Hệ sinh thái sản phẩm CMC ghi điểm tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam
Trong hai ngày 9 – 10/1, Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (Vietnam International Innovation Expo 2021 – VIIE 2021) đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong 20 năm trở lại đây, thực tế đã chứng minh đổi mới sáng tạo có vai trò động lực quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn. Vì lẽ này, đổi mới sáng tạo đã trở thành “chìa khóa thành công” và một trong những “lợi khí” quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ.
“Nếu không mạnh dạn đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong hố năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp, và bẫy thu nhập trung bình của chính chúng ta” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, các bộ ngành, Chính phủ luôn cam kết đồng hành cùng với doanh nghiệp, cá nhân đổi mới sáng tạo. Ông cũng khẳng định: “Chúng ta có thể tự hào về những bước tiến của công nghệ nước nhà, nhưng cũng không quên những thách thức còn hiện hữu. Để vượt qua những thách thức và tận dụng được thành tựu công nghệ mới, chúng ta cần tiếp tục phấn đấu, chung sức đồng lòng, đóng góp công sức, trí tuệ cho phát triển của đổi mới sáng tạo nước nhà, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn” .
Video đang HOT
Với hệ sinh thái sản phẩm giải pháp nổi bật, Tập đoàn Công nghệ CMC đã khẳng định vị thế dẫn dắt chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. CMC đặt mục tiêu không chỉ trở thành Tập đoàn số mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức tăng tốc chuyển đổi số và thúc đẩy phong trao đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp Việt.
Theo ông Nguyễn Kim Cương – Phó TGĐ CMC TS – chia sẻ tại tọa đàm “Chuyển đổi số trong kinh doanh thông minh” trong khuôn khổ sự kiện, bất chấp ảnh hưởng của COVID-19, tập đoàn đã xây dựng nên một hệ sinh thái nền tảng mở C.OPE2N dựa trên liên minh giữa CMC và các đối tác cao cấp của mình nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, tổ chức các giải pháp, sản phẩm một cách nhanh chóng, tiện lợi qua một cổng duy nhất.
Theo ông Cương, với 3 mảng kinh doanh chính: giải pháp công nghệ, hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ IT ra thị trường quốc tế, CMC đã chuẩn bị kỹ các kịch bản để đối diện với COVID-19. Các bước đi chiến lược mà CMC đã thực hiện bao gồm: tập trung cải thiện năng lực nội tại, tận dụng nguồn lực sẵn có và cắt bỏ những mảng kinh doanh ko hiệu quả để tập trung tồn tại.
C.OPE2N chính là một trong những thành quả của CMC nhờ thực hiện chuyển đổi số thông minh trong năm qua. Nền tảng hạ tầng mở C.OPE2N bao gồm hạ tầng nền tảng Multi-Cloud, cùng hàng chục giải pháp, sản phẩm, dịch vụ sẵn có, cũng như cho phép các bên cung cấp dịch vụ, phát triển ứng dụng dựa trên các công nghệ chuyển đổi số mới nhất như Big Data,AI, IoT, Blockchain…
CMDD ứng dụng AI giúp phát hiện bất thường, phân tích và nhận dạng hành vi của mã độc với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với các sản phẩm truyền thống trên thị trường. Sản phẩm vừa được tổ chức quốc tế Virus Bulletin xác nhận đạt chứng chỉ VB100 với điểm số tuyệt đối và nằm trong top 17 sản phẩm phòng chống mã độc tốt nhất thế giới trong kỳ đánh giá. CMDD cũng đã được Bộ Thông tin & Truyền thông lựa chọn là một trong hai sản phẩm ATTT Make in Vietnam tiêu biểu để giới thiệu tại lễ tổng kết của Bộ trong tháng 1 này.
Tăng sức cạnh tranh từ phân tích dữ liệu người dùng
"Khai thác Big Data (Dữ liệu khổng lồ) để tạo ra những trải nghiệm cá nhân cho khách hàng đang trở thành một làn sóng mới trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ...".
Trên đây là chia sẻ của ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek Việt Nam.
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng : t ừ điển hình thành công trên thế giới...
