Nga: Tăng mạnh thanh toán dùng đồng nội tệ với BRICS
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 30/1, Giám đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết hiện tỷ lệ thanh toán dùng đồng nội tệ của nước này với các nước thuộc khối BRICS đã tăng lên đến 85%.
Đồng ruble của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Elvira Nabiullina cũng nêu rõ thị phần của các nước thuộc BRICS trong cán cân thương mại của Nga cũng tăng lên 40%, từ các mức 30% của năm 2022 và 20% của năm 2021 – khi tỷ lệ thanh toán dùng nội tệ ở mức 26%. Nga đang thảo luận với các nước BRICS liên kết Hệ thống chuyển tin nhắn tài chính (SPFS, hệ thống do Nga phát triển tương tự SWIFT). Hiện đã có 159 đơn vị từ 20 nước tham gia SPFS.
Theo bà Elvira Nabiullina, trong năm 2024, với vai trò chủ tịch luân phiên của BRICS, Nga sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hệ thống thanh toán, hệ thống thanh toán bằng nội tệ của khối này.
Cùng với đó, khối BRICS cũng sẽ thảo luận phát triển công nghệ tài chính, vấn đề an ninh số trong lĩnh vực tài chính, nhiệm vụ phát triển bền vững và thích ứng nền kinh tế với các biến đổi khí hậu.
Vào cuối năm 2023, BRICS gồm Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã kết nạp thêm Ai Cập, Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Etiopia. Sau khi mở rộng, BRICS gồm 10 nước thành viên với 3,6 tỷ dân, chiếm 40% tổng sản lượng khai thác dầu mỏ và gần 25% xuất khẩu hàng hóa của thế giới. Tháng 6/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập kế hoạch khởi động quy trình thiết lập đồng tiền chung trong BRICS.
Nga cần thời gian để đảm bảo lạm phát giảm dần trước khi hạ lãi suất
Ngày 24/12, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina nói với hãng tin RBC rằng, ngân hàng này sẽ cần từ 2-3 tháng để đảm bảo rằng lạm phát đang giảm dần trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc cắt giảm lãi suất.
Ngân hàng Trung ương Nga ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
CBR đã tăng lãi suất cơ bản thêm 1 điểm phần trăm, lên 16% vào đầu tháng 12/2023, đánh dấu đợt tăng lãi suất trong cuộc họp thứ năm liên tiếp để đối phó với tình trạng lạm phát cao dai dẳng.
Ngân hàng có hàm ý chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ đã gần kết thúc. Tuy nhiên, bà Nabiullina cho biết vẫn chưa rõ chính xác khi nào các nhà hoạch định chính sách của CBR sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Bà nói: "Chúng ta thực sự cần đảm bảo rằng lạm phát đang giảm đều đặn, thay vì chỉ nhìn vào những yếu tố xảy ra một lần có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng giá trong một tháng cụ thể nào đó".
Bà Nabiullina cho biết, ngân hàng trung ương đang tính đến một loạt các chỉ số nhưng chủ yếu là những chỉ số "đặc trưng cho sự ổn định của lạm phát tại Nga". Bà nói: "Việc này sẽ mất hai đến ba tháng hoặc dài hơn - tùy thuộc vào mức độ giảm của nhiều chỉ số đặc trưng cho lạm phát bền vững".
Ngân hàng sẽ tiến hành cuộc họp tiếp theo để xem xét mức lãi suất chủ chốt vào ngày 16/2/2024.
Ngân hàng trung ương Nga tăng cường kiểm soát vốn Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết ngân hàng này sẽ mở rộng kiểm soát vốn đối với hoạt động rút tiền mặt bằng ngoại tệ và chuyển khoản ra nước ngoài, khi nền kinh tế tiếp tục chịu sức ép. Đồng ruble của Nga (trái) và đồng đô-la Mỹ. Ảnh: Sputnik/TTXVN Nga đã đưa ra các biện pháp...