Hên… vì không làm giáo viên chủ nhiệm
Năm học này, do chênh lệch giáo viên bộ môn giữa các môn học, tôi được bố trí thêm lớp dạy và miễn nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Nhiều đồng nghiệp thân thiết vội nói nhỏ bên tai: ‘Hên nhỉ?’, ‘Khỏe quá!’…
Tôi bật cười ngẫm nghĩ về hành trình chủ nhiệm lớp suốt bao năm qua và cảm nhận sự nhẹ nhõm trong tâm hồn khi bớt kiêm nhiệm một nhiệm vụ gắn liền với việc uốn nắn, dạy dỗ và trui rèn đạo đức, nhân cách, giáo dục giá trị sống, lý tưởng sống trong học sinh.
Lời chúc mừng của đồng nghiệp cho thấy nhiệm vụ nhọc nhằn gắn chặt trách nhiệm của giáo viên (GV) chủ nhiệm. Từ bao giờ GV chủ nhiệm lớp lại hóa thành GV… chịu trách nhiệm?
Nhiệm vụ chính của GV chủ nhiệm là nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động học tập và giáo dục học sinh, xây dựng bộ máy ban cán sự tự quản, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong việc uốn nắn học sinh. Vậy mà đằng sau những công việc định danh rõ ràng ấy là hàng tá việc không tên.
Giáo viên chủ nhiệm họp phụ huynh đầu năm bằng hình thức trực tuyến – NGỌC TUẤN
Đó là chuyện mỗi tháng một chủ điểm hoạt động ngoài giờ lên lớp, mỗi tuần có phong trào thi đua riêng, nhất là vào các ngày hội lớn đều có hoạt động giao lưu văn nghệ, thi kể chuyện, thi nghi thức, thi bóng đá… khiến GV quay cuồng tổ chức tập luyện và thi cử.
Đó là cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm” khi GV chủ nhiệm phải lo chuyện học, chuyện chơi cho đàn trẻ lại còn quản tất tần tật chuyện vận động các khoản đóng góp, phát hiện và xử lý bạo lực học đường, dùng hình thức kỷ luật tích cực để giáo dục học sinh chưa ngoan…
Đó là cả kho hồ sơ sổ sách mà GV chủ nhiệm phải cập nhật hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng: sổ chủ nhiệm, sổ nhận xét đánh giá học sinh, kế hoạch giáo dục học sinh yếu, sổ theo dõi các khoản thu nộp… rồi phải bảo quản các loại giấy tờ: thông báo, biểu mẫu, thống kê, biên bản, giấy mời, sơ yếu lý lịch…
Đó là vô số áp lực bủa vây, bởi phải lo trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng và thành tích lớp nên thỉnh thoảng lại bị họp theo kiểu “mời uống nước trà” với ban giám hiệu. Bởi phải chịu trách nhiệm với phụ huynh học sinh nên thỉnh thoảng “chiếc cầu nối” giữa nhà trường với gia đình lại chênh chao những tổn thương bởi cách ứng xử thiếu tế nhị của một vài ông bố, bà mẹ khó tính, khắt khe. Bởi phải gánh trách nhiệm với xã hội nên mỗi khi học sinh vi phạm giao thông, vi phạm trật tự xã hội bên ngoài nhà trường thì trách nhiệm cũng gắn chặt với GV chủ nhiệm.
Được quy đổi thành 4 tiết dạy nhưng nhiệm vụ của GV chủ nhiệm nhọc nhằn hơn hẳn bởi sự liên đới trách nhiệm với thành tích của lớp. Thành tích học sinh lại quyết định thi đua cá nhân của chủ nhiệm nên không ít lần nhà giáo phấn đấu và nỗ lực cả năm lại bị hạ bậc thi đua bởi lớp chủ nhiệm có học sinh bỏ học, học sinh vi phạm nội quy, học sinh gây ra bạo lực học đường…
Video đang HOT
Chất lượng các lớp không đồng đều, mỗi khi phân công chủ nhiệm luôn có sự so bì tị nạnh giữa các đồng nghiệp bởi thi đua giữa các lớp đánh giá dựa trên số lượng học sinh khá giỏi và các giải thưởng, chứ ít khi ghi nhận sự tiến bộ và nỗ lực của tập thể sau ngày dài phấn đấu vươn lên…
Có lẽ vì phải chịu trách nhiệm nhiều như thế nên đa số GV đều ngán ngại công tác chủ nhiệm lớp. Nhất là trong bối cảnh dịch giã phải dạy học trực tuyến, “chủ nhiệm online” lại càng phát sinh vô số việc khiến nhiều người lắc đầu ngán ngại. Tiếc thay!
