Hết thời phải đổ bỏ vì COVID-19, giá hoa hồng Đà Lạt tăng vọt
Sau thời gian dài rớt giá thảm hại, thậm chí phải đổ bỏ hoa do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian gần đây, giá hoa hồng Đà Lạt và huyện lân cận là Lạc Dương tăng vọt.
Sơ chế hoa hồng
Sáng 18/10, ông Nguyễn Đức Cứ, Trưởng Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt cho biết khoảng 5 ngày nay, giá hoa hồng Đà Lạt tăng vọt. Nguyên nhân giá hoa tăng là do dịch COVID – 19 lắng xuống, mọi sinh hoạt dần trở lại như bình thường, đặc biệt Ngày phụ nữ Việt Nam ( 20/10) đang đến gần.
Hoa hồng trồng trong nhà kính.
Theo một số chủ vựa kinh doanh hoa hồng tại TP.Đà Lạt, sản lượng hoa hồng trong dịp lễ 20/10 năm nay giảm mạnh so với những năm trước dẫn đến khan hiếm hàng. Giá hoa hồng vì thế càng tăng cao.
Ông Nguyễn Văn Hóa (Phường 5), người có kinh nghiệm hàng chục năm trồng hoa hồng chia sẻ: “Thời tiết năm nay khá thất thường khiến các loại nấm bệnh trên hoa hồng bùng phát. Năng suất hoa hồng giảm tới 50% so với cùng kỳ, có hộ không khống chế nổi dịch bệnh, bị thiệt hại tới 80-90%. Bình thường, có thể thu hoạch khoảng 1.000 bông hồng/1.000 m2 đất, nay chỉ còn khoảng 500 bông”.
Ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Dương, giáp ranh với TP.Đà Lạt cũng cho biết hoa hồng đang rất hút hàng, giá cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Lạc Dương là vùng chuyên canh các loại hoa hồng giống mới lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng.
Giống hồng Ecuador từ 10.00-12.000 đồng/1 bông; hồng Juliet, hồng đỏ Ohara và xanh bơ giá 6.000 đồng/bông; hồng nhung 5.000 đồng/bông, các loại còn lại khoảng 4.000 đồng/bông. Sở dĩ hồng Ecuador có giá cao bởi đây là giống mới nhập. Hoa không chỉ đẹp mà còn có hương thơm nồng nàn.
Video đang HOT
Các hộ trồng hoa hồng ở thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) phấn khởi cho hay giá tăng cao từng ngày, không đủ hàng để cung cấp cho các chủ vựa. 4-5 ngày trước, hoa hồng đỏ giống mới tại vườn có giá cao nhất là 4.000 đồng/1 bông, nay vụt tăng lên tới 6.000 đồng/bông, cao hơn 50% so với dịp lễ này năm ngoái.
Hối hả đóng hoa đưa đi các tỉnh, thành.
Hoa hồng đẹp nức tiếng Đà Lạt bị đốt, đổ bỏ khắp nơi
Hàng triệu đóa hồng tươi rói bị vứt bỏ ngổn ngang bên lề đường, bờ ruộng, bãi rác, dòng suối... hoặc chất đống để đốt. Điều chưa từng có này đang xảy ra ở Lạc Dương, cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 15 km.
Ngày 31/3, anh Nguyễn Mạnh Cường, người thu mua hoa ở thôn B'Nơ B, thị trấn Lạc Dương, chất hàng vạn cành hồng tươi rói lên ô tô để chở đi đổ.
"Vài ba ngày lại phải vứt bỏ cả đống hoa thế này, xót lắm! Mình điện thoại cho nhà vườn nói đừng mang hoa đến nữa vì các vựa hoa lớn đã đóng cửa hết rồi. Mỗi ngày 'đi' không nổi 100-200 bông thì còn làm ăn gì nữa? " anh nói, giọng buồn bã.
Hoa chất đống chờ mang đi đổ.
