Hệ thống trường đại học: Nên thu hẹp trường công hay tư?
Hệ thống trường đại học, cao đẳng có thể sẽ thay đổi. Tuy nhiên, thay đổi theo hướng thu hẹp trường công lập hay tư thục là bài toán cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
Cho đến nay, Việt Nam có hơn 400 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Trong đó có 84 trường (60 trường ĐH và 24 trường CĐ) ngoài công lập.
Bên cạnh những trường ĐH, CĐ ngoài công lập hoạt động hiệu quả, coi trọng chất lượng giáo dục làm ưu tiên hàng đầu thì nhiều trường từ khi thành lập cho đến nay vẫn phải đi thuê địa điểm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chưa đúng với đề án thành lập trường.
Một số trường đã để xảy ra những mâu thuẫn nội bộ kéo dài, khiếu kiện vượt cấp nên đã làm mất uy tín của xã hội và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tuyển sinh của các trường ngoài công lập ngày càng khó khăn.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Khuyến khích trường ĐH tư thục phi lợi nhuận hoạt động
Từ những bất cập trên, tại một hội nghị về giáo dục mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga yêu cầu các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cần nâng cao chất lượng đào tạo.
Chủ trương của Bộ trong thời gian tới là không tăng thêm trường công lập nhưng những trường ĐH tư thục được đầu tư bài bản, có chất lượng đào tạo tốt, hoạt động không vì lợi nhuận thì Bộ GD&ĐT vẫn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.
Với chủ trương đó, hệ thống trường ĐH, CĐ của nước ta trong thời gian tới có thể sẽ thay đổi. Tuy nhiên, việc thay đổi như thế nào thì còn là bài toán cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi của người học và chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội.
GS Trần Phương – Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – đồng ý với việc khuyến khích mô hình trường tư thục phi lợi nhuận. Hoàn toàn có thể chuyển từ trường hoạt động vì lợi nhuận sang trường phi lợi nhuận thông qua việc ưu tiên cho các cơ sở giáo dục ĐH được thuê đất, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất…
Khi sẵn sàng tham gia đầu tư cho mô hình trường tư thục phi lợi nhuận, các nhà đầu tư nên chấp thuận nhận lợi tức cổ phần không cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, cũng cần mở rộng thành phần góp vốn cho đông đảo các nhà giáo tham gia (mức góp nên hạ xuống 10 triệu đồng/cổ đông).
Video đang HOT
Nên thu hẹp hệ thống trường ĐH công ở mức độ nào?
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ sinh viên ĐH ngoài công lập năm học 2015-2016 là 13,3% và 15 năm trước (1999-2000), con số này cũng là 13,3%. Trong 15 năm qua, năm có tỷ lệ cao nhất là 13,4% (2006-2007) và thấp nhất là 10,6% (2013-2014).
Như vậy có thể thấy so với bức tranh chung toàn cầu, tỷ trọng giáo dục ĐH ngoài công lập ở Việt Nam là không cao. Việt Nam có chủ trương phát triển ĐH ngoài công lập nhưng 15 năm qua không có thay đổi gì về tỷ trọng.
TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT – nhận định từ 2006 đến nay, chính sách với giáo dục ĐH ngoài công lập dường như ngày càng siết chặt. Nguyên nhân chính có lẽ là lo lắng của xã hội về chất lượng giáo dục ĐH, sự bất ổn trong tuyển sinh và trong quản trị của một số các trường ngoài công lập.
Hệ thống các trường ĐH, CĐ dù có theo mô hình nào thì cũng cần có sự đầu tư của Nhà nước và tư nhân.
Giải pháp mà TS Trường Tùng đưa ra là theo hướng tư nhân hóa trường công. Theo đó, Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng tăng số trường và mức độ tự chủ của các trường công, trừ một số trường trọng điểm ưu tiên phát triển. Các trường còn lại thì Nhà nước lên lộ trình giảm dần chi từ phí hàng năm để các trường thích nghi dần.
Còn nếu như vẫn có ý định phát triển trường ĐH tư thì theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), giải pháp quan trọng nhất là thu hẹp hệ thống trường công, có thể thực hiện theo cách giảm chỉ tiêu mỗi năm 5% các trường công trong vòng 7 năm để tạo thị trường cho các trường tư.
Nếu để trường ĐH công lập và ngoài công lập cạnh tranh tự do như hiện nay, đặc biệt là nếu để các trường tự xác định chỉ tiêu thì không có cách nào khác các trường ĐH ngoài công lập có thể nâng tỷ trọng lên được. Quan trọng nhất là giảm thị phần của trường công để tạo sân chơi rộng hơn cho trường tư phát triển.
“Hiện nay, sau 20 năm phát triển, hệ thống các trường ĐH ngoài công lập đang ở trạng thái rất yếu kém, các trường ĐH công lập chỉ cần tuyển sinh vượt lên một chút là các trường ĐH ngoài công lập hết thí sinh.
Theo tôi, ít nhất các trường ĐH ngoài công lập phải chiếm tỷ trọng 30% để thành hệ thống đàng hoàng không mang tính chất trang trí như hiện nay” – TS Lê Trường Tùng nói.
Đồng ý với quan điểm của TS Lê Trường Tùng, bà Trần Thị Phương – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Cao đẳng ASEAN – đề xuất thêm Bộ GD&ĐT chỉ cần áp dụng đúng theo quy định của Thông tư 32 (quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh), không cho các trường ĐH công lập tuyển vượt thì sẽ có số dư cho bậc dưới hoặc trường tư.
Với những tranh luận xung quanh cơ cấu lại hệ thống trường ĐH, CĐ theo hướng mở rộng trường tư hay thu hẹp trường công bằng cách nào thì yếu tố quan trọng nhất là các trường phải coi trọng chất lượng đào tạo; coi xứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội làm yếu tố tiên quyết.