4 nhân tố quan trọng khi dạy học online
Cô Trần Bích Diệp, Hiệu phó, Tổ trưởng Tổ Toán trường Phổ thông liên cấp Edison (Ecopark, Hưng Yên), chia sẻ về những nhân tố, thời điểm quan trọng khi dạy online.
Là giáo viên đã gần 10 năm gắn bó với học sinh THPT, nhưng khi chuyển đổi sang học tập online trong hai năm học gần đây, tôi phải làm mới hoàn toàn cách tiếp cận học sinh, thực hiện quy trình mới cho việc lên lớp của giáo viên mỗi ngày, ngay cả việc kết nối với phụ huynh cũng cần thay đổi.
Ngay khi dịch bệnh xuất hiện và chuyển sang học trực tuyến, tôi trăn trở vì những thói quen trước đó không thể duy trì. Học sinh lớn vốn đã có xu hướng ít chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, màn hình online lại càng không thể hiện được ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể. Việc học và hiểu bài của học sinh cần có sự hỗ trợ tích cực hơn nữa.
Bước sang năm học thứ ba của dạy học trực tuyến, tôi cho rằng có 4 nhân tố phải kết hợp chặt chẽ, gồm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh và phụ huynh; 3 thời điểm cần tập trung gồm trước, trong và sau giờ học.
Giáo viên chủ nhiệm
Tại trường tôi, công tác chủ nhiệm được đánh giá quan trọng không kém so với công tác chuyên môn. Việc thấu hiểu, đồng hành, trở thành người bạn của học sinh không chỉ là nhiệm vụ mà còn là mong muốn tự đáy lòng của thầy cô giáo. Bởi khi hiểu và làm bạn cùng các con, chúng tôi mới biết cách hỗ trợ kịp thời không chỉ ở kiến thức mà còn ở các khía cạnh khác.
Một trong những điều đầu tiên đó là thiết lập kênh liên lạc online với học sinh. Việc sử dụng tài khoản Teams có bản quyền là thuận lợi để thầy cô thực hiện đồng bộ trao đổi với học sinh từ giao bài tập, nhắn tin, ghi âm, ghi hình, gửi file đính kèm với dung lượng lớn...
Học sinh cũng đã dần quen với việc chuyển đổi từ Facebook sang Teams và không ngại gửi câu hỏi tới thầy cô giáo trong và cả ngoài giờ. Có những hôm 9-10h đêm, chúng tôi vẫn nhận được tin nhắn hỏi bài của các con. Chúng tôi đều cố gắng hỗ trợ vì các con đang cần mình. Bên cạnh đó, quy trình chủ nhiệm đối với học online cũng thêm những đầu việc mới.
Cô Trần Bích Diệp, Hiệu phó, Tổ trưởng tổ Toán trường Edison. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trước giờ học: Giáo viên chủ nhiệm cần gửi thông tin chi tiết về thời khóa biểu, kế hoạch dạy học cả tháng và từng tuần để phụ huynh và học sinh nắm được lịch trình học tập.
Trong giờ học: Nếu như đi học trực tiếp, giáo viên chủ nhiệm lên lớp và theo dõi học sinh một số khung giờ cố định trong ngày, thì với học online, thầy cô luôn trong tâm thế sẵn sàng hỗ trợ giáo viên bộ môn ở tất cả tiết học, liên hệ với học sinh, phụ huynh nếu các con vắng mặt không có lý do, đôn đốc học sinh vào lớp.
Sau giờ học: Giáo viên chủ nhiệm gửi tóm tắt thông tin tình hình học tập mỗi ngày của học sinh tới từng phụ huynh; thực hiện báo cáo kết quả học tập từng môn học kèm theo nhận xét chi tiết gửi phụ huynh hàng tuần.
Thực hiện được điều này cần có sự đồng bộ của toàn trường. Từ khi chuyển đổi sang học online hai năm trước, Ban giám hiệu nhà trường đã thay đổi, làm mới quy trình ghi chép, báo cáo và theo dõi từng học sinh. Chính vì vậy, dù làm việc ở trường hay ở nhà, các tổ trưởng tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu đều có thể theo dõi chất lượng tiết học, quá trình học tập của học sinh theo hướng cá thể hóa.