"Đâu là điểm chung giữa Appfolio, Paylocity Holdings, Netflix, Etsy và Amazon - 5 trong top 10 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới do tạp chí Fortune công bố tháng 10-2020?", ông Đức bắt đầu chia sẻ với một câu hỏi gây tò mò đồng thời cho biết các doanh nghiệp này đều hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, khai thác Big Data để cá nhân hóa trải nghiệm cho người dùng.
Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek Việt Nam
Lấy ví dụ ưa thích của mình về Amazon - một trong năm thương hiệu được nhắc đến ở trên, ông Đức nói vui nhiều khi cảm thấy Amazon hiểu khách hàng còn hơn chính bản thân mình. Ông Đức kể chỉ sau vài lần mua sách ông đã luôn được gợi ý những quyển sách đúng "gu" nhất. Đây cũng chính là bí mật vì sao khách hàng khi lên Amazon thường mua nhiều hơn dự tính. 35% doanh số của Amazon đến từ việc cá nhân hóa những trải nghiệm mua sắm của người dùng là minh chứng rõ ràng cho thành công của một doanh nghiệp biết cách khai thác Big Data để tạo ra những trải nghiệm mua sắm "trúng đích" cho khách hàng.
... đến trải nghiệm của khách hàng tại Việt Nam
Gojek, tiền thân là GoViet và hoạt động tại Việt Nam từ tháng 8-2018, cũng không đứng ngoài cuộc đua cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Với khoảng 170 triệu lượt tải trên toàn bộ Đông Nam Á, kết nối người dùng với 2 triệu tài xế và 900 ngàn nhà hàng khác nhau, mỗi giây trên ứng dụng Gojek có hàng trăm giao dịch được diễn ra. Tương ứng với số lượng đơn hàng khổng lồ như vậy, việc khai thác, quản trị và sử dụng dữ liệu đối với Gojek không chỉ là việc cần phải làm, mà còn là sự sống còn. Dữ liệu khi được phân tích sẽ trở thành sức mạnh cạnh tranh, giúp Gojek hiểu được khách hàng hơn và đưa ra các tác động được cá nhân hóa lên hành vi mua sắm của họ.
Chẳng hạn, dịch vụ giao đồ ăn GoFood sẽ ưu tiên hiển thị các nhà hàng mà khách đã đặt gần đây để thuận tiện nhấn nút đặt lại món ăn yêu thích nếu muốn và gợi ý những món ăn tương tự. Vì lịch sử đặt món của mỗi khách hàng là khác nhau, nên gợi ý của GoFood đưa ra cho mỗi người cũng được cá nhân hóa tương ứng. Không dừng lại ở việc đưa ra những gợi ý sản phẩm và dịch vụ hữu ích, Gojek còn đi một bước xa hơn trong việc tối ưu nguồn dữ liệu lớn nhằm níu chân người sử dụng và gia tăng doanh thu. Cụ thể, hệ thống Machine Learning (học máy) của Gojek sử dụng dữ liệu dựa trên lịch sử mua hàngđể phân loại khách hàng thành 50 - 60 nhóm khác nhau và đưa ra chương trình khuyến mại cụ thể dành riêng cho họ.
Big Data là lợi thế của các công ty công nghệ như Gojek nhưng cũng là thách thức không nhỏ đòi hỏi doanh nghiệp phải có kim chỉ nam đúng hướng. Ông Đức cho biết bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể lạc lối giữa một "biển" dữ liệu trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số như hiện nay. Để giải quyết bài toán này, Gojek áp dụng quy trình sáng tạo ngược. Các thành viên chủ chốt từ các phòng ban khác nhau cùng "mổ xẻ" bài toán kinh doanh hoặc vấn đề cụ thể khách hàng đang gặp phải để tìm kiếm dữ liệu định lượng và định tính phù hợp nhằm trả lời được những câu hỏi đó một cách đúng đắn nhất.
"Dữ liệu có ở khắp mọi nơi, nhưng tìm ra insight (sự thấu hiểu khách hàng) mới là chìa khóa quyết định thành công của doanh nghiệp", ông Đức kết luận.
Cụm ứng cứu sự cố số 5 diễn tập phòng chống tấn công hệ thống quản trị nội dung Chương trình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2020 của Cụm mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng số 5 có chủ đề "Điều tra, xử lý và phòng chống tấn công vào hệ thống quản trị nội dung". Diễn tập tạo cơ hội tạo cho các bộ phận chuyên trách ứng cứu...