Theo Bích Lan/ VOV
Tổng cục Dạy nghề nói về đề xuất bỏ điểm sàn đại học
Đại diện Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng đề xuất bỏ điểm sàn đi ngược chủ trương phân luồng giáo dục và không theo thị trường lao động.
Ông Đỗ Văn Giang - Phó vụ trưởng Dạy nghề Chính quy (Tổng cục Dạy nghề) - cho biết chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay tập trung phát triển giáo dục nghề nghiệp, để lấy lại sự hợp lý trong cơ cấu nhân lực. Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu: "Phấn đấu đến 2020, có 30% số học sinh trung học phổ thông (THPT) đi học nghề".
Do đó, ông Giang cho rằng điểm sàn ĐH ngoài đảm bảo chất lượng đầu vào, còn giúp phân luồng học sinh. Việc Bộ GD&ĐT đưa ra Dự thảo Tuyển sinh ĐH năm 2017 bỏ điểm sàn (chỉ cần tốt nghiệp THPT đã đủ điều kiện vào ĐH) đang đi ngược lại chủ trương trên.
Băn khoăn việc bỏ điểm sàn
Đồng thời, bỏ điểm sàn ĐH sẽ phá vỡ quy hoạch, định hướng phân luồng học sinh vào học nghề và phát triển giáo dục nghề nghiệp, làm nặng thêm tâm lý bằng cấp trong xã hội, gây trầm trọng thêm cơ cấu nhân lực đang bất cập hiện nay.
"Học ĐH phải những người có tố chất, năng lực, trình độ. Nếu ai học xong THPT đều có thể vào ĐH, với cách dạy và học của Việt Nam hiện nay chất lượng sẽ không bảo đảm", ông Giang nói.
Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu: "Phấn đấu đến 2020, có 30% số học sinh trung học phổ thông (THPT) đi học nghề". Ảnh: Nguyễn Dũng/Tiền Phong.
Lãnh đạo Vụ Dạy nghề Chính quy nói thêm việc đào tạo ĐH cũng phải theo nguyên tắc thị trường. Đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp ở trình độ ĐH trở lên ngày càng cao, đó là những con số "báo động đỏ" về sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo nhân lực của nước ta.
Chúng ta đang có tỷ lệ một cử nhân nhưng chỉ có 0,46 lao động trực tiếp (gồm cả cao đẳng, trung cấp, sơ cấp), đây là tháp ngược trong cơ cấu nhân lực, đi ngược thị trường. Không ngạc nhiên khi mỗi năm có hơn 400.000 cử nhân trở lên ra trường thất nghiệp (chiếm gần 50% cử nhân ra trường), nhiều người phải giấu bằng ĐH đi làm công nhân.
"Đây là sự nghiệt ngã khách quan của thị trường lao động. Bất cứ nước nào, dù phát triển hay đang phát triển, nhu cầu về lao động trực tiếp (lao động nghề) luôn nhiều hơn lao động gián tiếp (cử nhân). Một kiến trúc sư mỗi năm có thể dựng thiết kế hàng trăm công trình, nhưng để làm được công trình đó phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thợ trong vài năm.
Nếu tiếp tục tăng tỷ lệ sinh viên ĐH, dù chất lượng đào tạo có lên, thị trường lao động cũng không cung cấp đủ chỗ làm cho trình độ này", ông Giang nói.
Đại diện Tổng cục Dạy nghề cũng cho biết thêm Dự thảo Thông tư quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp được đưa ra mới đây không quy định điểm sàn với cao đẳng.
Dự thảo chỉ đưa ra những quy định để các trường cao đẳng, trung cấp tự xác định điều kiện tuyển sinh nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, phù hợp với từng ngành nghề đào tạo. Yêu cầu tối thiểu với trường cao đẳng là học sinh phải tốt nghiệp THPT, trung cấp phải tốt nghiệp trung học cơ sở.
Biểu đồ số lao động thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật quý 2-3/2016. Nguồn: Bản tin Cập nhật thị trường lao động.
Bộ GD&ĐT: Trường phải công bố ngưỡng điểm xét tuyển
Sau khi lắng nghe ý kiến của dư luận xã hội và các trường cao đẳng trước dự định bỏ điểm sàn tuyển sinh đại học năm 2017, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết trong thông tư hướng dẫn tuyển sinh sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu bắt buộc các trường phải công khai điểm sàn nhận hồ sơ.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho hay thay vì bộ công bố điểm sàn chung như trước đây thì từ nay các trường tự công bố điểm sàn cho trường mình phù hợp với ngành nghề đa dạng, yêu cầu đảm bảo chất lượng cũng như chiến lược phát triển lâu dài của trường.
Chọn điểm sàn thấp không những không thu hút được thí sinh mà càng khiến cho thí sinh quay lưng. Bộ đang đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng. Thực tế mùa tuyển sinh năm 2016 đã có hơn 30% thí sinh dự thi THPT không có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH.
Theo Bản tin Cập nhật thị trường lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố, quý I/2014 có 162,4 nghìn sinh viên trình độ đại học trở lên thất nghiệp và tăng liên tục những năm sau đó. Tới quý III/2016, số cử nhân thất nghiệp là hơn 202,3 nghìn người.
Theo Lê Hữu Việt - Nghiêm Huê / Tiền Phong
Phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo "Thực trạng và các giải pháp cấp thiết để củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập". Hiện nay, tại Việt Nam có một hệ thống gồm 84 trường (60 trường đại học và 24 trường cao đẳng) ngoài công lập với hơn...