Giáo viên bộ môn
Thách thức lớn nhất đối với việc dạy và học online là đánh giá đúng mức độ học tập, hiểu bài, nắm vững kiến thức của học sinh. Để làm được điều này, quy trình mới đã được xây dựng và hoàn thiện, giúp học sinh lên kế hoạch học tập và đáp ứng những yêu cầu cao hơn khi học trực tiếp. Giáo viên bộ môn cần thực hiện các phần việc sau:
Trước giờ học: Lập kế hoạch dạy học chi tiết cho các tiết học, hướng tới sự đổi mới về phương pháp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cô đọng kiến thức trọng tâm nhất để giới thiệu tới học sinh. Kế hoạch này luôn được tải lên ứng dụng học tập để học sinh theo dõi.
Giáo viên bộ môn cũng cần gửi tới học sinh nội dung, video tóm tắt bài giảng hoặc phiếu hướng dẫn chuẩn bị bài trước tiết học. Đây là công việc rất cần thiết đối với việc học online, giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới hiệu quả hơn.
Trong giờ học: Giáo viên bộ môn điểm danh và báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp học sinh vắng mặt; kiểm tra phần chuẩn bị bài mới, giảng dạy kiến thức mới.
Ở phần này, thầy cô giáo cần tìm hiểu và vận dụng nhiều ứng dụng công nghệ thông tin để giúp bài giảng sinh động hơn. Các ứng dụng tiêu biểu hay được giáo viên đưa vào thiết kế bài giảng và trò chơi học tập như Kahoot, Quizizz, Quizlet, Gimkit, Blooket, Wordwall, Liveworksheet, Nearpod, Bamboozle...
Giáo viên cần kiểm tra, đánh giá sự tiếp thu của học sinh bằng một bài "quiz" ngắn cuối giờ. Chỉ cần gói gọn trong vài câu hỏi, phần phản hồi của các con sẽ giúp thầy cô hiểu phần nào mức độ nhận thức của từng bạn đối với kiến thức mới, từ đó sẽ có hỗ trợ học sinh tốt hơn.
Sau giờ học: Giáo viên bộ môn nhận xét vào sổ đầu bài online tình hình học tập của tiết học để giáo viên chủ nhiệm nắm được thông tin về lớp và học sinh.
Học sinh
Học online giúp học sinh rèn được tính chủ động, tự học hỏi, tìm tòi - những đức tính rất cần thiết cho bậc học cao hơn. Tôi đưa ra một số lời khuyên cho các bạn học sinh như sau:
Trước giờ học: Học sinh cần đọc trước bài mới, thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Các em cần chọn không gian học tập hợp lý có đủ ánh sáng, yên tĩnh và chuẩn bị đủ đồ dùng, thiết bị học tập cần thiết.
Trong giờ học: Tích cực và sáng tạo khi ghi chép bài; tương tác, đặt câu hỏi với giáo viên; lắng nghe và trả lời các câu hỏi trong khả năng của mình.
Sau giờ học: Hoàn thành bài tập theo yêu cầu, đọc lại kiến thức đã học và chuẩn bị trước bài mới. Bên cạnh đó, học sinh nên luyện tập thêm bài tập tăng sức khỏe thể chất, thị lực.
Phụ huynh
Sự phối hợp, tạo điều kiện của phụ huynh rất cần thiết trong giai đoạn học tập online như hiện nay.
Trước giờ học: Phụ huynh hỗ trợ thầy cô giáo thông tin tới các con nhiệm vụ học tập của các buổi học, nếu có thể, in ấn phiếu học tập để học sinh có thể điền trực tiếp thay vì làm trên máy tính.
Trong giờ học: Lưu ý tin nhắn, điện thoại của giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp cần thiết; hướng dẫn, hỗ trợ con khi có vấn đề về lỗi kỹ thuật hoặc kết nối thiết bị học tập.
Sau giờ học: Theo dõi thông tin trao đổi của giáo viên chủ nhiệm để cùng đôn đốc, nhắc nhở con trong trường hợp cần thiết.
Phụ huynh cần làm gì giúp con học trực tuyến hiệu quả? Muốn con em học trực tuyến hiệu quả, nhất là ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, bên cạnh sự nỗ lực tự học của bản thân các em, rất cần đến vai trò của phụ huynh. Học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở cần có sự hướng dẫn của phụ huyh khi học trực tuyến - NGỌC THẮNG...