Hệ thống tra cứu lỗi, thí sinh bức xúc vì từ đỗ đại học thành trượt
Nhiều thí sinh hoang mang vì thừa điểm đỗ vào các trường đại học nhưng trên hệ thống tra cứu kết quả tuyển sinh của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) lại bị đánh trượt.
Nhiều thí sinh không hiểu lý do trượt đại học. Ảnh: LĐO
Thí sinh bức xúc
Thừa điểm đỗ đại học nhưng vẫn bị báo trượt là điều Nguyễn Thị Thu Uyên (Gia Lai) không thể hiểu và chưa tìm được lý giải thỏa đáng.
Nữ sinh cho biết, em đăng ký nguyện vọng 5 theo phương thức xét học bạ khối C00 vào ngành Quản lý văn hóa, chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch – Trường Đại học Văn hoá TPHCM. Tuy thừa 1,58 điểm nhưng em bị đánh trượt và chuyển xuống đỗ nguyện vọng 7 là Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
“Điểm chuẩn học bạ của ngành là 25 và điểm của em là 26,58. Tất cả nguyện vọng em kiểm tra kĩ phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển đều chính xác nhưng không hiểu sao vẫn báo trượt” – Thu Uyên bức xúc.
Kết quả của thí sinh Thu Uyên. Ảnh NVCC
Nguyện vọng 5 đã đúng phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển. Ảnh NVCC
Nữ sinh cho biết, khi đi tìm nguyên nhân từ các đơn vị liên quan, em nhận được câu trả lời không mang nhiều ý nghĩa và chưa đưa ra được phương án giải quyết thỏa đáng.
“2 ngày nay, em như ngồi trên đống lửa. Khi gọi trường đại học thì trường cho rằng, thí sinh đã làm sai trong quá trình đăng ký nhưng họ không chỉ ra được sai ở đâu, câu trả lời qua loa, chung chung. Khi em liên hệ tới Bộ GD&ĐT thì Bộ lại hướng dẫn liên hệ với bên trường đại học để được giải quyết” – Thu Uyên hoang mang.
Thí sinh này khẳng định, không sai trong bước đăng ký bởi trước khi đăng ký đã hỏi kỹ bộ phận tuyển sinh của Trường Đại học Văn hóa TPHCM. Đến hiện tại, Thu Uyên vẫn chưa hiểu được nguyên nhân tại sao mình trượt.
Thí sinh Nguyễn Khải (Vĩnh Long) cũng gặp tình trạng tương tự: “Em rầu rĩ từ hôm qua tới giờ, đang hoang mang không biết lỗi do em sai từ bước đăng ký hay do cổng thông tin bị lỗi” – nam sinh nói.
Video đang HOT
Thí sinh này cho biết, em trúng tuyển sớm theo phương thức xét học bạ tổ hợp C04 (Toán, Văn, Địa) vào Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
Em đã nhận được tin nhắn xác nhận trúng tuyển và trạng thái “đã ghi nhận nguyện vọng”. Tuy nhiên khi vào hệ thống xét tuyển của Bộ GDĐT để nhập học thì hệ thống báo trượt nguyện vọng này.
“Em đang rối lắm, em không biết nhờ ai giúp đỡ. Ngày nào, em cũng vào cổng thông tin mấy chục lần để xem có gì thay đổi không, nhưng vẫn chưa có tín hiệu mới” – Nguyễn Khải lo lắng.
Thí sinh Ngọc Diệp (Quảng Ninh) cũng lo lắng không yên suốt những ngày qua. Thí sinh này cho biết, em trúng tuyển theo phương thức xét học bạ nguyện vọng 4 chuyên ngành Chính trị học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Mặc dù thừa điểm đỗ nhưng cổng thông tin không hiển thị bất cứ thông tin nào khiến em không thể nhập học.
Kết quả trống của thí sinh Ngọc Diệp. Ảnh NVCC
“Ngành Chính trị học của trường lấy điểm chuẩn học bạ là 22 điểm, em đạt 23,75 điểm, tức là thừa điểm để đỗ. Nhưng không một thông tin nào hiển thị để em xác nhận nhập học” – Ngọc Diệp bộc bạch.
Không chấp nhận tình trạng này, Diệp liên hệ với phía trường đại học và Bộ GD&ĐT nhưng câu trả lời mà nữ sinh nhận được là “chờ đợi”.
“Hiện tại, các bạn đã xác nhận nhập học gần hết rồi, em lo đợi lâu lỡ đợt nhập học, em không thể học ở trường nào nữa” – nữ sinh lo lắng.
Bộ GD&ĐT: Sẽ không có chuyện thí sinh từ đậu thành rớt
Trước đó, nhiều trường hợp thí sinh phản ánh, khi truy cập vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT để xác nhận nhập học thì bất ngờ thấy hiển thị trúng tuyển hàng loạt nguyện vọng.
Tuy vậy, cũng có thí sinh gặp khó khi hệ thống báo trượt hàng loạt nguyện vọng, dù các em đủ điều kiện trúng tuyển.
Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, với phần mềm xét tuyển năm nay, nếu không tính đến việc thí sinh có sơ suất khi đăng ký hay điều chỉnh nguyện vọng, thì hệ thống mới chỉ ghi nhận một lỗi hiển thị thông tin và Bộ đã khắc phục xong.
Nhưng khi hệ thống đang chạy để khắc phục thì mất một khoảng thời gian nhất định, nên trong thời gian đó, nếu thí sinh vào thì có thể sẽ thấy một vài hiện tượng như là lỗi nhưng thực ra không phải.
Nhưng Bộ có thể khẳng định ngay để các em yên tâm là dẫu có lỗi hiển thị trước đó thì kết quả xét tuyển của các em không bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, một vài trường hợp các em nhìn thấy số liệu sai là do trường vẫn đang trong quá trình cập nhật thông tin.
