Hệ thống thông tin quản lý – Ngành học của thời đại chuyển đổi số và kinh tế số
Ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán kinh doanh, ngành Hệ thống thông tin quản lý đem đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ Gen Z, thế hệ làm chủ xu hướng.
MIS – Ngành nghề của kinh doanh và công nghệ
Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) hay Management Information Systems (MIS) là ngành học giúp đưa ra các giải pháp quản lý và trao đổi thông tin một cách hiệu quả trong doanh nghiệp. Ngành học này kết nối mọi thứ bên trong tổ chức, bao gồm con người, quy trình nghiệp vụ, các hoạt động quản lý, hệ thống máy tính, thiết bị phần cứng và giải pháp phần mềm nhằm giúp các tổ chức vận hành và hoạt động hiệu quả hơn. Nói cách khác, MIS chính là một lĩnh vực tích hợp giữa kinh doanh và công nghệ.
Tốt nghiệp ngành MIS ĐH Hoa Sen và cũng làm việc trong lĩnh vực này, bạn Bùi Thanh Nam, cho rằng, ngành MIS là ngành học tổng quan, kết hợp kiến thức của cả hai lĩnh vực là Business (kinh doanh) và IT (công nghệ), chú trọng vào cách bạn ứng dụng và tạo ra các sản phẩm công nghệ để phát triển và tạo sự đột phá trong việc kinh doanh. Theo bạn Nam, các chuyên gia MIS chính là cầu nối giữa nhu cầu của doanh nghiệp và tính ứng dụng công nghệ hiện đại, với sự am hiểu công nghệ và nắm rõ quy trình kinh doanh.
Bạn có phải là một sinh viên MIS tiềm năng?
Video đang HOT
Trở thành sinh viên ngành MIS thuộc Khoa Công nghệ thông tin ĐH Hoa Sen, bạn sẽ được đào tạo kiến thức và rèn luyện kĩ năng để có thể quản lý thời gian và nguồn lực tốt, xây dựng các chiến lược công nghệ cho hoạt động kinh doanh và tích lũy các kĩ năng cần thiết hỗ trợ cho tương lai.
“Một ngành học hiện đại, thực tiễn với sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và quản lý doanh nghiệp, tổ chức sẽ giúp chúng ta không những phát triển bản thân toàn diện mà còn là bước chuẩn bị tốt cho cơ hội nghề nghiệp sau này”, bạn Ngô Gia Bảo – cựu sinh viên Hoa Sen, hiện là chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm Công ty VinHMS thuộc tập đoàn Vingroup chia sẻ.
Các hoạt động trải nghiệm kết nối với doanh nghiệp luôn được chú trọng trong chương trình nhờ vào mạng lưới hợp tác doanh nghiệp mạnh mẽ của Khoa Công nghệ thông tin. Các chuyến tham quan tại doanh nghiệp, cơ hội trao đổi và kết nối với các chuyên gia cao cấp thông qua các hội thảo,… thường xuyên diễn ra để giúp sinh viên được tiếp cận và cập nhật với thực tế, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thực tập và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Bạn Diệp Ngọc Duyên, hiện đang là Product Owner tại một doanh nghiệp đồng thời là sinh viên năm cuối ngành MIS HSU, chia sẻ: “Chương trình đào tạo sát với thực tiễn, nhiều môn chuyên ngành học hoàn toàn bằng tiếng Anh cùng với làm việc nhóm trong hầu hết các môn học đã giúp tôi có thể dễ dàng hiểu được quy trình hoạt động của các phòng ban doanh nghiệp. Sau khi thực tập và được giữ lại làm việc, tôi dường như không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tham khảo, viết tài liệu cũng như làm việc trực tiếp với khách hàng bằng ngoại ngữ.”
Cơ hội nghề nghiệp không giới hạn
Sinh viên ngành MIS ra trường sẽ có được nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế – quản trị, công nghệ cùng với các kỹ năng mềm, tin học và ngoại ngữ; từ đó tự tin tham gia làm việc toàn cầu với các vị trí từ chuyên viên phân tích, tư vấn đến quản lý dự án hay giám đốc thông tin.
Theo khảo sát của trường ĐH Hoa Sen, trên 85% sinh viên tốt nghiệp ngành MIS của trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành và cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại. Công việc dành cho sinh viên ngành MIS đa dạng và không giới hạn với các vị trí hấp dẫn như Business Analyst (BA), Business Intelligence (BI) Analyst, Product Owner, Project Lead, Consultant… tại nhiều tập đoàn lớn và công ty đa quốc gia. Chỉ cần biết nắm bắt cơ hội và không ngại thử thách, tất cả các sinh viên ngành MIS đều có thể xây dựng sự nghiệp thành công trong tương lai.
Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố mức tăng học phí mới năm học 2022-2023
Năm 2022-2023 tới, ngành có học phí cao nhất là Răng hàm mặt với 77 triệu đồng/năm học (10 tháng).
Sáng 15-7, Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa có văn bản chính thức về ban hành mức thu học phí năm học 2022-2023 tới.
Theo đó, mức học phí đáng chú ý nhất là ở hệ ĐH chính quy dành cho sinh viên trúng tuyển và nhập học từ năm 2020 đến năm 2022, học phí sẽ trong khoảng từ 37 triệu đồng/năm học đến 77.000 triệu đồng/năm học, tùy ngành. Trong đó, bốn ngành học có học phí thấp nhất là Phục hình răng, Điều dưỡng, Kỹ thuật y học, Dinh dưỡng, Y tế công cộng và cử nhân Điều dưỡng hệ liên thông.
Cao nhất vẫn là ngành Răng hàm mặt với 77 triệu đồng/năm học (10 tháng), kế đến là Y khoa với 74,8 triệu đồng/năm học, Dược học là 55 triệu đồng/năm học. Y học dự phòng và Y học cổ truyền cùng mức học phí là 41,8 triệu đồng/năm học.
Như vậy, so với năm học trước (không tăng vì dịch COVID-19), học phí trong năm học tới của trường này có sự điều chỉnh theo hướng tăng trên dưới 10% theo lộ trình.
Cụ thể học phí từng ngành, hệ đào tạo như sau:
Còn đối với khóa sinh viên trúng tuyển nhập học từ năm 2019 trở vế trước, học phí chia làm hai mức cho hai khối ngành. Trong đó, bác sĩ đa khoa, Răng hàm mặt, Y học sự phòng, Y học cổ truyền và Dược sĩ là 24,5 triệu đồng/năm học (10 tháng). Các ngành đào tạo còn lại là 18,5 triệu đồng/năm học.
Nữ bác sĩ duyên dáng, tận tâm với phương châm 5T trong thời đại 4.0 Được học bổng nhà nước Ukraina vào Trường Đại học Hàng không và Đại học Bách khoa Kiev nhưng bác sĩ Dương Thị Hồng Vân (sinh năm 1993) đã quyết định theo học Đại học Y khoa bởi khát khao chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bác sĩ Dương Thị Hồng Vân giải Nhất hội thi "Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên...