Hết nám với y học cổ truyền kết hợp công nghệ cao.
Với kho tàng y học cổ truyền kết hợp với công nghệ hiện đại, bệnh nám da có thể trị khỏi hoàn toàn.
“Nhất dáng nhì da” là câu nói từ ngàn xưa để phản ánh tầm quan trọng của nước da đối với vẻ đẹp của người phụ nữ. Vì lẽ đó, làm thế nào để trị nám và tàn nhang chính là điều mà chị em rất quan tâm.
Ngày càng nhiều phụ nữ trung niên lo lắng về những vết nám và tàn nhang. Nám thường sinh ra ở hai bên trán, xung quanh mắt, quanh miệng và má. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, tia tử ngoại và hormone progestine.
Khoảng 80% phụ nữ bị nám khi bước qua tuổi 30. Nhiều người cho rằng nám không bao giờ điều trị hết vì nó do nội tiết gây ra tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng. Trong kho tàng y học cổ truyền có bề dày hàng nghìn năm kinh nghiệm kết hợp với công nghệ hiện đại, ngày nay bệnh nám da có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế sinh bệnh và phương pháp điều trị. Thạc sỹ Cao Minh thuộc Y Dược Tinh Hoa cho biết:
Nguyên nhân gây nám da gồm:
- Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, hoặc trong giai đoạn mãn kinh.
- Một số thuốc ngừa thai.
- Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng gắt.
Video đang HOT
- Dị ứng với các lọai kem mỹ phẩm, hoặc dược phẩm thoa mặt.
- Thiếu ngủ, ưu phiền, lo nghĩ nhiều…
Từ các nguyên nhân trên dẫn tới quá trình oxy hóa tyrosin rối loạn làm cho tổng hợp quá mức melanin ở tế bào hắc tố làm cho các mảng thâm nhiễm xuất hiện gây nám da và tàn nhang.
Như vậy để điều trị triệt để nám da và tàn nhang thì không chỉ điều trị bên ngoài mà cần điều trị nguyên nhân từ bên trong. Cũng giống như một cây xanh muốn có lá hoa tươi tốt, rạng ngời cần có bộ rễ và thân cây vững chắc để lấy dinh dưỡng từ lòng đất, đồng thời dinh dưỡng cũng cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên. Thông qua hệ thống mạch máu ở lớp mỡ dưới da hấp thu dinh dưỡng từ cơ thể cung cấp cho lớp biểu bì và hạ bì, vậy muốn cho da khoẻ và đẹp chúng ta cũng cần cung cấp đủ dưỡng chất cho da theo nguyên lý này. Thông qua hệ mạch các hoạt chất có tác dụng trị nám cũng được đưa tới giúp cho quá trình điều trị được hoàn hảo hơn.
Trong kho tàng y học cổ truyền có bề dày hàng nghìn năm, bài thuốc “Hoá ban” là bài thuốc tập hợp những vị thuốc quý hiếm có tác dụng bình can, tiềm dương, kiềm thanh uất nhiệt, hoá ứ tiêu ban. Chủ trị nám má, tàn nhang, bớt sắc tố, đồi mồi, vết thâm, vết sẹo; nhuận bì phu, làm sáng mịn da. Nhờ cơ chế tác động tới lớp hạ bì thông qua tác động vào quá trình oxy hóa tyrosin ngăn cản việc tổng hợp quá mức melanin.
Tại Trung tâm y dược Tinh Hoa 12 14 phố Nguyễn Như Đổ, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội với công nghệ hiện đại bài thuốc được bào chế dưới dạng viên nang “Tinh hoa hoá ban” rất tiện dùng, dễ uống và hiệu quả cao.
Những trường hợp nám da và tàn nhang đã xuất hiện rõ sẽ được điều trị tại chỗ bằng công nghệ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation Q- switch có bước sóng 532 nm và 1064 nm, kết hợp uống thuốc “Tinh Hoa Hoá Ban” để điều trị nguyên nhân bên trong. Như vậy với phương pháp điều trị cả nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài, Trung tâm Y dược Tinh Hoa đã thành công trong việc điều trị nám da và tàn nhang.