Cũng theo anh Cường, người buôn hoa như anh đã khổ, nhà nông còn khốn đốn hơn nhiều. 90% người trồng hoa hồng ở Lạc Dương đến từ Nghệ An và Hà Tĩnh, đa phần phải thuê đất để trồng hoa, tiền vay bạc mượn, nay lâm vào hoàn cảnh này không biết làm cách nào trả nợ.
Chị Nguyễn Thị Hoàn (thôn Đan Kia) cho biết, mỗi sào hoa phải đầu tư hàng trăm triệu tiền vốn để làm nhà kính, mua cây giống, phân bón, công chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển... Nay thì gần một nửa lượng hoa phải cắt bỏ tại vườn, số còn lại thu hoạch rồi gởi xuống TP.HCM, chẳng biết chủ vựa cho giá bao nhiêu nữa.
Mất chi phí đóng hàng gửi đi nhưng chưa biết chủ vựa cho giá bao nhiêu.
Có lợi thế hơn người khác vì vừa trồng vừa buôn bán hoa nhưng nay chị Nguyễn Thị Phương (thôn Đan Kia, thị trấn Lạc Dương) cũng chật vật. "Các vựa hoa lớn gần như "đóng băng" tiêu thụ hoa hồng. Những ngày gần đây chỉ có thể bỏ mối 400 ngàn đồng/cành cho những người đi bán dạo, lượng hoa bán được ít lắm!", chị ngậm ngùi nói.
Hoa nở khắp vườn, nhà nông chẳng buồn thu hoạch
Hơn 1 tuần nay, anh Nguyễn Văn Mạnh, chủ một vựa hoa lớn ở huyện Lạc Dương bảo quản hoa trong kho lạnh, chờ ngày thị trường bình ổn để đưa xuống TP.HCM tiêu thụ. Nay cũng đành cho người mở kho, mang hàng ngàn cành hồng đi tiêu hủy vì chi phí sử dụng điện khá lớn trong khi chưa biết bao giờ dịch COVID-19 mới chấm dứt.
Ông Hoàng Xuân Hải (Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương) cho biết, toàn huyện có khoảng 200 ha hoa hồng, sản lượng hơn 300 triệu cành/năm, lớn nhất so với các vùng trồng hoa hồng khác trong cả nước.
Do điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai và nguồn giống tốt, chất lượng hoa vùng này vào loại đẹp nhất Việt Nam, đặc biệt có những loại hoa giữ được màu nguyên bản như cam ù, vàng ánh trăng...
Từ khi xảy ra dịch COVID-19, nông dân Lạc Dương thiệt hại nặng. Hơn 50% lượng hoa phải đổ bỏ, số còn lại bán rất chậm, giá chỉ còn vài trăm đồng mỗi cành. Thị trường xuất khẩu đã "đóng băng", còn trong nước, lượng tiêu thụ hoa có nguy cơ sẽ tiếp tục giảm nếu dịch bệnh kéo dài và lan rộng.
Hoa tràn ngập bãi rác.
Đi dọc nhiều thôn ở thị trấn Lạc Dương, đâu đâu phóng viên Tiền Phong cũng thấy hoa hồng bị chất đống để tiêu hủy hoặc vứt bỏ trong thùng rác, lòng suối, bờ ruộng, các bãi đất trống ven đường. Có những người chất cả đống hoa hồng lên ô tô, xe công nông chạy đi tìm chỗ để đổ bỏ.
Hoa bị đổ bỏ bên suối.
Xe công nông chở hoa đi đổ.
Đốt tiêu hủy hoa.
Kim Anh
Giá giảm, tiêu thụ hoa cũng giảm mạnh, người trồng hoa Đà Lạt lao đao Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tác động đến cuộc sống người dân, nhất là đối với những người trồng hoa ở Đà Lạt. Chưa khi nào người trồng hoa nơi đây phải đối mặt với tình trạng rớt giá kéo dài như hiện nay. Hoa hồng được tập kết về một doanh nghiệp để cung cấp cho thị trường PV...