc để điều trị mụn tấy... Ngoài ra, một số loại thuốc trị mụn dành cho mụn trứng cá đôi khi mang tính chất lột tẩy khá nhiều làm da bị khô, và da nhạy cảm dễ bị dị ứng. Do đó, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ da liễu để được đánh giá và kê toa thuốc phù hợp để mụn nhanh chóng khỏi mà cũng không tốn quá nhiều chi phí.
Theo iOne
Những điều cấm kỵ bạn cần nhớ để không bi sẹo sau mụn Để không bị sẹo bạn bắt buộc không được mắc những lỗi dưới đây! Tránh điều trị mụn trứng cá Điều trị mụn trứng cá có thể gây sẹo lồi đặc biệt nếu mụn trứng cá ở vùng mặt. Điều trị mụn trứng cá có thể gây sẹo lồi đặc biệt nếu mụn trứng cá ở vùng mặt. Vì vậy nếu bạn đang...