Hàng ngày có thể sử dụng mặt nạ thuốc bắc “Tinh Hoa Phì Tạo Phương” sẽ giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn và hiệu quả cao hơn.
Chị Khổng Thị Hà – 234 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội là một trong rất nhiều người đã điều trị Nám và tàn nhang thành công tại Y Dược Tinh Hoa.
Xem Video ý kiến của chị Hà sau khi đã khỏi 3 năm tại đây
Hình ảnh nám và tàn nhang của chị Hà trước và sau điều trị
Theo phunutoday
Gan lợn giúp chữa ù tai, khô mắt
Thịt có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số các chất thơm hay còn gọi là chất chiết xuất. Thịt các loại nói chung nghèo canxi, giàu photpho...
Gan lợn chữa ù tai, khô mắt
Theo y học cổ truyền, thịt lợn có vị hơi chua, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng cao, giúp phục hồi sức khoẻ cho người ốm. Một số thành phần của thịt lợn có thể chữa bệnh.
Chữa tắc kinh: Lấy 2 móng chân từ chân giò lợn, nướng vàng, 30g lá ngải cứu rửa sạch, 10g đường đỏ, sắc lấy 150ml nước thuốc, uống 2 lần lúc đói, uống liên tục 7 ngày, trước kỳ kinh 13 ngày.
Chữa băng huyết: Thịt lợn nạc 100g Mộc nhĩ mọc ở cây dâu 60g Đường đỏ 20g. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ, mộc nhĩ cây dâu ngâm nước ấm, thái nhỏ trộn đều với đường, thịt lợn nạc đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn lúc đói, ngày ăn 2 lần.
Chữa ít sữa sau khi đẻ: Chân giò lợn 500g, lạc nhân 60g, đậu tương 50g. Chân giò lợn làm sạch, nướng vàng chặt miếng, ninh cùng lạc, đậu tương, khi nhừ cho sản phụ ăn ngày 1 lần, ăn liền 7 ngày, có thể thêm ít muối cho vừa miệng.
Óc lợn (Trư tâm): Vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ tâm, bổ huyết, ích khí, an thần Trị kinh giản, thương phong, suy nhược thần kinh và cơ thể. Theo sách "Chứng trị yếu quyết", dùng tim lợn đực (1 quả) cùng nhân sâm và đương quy (mỗi thứ 10g) đem luộc lên ăn, sẽ đặc trị bệnh mất ngủ, chứng ra mồ hôi trộm.
Chữa đái dầm: Bong bóng lợn 1 cái, ích trí nhân 15g. Đem ninh nhừ lấy 150ml nước thuốc chia 2 lần uống trong ngày, uống liền 5 ngày.
Chữa tiểu tiện ra máu: Thịt lợn nạc 100g, mướp đắng 120g ninh nhừ chia 3 lần ăn trong ngày ăn liền 3 - 5 ngày.
Chữa vàng da: Thịt lợn nạc 100g, rễ thanh hao 100g, đường đỏ 30g. Làm sạch thịt, thái miếng, cho cùng với thuốc, 450ml đun sôi, còn 250ml nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng thuốc trong 7 ngày.
Chữa đau đầu ù tai, hoa mắt, chóng mặt đau lưng, mờ mắt, giảm thị lực, khô mắt: Gan lợn 500g, huyền sâm 60g, đem huyền sâm nấu lấy nước Đem gan và nước huyền sâm thêm muối gia vị nấu tiếp, đun nhỏ lửa, khi gần cạn và gan chín nhừ cho thêm dầu thơm đảo đều.
Hỗ trợ bệnh tiểu đường: Dùng xương sống lợn (12 đốt), đại táo (49 quả), liên nhục (49 hạt), chích cam thảo (60g), mộc hương (6g), tất cả cho vào 5 bát nước, sắc lấy khoảng 3 bát uống trong một ngày.
Theo PNO
Món ăn dành cho người đái tháo đường ái tháo đường (T) là một bệnh về chuyển hóa biểu hiện chủ yếu là đường huyết cao, do thiếu hụt insulin. Tỷ lệ người mắc bệnh T ngày một tăng nhanh, biến chứng bệnh nặng nề ở các cơ quan tạng phủ đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu... Theo y học cổ truyền, T thuộc phạm vi...