B.é gá.i 5 tuổ.i phải nhập viện cấp cứu do nhét sỏi vào tai
Trong lúc chơi, b.é gá.i 5 tuổ.i bất ngờ lấy viên sỏi nhét vào lỗ tai. Gia đình phát hiện liền tìm cách lấy viên sỏi ra nhưng không thể, bệnh nhân đa.u đớ.n kêu la, phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Đang chơi đùa, b.é gá.i 5 tuổ.i (quê tỉnh Tây Ninh) tò mò bất ngờ nhét một viên sỏi vào lỗ tai. Lúc này mẹ bé đứng gần đó, nhanh chóng lấy đèn pin soi vào nhưng không thấy được. Ngay sau đó, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh để kiểm tra.
Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên sỏi nằm trong lỗ tai b.é gá.i 5 tuổ.i – Ảnh: BVCC
Tại đây, sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các bác sĩ tai mũi họng đã phát hiện viên sỏi nằm sâu trong tai bé, nhưng không thể lấy ra trong lúc soi nên bé được chuyển đến phòng gây mê để gây mê và xử trí.
Video đang HOT
Bác sĩ Huỳnh Đức Nhật Anh (Khoa Liên chuyên khoa) cho biết: “Với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, các bác sĩ đã thực hiện thủ thuật gắp viên sỏi ra ngoài, không gây tổn thương đến tai của bé. Sau khi gắp, bé đã được về nhà ngay sau đó”.
Theo bác sĩ Huỳnh Đức Nhật Anh, nhét vật lạ vào tai là điều không hiếm gặp ở trẻ nhỏ và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như tổn thương tai. “Vật lạ có thể tổn thương màng nhĩ hoặc ống tai ngoài, dẫn đến giảm thính lực, hẹp ống tai ngoài hoặc nhiễ.m trùn.g tai”, bác sĩ Nhật Anh giải thích.
Ngoài ra, việc nhét vật lạ vào tai có thể gây viêm nhiễm, sưng đau và nếu không được xử lý kịp thời có thể gây hoại tử ống tai, trẻ sẽ cảm thấy rất đa.u đớ.n và khó chịu, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Bác sĩ Nhật Anh chia sẻ, trong cuộc sống hằng ngày, tr.ẻ e.m thường hiếu động và tò mò, nhưng đôi khi những hành động vô tình có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều trường hợp tương tự xảy ra. “Nếu phát hiện dị vật tai, không nên tự lấy ở nhà vì có thể gây thủng màng nhĩ hoặc tổn thương ống tai ngoài, cần đưa vào những cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng và đầy đủ trang thiết bị cần thiết để được kiểm tra và xử lý kịp thời”, bác sĩ Nhật Anh khuyến cáo.
Bắc Giang: Phẫu thuật lấy sỏi niệu quản cho cháu bé 8 tuổ.i
Sau nhiều ngày nằm viện để phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản, chiều 5/9, cháu Đoàn Thị Ngọc A (8 tuổ.i), trú tại xã Việt Tiến, thị xã Việt Yên (Bắc Giang) được xuất viện, sức khỏe ổn định.
Đây là bệnh nhân nhỏ tuổ.i nhất được phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản trong khoảng 10 năm gần đây.
Ngày 28/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân A nhập viện trong tình trạng đau thắt lưng. Bệnh nhân có tiề.n sử hội chứng thực bào má.u, dị ứng.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện ca phẫu thuật.
Qua thăm khám, làm các xét nghiệm lâm sàng, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xác định bệnh nhân có sỏi niệu quản phải 1/3 trên, đồng thời chỉ định phẫu thuật nội soi lấy sỏi. Đến ngày 31/8, ca phẫu thuật thành công, các bác sĩ đã lấy được viên sỏi kích thước 14x10 mm.
Theo bác sĩ Đoàn Tiến Dương, Trưởng Khoa Ngoại thận - Tiết niệu - Nam học (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), sỏi thận, sỏi niệu quản thường xảy ra ở người lớn nhưng tr.ẻ e.m cũng có thể mắc bệnh này, nhất là với trẻ có bệnh nền.
Sỏi thận, sỏi niệu quản ở trẻ được hình thành chủ yếu dựa vào hai yếu tố là môi trường và di truyền, trong đó yếu tố môi trường (chế độ dinh dưỡng và lối sống) là nguyên nhân khiến số lượng trẻ bị sỏi tăng nhanh trong những năm gần đây.
"Mặc dù khá hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan. Để phòng ngừa, cha mẹ nên theo dõi, cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày; cân bằng lại chế độ dinh dưỡng của trẻ, tránh cho trẻ ăn thức ăn nhanh và các thực phẩm chứa nhiều gia vị, mặn. Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có gas và tập cho trẻ thói quen đi tiểu, không nhịn tiểu.
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng, lưng, hông hoặc háng; tiểu lắt nhắt; đau khi đi tiểu; tiểu gấp... các gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị đúng cách. Nếu trẻ đã từng bị sỏi thận, sỏi niệu quản, sau điều trị nên cho trẻ xét nghiệm má.u, nước tiểu và phân tích viên sỏi của trẻ để tìm ra nguyên nhân phát triển sỏi thận ở trẻ", bác sĩ Đoàn Tiến Dương khuyến cáo.
Đi cấp cứu vì ta.i nạ.n sinh hoạt, tiếp tục bị thương trên đường đến viện Trên đường đi cấp cứu vì sốc phản vệ do bị ong đốt, b.é gá.i 6 tuổ.i vô tình đưa chân trái vào bánh sau xe máy, gây vết thương nghiêm trọng. Ta.i nạ.n xảy ra với bé D., 6 tuổ.i, ở Cẩm Khê, Phú Thọ, chiều 12/7. Ngay sau khi bị ong đốt, bé D. xuất hiện ngứa toàn thân, phù...