Hệ thống tài chính toàn cầu có thể lâm nguy nếu chuyển tiền của Nga cho Ukraine
Một quan chức cấp cao Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo về trường hợp trên nếu cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear bị kiện vì sử dụng số tiền đang nắm giữ của Nga để chuyển cho Ukraine.
Đài RT ngày 13/3 dẫn nguồn các hãng tin cho biết phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Nga từ khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine hai năm trước.
Trong đó, Euroclear (trụ sở ở Brussels, Bỉ) nắm giữ khoảng 191 tỷ euro tài sản của Nga và EU đang có ý định gửi cho Ukraine đợt tiền đầu tiên có giá trị lên tới 3 tỷ euro vào tháng 7 tới. Đây là tiền lãi của số tài sản Nga bị phong tỏa.
Quan chức EU nói trên cảnh báo nếu phương Tây chiếm đoạt số tiền lãi của Nga, Ngân hàng Trung ương Nga có thể sẽ tịch thu khoảng 33 tỷ euro tiền của Euroclear trong kho lưu ký chứng khoán quốc gia ở Moskva. Nga cũng có thể kiện để tịch thu tiền của Euroclear từ các kho lưu ký ở Hong Kong (Trung Quốc) và Dubai (UAE).
Ngoài ra, quan chức EU này cũng cho rằng phương Tây sẽ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến ổn định tài chính. Ông nói: “Khi cuộc chiến kết thúc và có thể thực hiện các khoản thanh toán, toàn bộ số tiền tạm giữ lại cũng sẽ được chuyển sang Ukraine. Nhưng chúng ta cần giữ lại một lượng đáng kể ở Euroclear… vì Euroclear sẽ phải đối mặt với rất nhiều yêu cầu bồi thường”.
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng họ sẽ đáp trả tương xứng nếu phương Tây đe dọa tịch thu tài sản của Nga. Tháng trước, Bộ Tài chính Nga cho rằng bản thân các quốc gia và công ty phương Tây vẫn có tài sản ở Nga và số tài sản này có thể gặp nguy hiểm nếu họ sử dụng tiền lãi từ tài sản Nga bị đóng băng.
Nếu các ngân hàng phương Tây bắt đầu kiện Euroclear vì làm mất tiền đầu tư của họ ở Nga, thì điều này có thể khiến Euroclear “rỗng túi” hoàn toàn.
Video đang HOT
Ngân hàng Euroclear có tài sản trị giá hơn 37.000 tỷ euro trên toàn cầu, nhưng nếu Euroclear hết thanh khoản trong bối cảnh có nhiều vụ kiện tụng, ngân hàng này có thể buộc phải rút giấy phép, gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong khi đó, một số nước phương Tây vẫn không thống nhất được về việc dùng tài sản bị phong tỏa của Nga để viện trợ cho Ukraine. Mỹ và Anh ủng hộ trực tiếp tịch thu tài sản Nga, còn một số quốc gia thành viên EU, như Pháp và Đức, gần đây đã cảnh báo rằng động thái này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định tài chính và làm xói mòn niềm tin vào vị thế đồng tiền dự trữ của đồng euro.
Khác biệt trên đã gây căng thẳng giữa Mỹ và một số nước châu Âu. Các quan chức Mỹ cũng đang gây áp lực với các nước châu Âu để họ ủng hộ động thái chuyển tiền của Nga cho Ukraine.
Hồi cuối năm 2023, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng hành vi này sẽ giáng một đòn nghiêm trọng vào hệ thống tài chính quốc tế và nếu điều đó xảy ra, Nga sẽ bảo vệ các quyền của mình trước tòa án và thông qua các biện pháp khác.
Tài sản Nga 'gặp nguy': Mỹ đã định đoạt, EU bất chấp bất đồng nội bộ ủng hộ Ukraine, Kiev sốt sắng
Ủy ban Thượng viện Mỹ vừa thông qua Dự luật tịch thu tài sản của Nga để ủng hộ Ukraine.
Theo nội dung Dự luật vừa được Thượng viện phê chuẩn sẽ giúp tạo tiền đề cho việc tịch thu tài sản Nga đang bị phong tỏa ở một số nơi và giao chúng cho Ukraine để tái thiết, sau tác động của chiến dịch quân sự của Nga tại nước này, theo Reuters.
Khu Khu nghỉ dưỡng Kamchia được mô tả là một vùng đất của Nga trên bờ biển Bulgaria. (Nguồn: euractiv.com)
Ngày 24/1, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ ủng hộ chưa từng có 20-1 cho "Đạo luật Xây dựng lại thịnh vượng và cơ hội kinh tế (REPO) cho người Ukraine".
Nếu Dự luật được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua, cũng như được Tổng thống Joe Biden ký thành Luật, như Nhà Trắng dự kiến, đạo luật này sẽ mở đường cho việc Washington lần đầu tiên tịch thu tài sản của ngân hàng trung ương từ một quốc gia mà nước này không có chiến tranh.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của đảng Dân chủ lạc quan về việc Dự luật sẽ trở thành Luật - lưu ý rằng, nó đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi, từ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện và Hạ viện, cũng như từ chính quyền của Tổng thống Biden.
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cũng đã thông qua một dự luật tương tự một cách khá "nhẹ nhàng", khi nhận được sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng. Ông Cardin cho biết, ông kỳ vọng Thượng viện do Đảng Dân chủ chi phối và Hạ viện do Đảng Cộng hòa chiếm đa số sẽ có thể giải quyết những khác biệt giữa hai dự luật.
EU, Mỹ, Nhật Bản và Canada đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga vào năm 2022, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 5 - 6 tỷ USD bị phong tỏa ở Mỹ, phần lớn được giữ ở châu Âu - nằm ở Kho Lưu ký chứng khoán trung tâm Euroclear của Bỉ.
Trong khi đó, theo tin từ Ukrinform, Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak và người đồng cấp Bỉ Alexander De Croo đã đồng ý tiếp tục các hành động chung về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và tịch thu tài sản bị phong tỏa của nước này để ủng hộ Ukraine.
Cũng liên quan việc thâu tóm tài sản Nga, mới đây Bulgaria đánh tiếng đã để mắt tới việc thu giữ khu nghỉ dưỡng thuộc sở hữu của Nga trên bờ Biển Đen.
Bulgaria vốn là quốc gia thành viên EU duy nhất chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào của Nga trong danh sách trừng phạt của EU, vì nước này hiện chưa có công cụ để thực thi các lệnh trừng phạt như vậy.
Hiện các nhà lập pháp Bulgaria thuộc phe đa số cầm quyền đang soạn thảo một dự luật cho phép chính phủ tịch thu khu du lịch Kamchia của Nga, theo Euractiv. Khu nghỉ dưỡng này được mô tả là một vùng đất của Nga trên bờ biển Bulgaria, vốn đã hoạt động hơn 14 năm. Khu nghỉ dưỡng Kamchia thuộc sở hữu của Thành phố Moscow, nhưng được quản lý tại Bulgaria bởi các công dân Bulgaria không chính thức chịu lệnh trừng phạt của EU.
Mới đây, truyền thông Bulgaria đưa tin, Cơ quan quản lý tài sản Nga đã yêu cầu bổ nhiệm người đứng đầu Tập đoàn Dầu mỏ khổng lồ Lukoil của Nga làm Giám đốc Trung tâm Kamchia. Theo số liệu gần nhất được chính quyền Bulgaria công bố năm 2019, khoảng 300.000 người Nga sở hữu hơn 500.000 bất động sản tại Bulgaria.
Về phần Ukraine, mới đây, Tổng thống nước này Zelensky đã bày tỏ rõ hy vọng Hội đồng châu Âu sẽ giải tỏa 50 tỷ Euro cho Ukraine vào ngay ngày 1/2 tới, tại trong cuộc gặp với ông Manfred Weber, Chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) và Lãnh đạo Nhóm đảng Nhân dân châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu, theo thông tin từ website của Tổng thống Ukraine.
"Chúng tôi đang trông đợi vào việc EU sẽ giải tỏa khoản hỗ trợ 50 tỷ EUR cho Ukraine tại cuộc họp đặc biệt của Hội đồng châu Âu vào ngày 1/2", ông Zelensky đã nêu rõ đề nghị với Lãnh đạo Đảng Nhân dân châu Âu tại cuộc trò chuyện.
Tổng thống Ukraine cũng cho biết, các bên cũng đã thảo luận chi tiết về tiến bộ của Kiev trên con đường hội nhập châu Âu. Trong bối cảnh Mỹ gặp khó khăn trong việc cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine, các quan chức EU có ý định xem xét một kế hoạch mới cho phép Kiev nhận viện trợ quân sự trị giá hàng chục tỷ USD, bất chấp những bất đồng nội bộ trong Liên minh.
Tỏ ra sốt sắng không kém, trong cuộc gặp với ông Manfred Weber, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cũng nói về sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp chống lại Nga, như một phần của việc chuẩn bị gói trừng phạt thứ 13 và tịch thu tài sản Nga đang bị phong tỏa ở EU, theo thông báo liên quan trên Telegram của Thủ tướng.
"Nội dung cuộc gặp bao gồm việc tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho Ukraine từ Nghị viện châu Âu và tất cả các tổ chức châu Âu. Chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga trong quá trình chuẩn bị gói thứ 13. Tôi đã nêu vấn đề tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở EU", ông Shmyhal cho biết.
"Chúng tôi mong đợi những quyết định mạnh mẽ hơn nữa từ những người bạn châu Âu của chúng tôi", Thủ tướng Ukraine bày tỏ tin tưởng.
Trước các động thái mới nhất của Ukraine và phương Tây, Moscow cũng cảnh báo "đáp trả tương xứng". Nga tuyên bố đã nắm trong tay danh sách tài sản của Mỹ, châu Âu và các tài sản khác sẽ bị tịch thu trả đũa, nếu phía bên kia có động thái tịch thu tài sản của nước này.
Hãng thông tấn RIA (Nga) tính toán khi Điện Kremlin trả đũa, phương Tây sẽ mất đi khối tài sản và các khoản đầu tư trị giá gần 300 tỷ USD, nếu họ tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga để giúp tái thiết Ukraine. RIA đã trích dẫn dữ liệu cho thấy, đầu tư trực tiếp của EU, các nước G7,Australia và Thụy Sỹ vào Nga tính tới cuối năm 2022 đạt tổng cộng 288 tỷ USD.
Ukraine tịch thu 9 tàu hàng của Nga Ukraine đã bàn giao 9 tàu của Nga cho một công ty của nước này Ảnh minh họa: Getty Images Theo đài RT ngày 22/10, Văn phòng Tổng công tố Ukraine cho biết trong một thông báo trên kênh Telegram: "Thu nhập nhận được từ việc quản lý các tàu sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước Ukraine. Tổng chi phí của...