Heo thịt tăng giá từ lúc… lọt lòng
Chủ trại ở nơi được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi heo phía Nam đã có những phân tích đầy bất ngờ về nguyên nhân khiến giá thịt heo bán tại các chợ tăng theo từng ngày.
Heo tăng giá từ khi tái đàn, gầy giống
Những ngày qua, giá thịt heo ở các chợ bán lẻ tăng cao mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều giải pháp để kéo giảm tình trạng trên. Tại các trang trại, thương lái đã mua với giá khoảng 95.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Tấn Hậu – Trại heo Tám Do (tổ 9, ấp 7, xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xác nhận, với mức giá trên thì người nuôi heo chỉ có lãi một chút.
Ông Hậu phân tích, chủ trại heo vẫn chưa thể gỡ được vốn mà những năm trước bị mất trắng do dịch bệnh. Người chăn nuôi heo tái đàn gặp nhiều khó khăn do giá mua con giống tăng cao. Giá con giống luôn gấp đôi giá thịt heo hơi. Nếu giá heo hơi là 90 ngàn đồng/kg thì các nơi cung cấp con giống sẽ tính gấp đôi giá lên là 180 ngàn đồng/kg.
Trại nuôi heo Tám Do có diện tích 13 ha, với quy mô nuôi lên đến 10.000 con
Ông Hậu tính toán: Heo giống 20 kg xuất chuồng thì có giá 3,6 triệu đồng/con (giá 180 ngàn/kg). Kế đến, chi phí thức ăn cho quá trình nuôi một con heo giống đến khi trưởng thành là 2,4 triệu đồng. Chi phí hao hụt, rủi ro bao gồm các nguy cơ có thể xảy ra là 5% trên giá thành. Tổng chi phí để nuôi một con heo đến khi trưởng thành khoảng 100kg để xuất chuồng là 7 triệu đồng.
Ông Hậu nói, nhiều nơi tái đàn đã bị dịch tả châu Phi tái phát và người nuôi heo lại đứng trước rủi ro mất vốn là “5 ăn, 5 thua”. Khi xảy ra dịch bệnh, người nuôi bán tháo và chỉ còn được 50% giá trị của heo thịt.
Video đang HOT
Trước đây, người nuôi heo chỉ tính đến tiền con giống, chi phí thức ăn, tiền vắc-xin, công chăm sóc sẽ ra giá thành. Nhưng bây giờ, người chăn nuôi buộc phải tính chi phí rủi ro trong giá thành. Trong tình hình dịch bệnh bình thường dẫn đến heo chết thì chỉ tính rủi ro ở mức 5% nhưng với các loại dịch bệnh hoành hành thì rủi ro phải tính từ 30% đến 50% giá thành. Đối với trang trại được đầu tư tốt nhất, người nuôi tính thêm giá trị rủi ro là 30% giá thành.
Trong môi trường các loại dịch bệnh luôn chực chờ, người chăn nuôi phải làm xử lý an toàn sinh học chuồng trại là 3 ngày/tuần thay cho 1 ngày/tuần so với trước đây. Công nhân ra – vào chuồng trại đều phải kiểm soát, phun sát trùng để tránh lây nhiễm bệnh heo (nếu có) trên diện rộng. Những chuồng không nuôi vẫn phải sát trùng thường xuyên để tránh ủ bệnh lây ngược vào đàn heo. Đây cũng là những chi phí phải tính vào giá thành.
Ông Nguyễn Tấn Hậu và chuyên gia trong một lần đi khảo sát, học tập mô hình chăn nuôi ở nước ngoài
Chăn nuôi heo như “đánh bạc”
Ông Hậu nhớ lại, hơn 10 năm trước, việc chăn nuôi heo rất đơn giản. Người nuôi chỉ cần tiêm một vài loại vắc-xin và cũng có thể bỏ qua nhiều loại vắc-xin, không phải tiêm ngừa. Nhưng thời điểm này, heo được nuôi phải tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin để tạo sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với các loại dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Tấn Hậu, nhiều chủ trại nuôi heo trải qua đợt bệnh dịch tả châu Phi kéo dài dẫn đến thua lỗ và không có vốn để gầy đàn. Chủ trại gõ cửa các ngân hàng nhưng không thể nào vay được vốn do một số các quy định ràng buộc. Các chủ trại đành bấm bụng “vay nóng” thông qua hình thức mua trả góp tại các đại lý thức ăn gia súc và kể cả việc mua con giống. Cửa hàng thức ăn gia súc sẽ tính lãi cao hơn ngân hàng do cộng thêm phần trả chậm, rủi ro không thu hồi được vốn…
Ông Hậu nhấn mạnh, hiện tại, chủ cơ sở chăn nuôi không thể vay vốn từ ngân hàng để tái đàn, vực dậy đàn heo được nên buộc lòng phải trả lãi ngoài cao hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá thịt heo bị đẩy lên cao.
Thịt lợn tiếp tục tăng giá, cao nhất trong lịch sử
Ngày 19/5, giá lợn hơi bán ra đã tăng kỷ lục trong vòng 10 năm gần đây, người dân giảm mua vì thịt lợn quá đắt.
Giá thịt lợn hơi tiếp tục tăng phi mã trong vài ngày gần đây, lên mức 98.000 - 99.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử, vượt xa mức giá đỉnh điểm trước Tết năm ngoái.
Theo đó, giá lợn hơi tại miền Nam bán ra phổ biến ở mức từ 88.000 - 95.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn ở tại TPHCM, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Vũng Tàu, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà mau, Trà Vinh, Đồng Nai ở mức 90.000 - 95.000 đồng/kg.
Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có giá lợn hơi cao nhất nước, từ hôm qua đến hôm nay giá lợn dao động ở mức 91.000-99.000 đồng/kg; cá biệt, lợn ngon được bán ra với giá 100.000 đồng/kg tại Hà Nam.
Tại miền Trung và Tây Nguyên, lợn hơi có giá rẻ nhất nước, ngày 18/5 giá lợn hơi ở đà đi ngang, dao động trong khoảng từ 87.000 - 92.000 đồng/kg.
Giá thịt lợn đang tăng phi mã.
Chia sẻ trên Vietnamnet, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết, giá lợn hơi xuất chuồng tại Đồng Nai tăng lên mức 95.000 - 97.000 đồng/kg, ngang ngửa giá lợn hơi tại miền Bắc - khu vực luôn có giá lợn hơi cao nhất cả nước. Theo ông Đoán, đây là mức giá kỷ lục, chưa bao giờ giá lợn hơi lại cao như vậy.
Năm 2011, ngành chăn nuôi lợn bị khủng hoảng vì dịch lở mồm long móng và dịch lợn tai xanh. Trung tuần tháng 8 năm đó, giá lợn hơi cán mốc 60.000 đồng/kg, nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng 1 tuần rồi hạ nhiệt.
Đến cuối năm 2019, dịch tả lợn châu Phi xảy ra dẫn đến thiếu nguồn cung, đẩy giá lợn hơi tăng dựng đứng, đạt mức 92.000 đồng/kg vào trước Tết. Còn bây giờ giá lợn hơi đã đạt mức cao nhất trong lịch sử.
"Như ngày hôm qua, tại Đồng Nai, một số trang trại thương lái sẵn sàng trả giá 100.000 đồng/kg lợn hơi nhưng vẫn khó mua", ông nói.
Giá thịt lợn biến động ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Nhiều người tiêu dùng phải chấp nhận giảm chất lượng sản phẩm hoặc nhu cầu tiêu dùng, lựa chọn sản phẩm kém chất lượng hơn với giá rẻ, cũng như không được đảm bảo minh bạch thông tin khi không thể biết được có bao nhiêu khâu trung gian.
Trong khi đó, theo ghi nhận, giá thịt lợn bán lẻ tại các chợ dân sinh dường như "không còn cửa" để tăng cao hơn, do giá thịt lợn quá cao người dân chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác, chợ bán khá chậm, giá thịt lợn dao động 140.000 - 250.000 đồng/kg.
Lý giải thực trạng này, Cao Xuân Quảng - Trưởng phòng bảo vệ người tiêu dùng thuộc Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) - chia sẻ trên VnExpress, khâu sản xuất kinh doanh thịt heo hiện có nhiều doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân tham gia. Ở mỗi khâu trong quy trình mổ, phân phối, lưu trữ và bảo quản thịt đều có nhóm doanh nghiệp hoặc nhóm kinh doanh sở hữu lợi thế riêng hoặc nắm giữ thị phần lớn. 17 doanh nghiệp chăn nuôi lớn hiện nắm khoảng 30% thị phần trên thị trường.
"Thị trường thịt heo không biến động nhỏ lẻ mà theo dạng sóng, đồng loạt. Chúng tôi đang thu thập thông tin về việc có hay không hành vi lạm dụng, làm giá", ông Quảng chia sẻ.
Lâm Đồng rau, hoa tăng giá trở lại nhà vườn phấn khởi Giá các loại rau, hoa tại TP. Đà Lạt và vùng lân cận đã bắt đầu tăng trở lại sau thời gian dài ế ẩm, thậm chí phải đổ bỏ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Từ ngày dịch bệnh Covid-19 xảy ra, hơn 1 ha trồng hoa hồng của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở Làng hoa Vạn Thành, phường...