Hi hữu b.é gá.i chào đời mang theo vòng tránh thai của mẹ
B.é gá.i nặng 3,2kg vừa chào đời cùng chiếc vòng tránh thai mà người mẹ 35 tuổ.i đã đặt cách đây 2 năm.
Theo thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các y bác sĩ của bệnh viện vừa chào đón một b.é gá.i khỏe mạnh nặng 3,2kg. Điều đặc biệt là em bé chào đời cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
Mặc dù việc mang thai không nằm trong kế hoạch nhưng chị V.T.T.H. (35 tuổ.i, Vĩnh Phúc) đã có một thai kỳ an toàn và ca sinh diễn ra thành công tốt đẹp dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
B.é gá.i chào đời mang theo vòng tránh thai của mẹ. Ảnh BVCC.
Vòng tránh thai nằm bên ngoài túi ối, không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ca phẫu thuật do bác sĩ Trần Ngọc Đính – Trưởng khoa tự nguyện D5 bệnh viện – trực tiếp thực hiện.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, vòng tránh thai là một phương pháp ngừa thai phổ biến, tuy nhiên không phải là tuyệt đối. Có nhiều yếu tố có thể làm giảm hiệu quả của vòng, như vòng di chuyển, hư hỏng hoặc các vấn đề về sức khỏe của người phụ nữ.
Bác sĩ khuyến cáo các phương pháp tránh thai đều có ưu/nhược điểm riêng. Để lựa chọn phương pháp tránh thai tối ưu và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, chị em nên đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn.
Đối với vòng tránh thai, sau khi đặt, chị em cần tái khám sau 1 tuần và 1 tháng để xác định lại vị trí đặt vòng. Trường hợp để vòng quá hạn hay vòng đi lạc chỗ sẽ có những nguy hiểm, biến chứng hay viêm nhiễm vùng chậu.
Thống kê cho thấy, việc đặt vòng tránh thai vẫn có con chiếm tỉ lệ khoảng 2-8/10.000 trường hợp trên thế giới. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đi đến kết cục thai kỳ an toàn, một số trường hợp có thể để lại biến chứng.
Giành giật sự sống cho bệnh nhân 40 tuổ.i bị viêm màng não nguy kịch
Quá trình mổ, kíp phẫu thuật đã tiến hành khoan mở hộp sọ, bơm rửa, làm sạch mủ trong não đến khi dịch rửa trong, dẫn lưu áp xe dịch mủ...
Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh và tình trạng lâm sàng dần tốt lên.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã thực hiện ca phẫu thuật cứu sống bệnh nhân nam T.A.T (40 tuổ.i, trú tại phường Cẩm Trung, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) bị viêm màng não nguy hiểm sau hơn 1 tháng điều trị tích cực.
Theo người thân bệnh nhân, khi đang ở nhà, anh T đột ngột co cứng tay chân, sùi bọt mép khoảng 5 phút rồi tỉnh lại và không nhớ gì hết. Trước khi xảy ra sự việc khoảng 2 ngày, bệnh nhân có đau đầu, sốt nhẹ và được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám. Đáng chú ý, bệnh nhân có tiề.n sử suy thượng thận, vảy nến và đái tháo đường type 2 đang điều trị thường xuyên.
Bệnh nhân T được đưa vào khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả điều trị với chẩn đoán: Cơn động kinh/viêm xoang/suy thượng thận/tăng huyết áp/đái tháo đường type 2/hạ kali máu/vảy nến. Trong thời gian này, bệnh nhân vẫn tỉnh táo và không có cơn co giật.
Kip phẫu thuật Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả cứu bệnh nhân.
Sau 7 ngày vào viện, bệnh nhân đột ngột xuất hiện cơn co giật toàn thân và kết quả chụp CT sọ não chưa phát hiện dấu hiệu bất thường. Lúc này, bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực-Chống độc-Thận nhân tạo để theo dõi và điều trị tiếp.
Tại đây, bệnh nhân được chọc dịch não tủy và nuôi cấy, tuy nhiên kết quả nuôi cấy dịch não tủy không thấy mọc vi khuẩn. Do kết quả cận lâm sàng không tương xứng với bệnh cảnh lâm sàng, nên các bác sĩ tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa trong bệnh viện và đưa ra chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não.
Tiếp đó bệnh viện thực hiện hội chẩn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Các chuyên gia Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã thống nhất với chẩn đoán của Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả (bệnh nhân bị viêm màng não). Cùng với đó, bệnh nhân tiếp tục thực hiện theo kế hoạch điều trị của Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả đã đề ra.
Sức khỏe bệnh nhân T.A.T đang hồi phục tốt sau ca mổ.
Tuy nhiên, những ngày sau bệnh nhân vẫn sốt liên tục, tình trạng lâm sàng chậm cải thiện, các bác sĩ tiến hành đổi kháng sinh để điều trị tiếp. Đến ngày 25/11, kết quả xét nghiệm PCR đa mồi dịch não tủy dương tính với virus EBV và kết quả chụp cộng hưởng từ có hình ảnh viêm não, áp xe màng não.
Bệnh viện thực hiện hội chẩn liên khoa, xem xét tất cả quá trình điều trị, các yếu tố diễn biến mới và khẳng định bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật ngay.
Quá trình mỗ, kíp phẫu thuật đã tiến hành khoan mở hộp sọ, bơm rửa, làm sạch mủ trong não đến khi dịch rửa trong, dẫn lưu áp xe dịch mủ... Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, tình trạng lâm sàng dần tốt lên. Đến nay, tình hình sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, hồi phục nhanh, dự kiến sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo BS.CKI Nguyễn Văn Phái - khoa Hồi sức tích cực-Chống độc-Thận nhân tạo, bệnh viêm màng não do virus EBV rất hiếm gặp. Trường hợp này, người bệnh mắc nhiều bệnh nền nên diễn biến bất thường, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ đã luôn theo sát người bệnh để có phác đồ phù hợp...
Người phụ nữ 64 tuổ.i 'thoát' khỏi ung thư vú nhờ làm việc này Tin tưởng vào trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam, bà P.T.M.L (64 tuổ.i, sống tại Hoa Kỳ) đã bay gần 20 tiếng từ Mỹ về Việt Nam để phẫu thuật và điều trị căn bệnh ung thư vú. Tin tưởng vào trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam, bà P.T.M.L (64 tuổ.i, sống tại Hoa Kỳ) đã bay...