Thí sinh đỗ thành trượt, trượt thành đỗ sau xét tuyển: Bộ GDĐT xử lý ra sao?
Báo Lao Động vừa có loạt bài phản ánh về tình trạng thí sinh đỗ thành trượt, trượt thành đỗ sau lọc ảo xét tuyển 2022.
Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT đã có hướng dẫn tới các cơ sở giáo dục giải quyết tình trạng trên.
Bộ GDĐT yêu cầu các đơn vị khẩn trương phối hợp giữa các bên liên quan giải quyết khiếu nại về xét tuyển của thí sinh, tránh để thí sinh bức xúc. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Nhiều trường ghi nhận phản ánh sai sót
Ghi nhận của Báo Lao Động, sau khi kết thúc lọc ảo tuyển sinh đợt 1 năm 2022 đã xuất hiện hiện tượng thí sinh đỗ thành trượt, trượt thành đỗ.
Nhiều thí sinh phản ánh trục trặc khi đăng ký xét tuyển vào hàng loạt trường đại học như Trường Đại học Văn hoá TPHCM, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường Đại học Nội vụ...
Nguyễn T.K (TPHCM) là thí sinh tự do cũng đăng ký tới 6 NV vào Trường Đại học Văn hoá TPHCM, dù đủ điểm trúng tuyển nhưng kết quả trả về khiến K chua xót: "Em là thí sinh tự do, năm nay quyết tâm đăng ký lại nên đặt tới 6 NV xét tuyển vào trường. So với điểm chuẩn thì có tới 4 NV em đủ điểm nhưng không biết tại sao lại trượt hết. Nếu không được giải quyết, em sẽ lại trượt đại học năm thứ 2".
Tối 21.9, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT đã hướng dẫn các trường xử lý tình huống trên.
Theo Vụ, ngày 15.9.2022, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 4533/BGDĐT-GDĐH, trong đó Mục 3 về Giải quyết đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại. Trong đó, khi có đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại sai sót về thông tin (khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, điểm xét tuyển, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển...), cơ sở đào tạo chủ động xem xét giải quyết hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo có liên quan để giải quyết theo quy định bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh.
Đối với thí sinh trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm nhưng sơ suất không đăng ký thành công trên Hệ thống, cơ sở đào tạo có thể xét tuyển bổ sung ngay như đối tượng đã đăng ký xét bổ sung.
Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết phản ánh, khiếu nại và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro đã được công bố trong đề án tuyển sinh theo quy định.
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: Hải Nguyễn
Khẩn trương giải quyết cho thí sinh
Vụ Giáo dục Đại học đề nghị các cơ sở đào tạo, các sở GDĐT hướng dẫn, truyền thông tới thí sinh và phụ huynh nếu có khiếu nại về công tác tuyển sinh thì gửi đơn thư phản ánh, khiếu nại trực tiếp về các cơ sở đào tạo có liên quan để giải quyết.
Các đơn vị khi nhận được đơn thư phản ánh, kiến nghị của thí sinh phải phối hợp giữa các bên liên quan khẩn trương giải quyết tránh để thí sinh bức xúc.
Đối với các thông tin, minh chứng thí sinh cung cấp (sau khi cơ sở đào tạo kiểm tra, đối chiếu), nếu làm thay đổi kết quả xét tuyển của thí sinh, có thể đủ điều kiện trúng tuyển/không đủ điều kiện trúng tuyển thì cần xử lý theo hướng dẫn.
Cụ thể, trường hợp 1, thí sinh đang đỗ thành trượt, cơ sở đào tạo có thí sinh đạt sau lọc ảo lần 6, tuy nhiên không đủ điều kiện trúng tuyển do hậu kiểm hoặc sơ tuyển,... phải gỡ bỏ thông tin trúng tuyển của thí sinh trên hệ thống, thông báo cho thí sinh biết để không xác nhận nhập học; đồng thời có văn bản gửi cho cơ sở đào tạo có nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển liên quan để có căn cứ tiếp tục xem xét giải quyết cho thí sinh theo quy định của quy chế.
Trường hợp 2, thí sinh đang trượt thành đỗ, cơ sở đào tạo sau khi nhận được đơn thư phản ánh, kiến nghị của thí sinh, tiến hành kiểm tra, rà soát và ra quyết định trúng tuyển cho thí sinh (nếu thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển), đồng thời có văn bản gửi cơ sở đào tạo mà thí sinh đạt sau lọc ảo lần 6 biết để loại khỏi danh sách thí sinh trúng tuyển hoặc gỡ bỏ trạng thái nhập học của thí sinh trên hệ thống và thông báo để thí sinh không xác nhận vào trường đã trúng tuyển trước đây.
Kết quả giải quyết của những trường hợp trên sẽ được cơ sở đào tạo nhập vào hệ thống sau khi có hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Hiện nay, có một số thí sinh đã xác nhận nhập học vào cơ sở đào tạo nhưng làm thất lạc Giấy chứng nhận kết quả thi THPT, nếu cơ sở đào tạo có yêu cầu thí sinh nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT thì phải tạm thời gỡ bỏ trạng thái xác nhận nhập học của thí sinh trên Hệ thống để các sở GDĐT cấp lại Giấy chứng nhận kết quả thi THPT cho thí sinh,
Trúng tuyển đại học, thí sinh cần nộp những giấy tờ gì? Sau khi trúng tuyển đại học và xác nhận nhập học trực tuyến thành công, thí sinh cần chuẩn bị một số loại giấy tờ cần thiết để hoàn tất việc nhập học. Thí sinh trúng tuyển đại học cần xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống. Sau khi trúng tuyển đại học, thí sinh cần chuẩn bị giấy triệu tập...