Hệ lụy của việc tạo áp lực cho con trẻ
Việc chăm sóc con trẻ, nhất là sức khỏe tinh thần, phải được các bậc phụ huynh thận trọng nhìn nhận một cách đúng mức. Đừng vô tình hay cố ý mà tạo áp lực nào cho trẻ bởi hệ lụy phía sau đó dẫn đến không ít câu chuyện buồn.
Những ngày đầu tháng 4/2012, chúng tôi đến thăm bệnh Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (VSKTTQG), bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Chưa phải là thời điểm căng thẳng của mùa thi nhưng nơi đây hàng ngày vẫn tiếp nhận những ca điều trị là học sinh, sinh viên (HS, SV). Nhiều em nhập viện với xuất phát từ một nguyên nhân chung – đó là sức ép từ sự kỳ vọng của gia đình, khi không đạt được thì lâm vào tình trạng rối loạn cảm xúc.
Bi kịch từ sự “kỳ vọng”
Gặp chúng tôi tại VSKTTQG, Bác sĩ (BS) Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng T4 chia sẻ: “Mỗi HS, SV vào đây đều là một nỗi đau. Trước kia, chưa có khoa nhi, Viện chưa có những ca đặc biệt như bây giờ. Nhưng hai năm trở lại đây, khi khoa nhi đi vào hoạt động thì cứ sau mỗi kỳ thi, Viện lại đông hơn mọi ngày”.
Đang ngồi trò chuyện, bỗng có tiếng một cô gái ngoài cửa gọi vọng vào: “Bố Dũng ơi, con không muốn về phòng”. Cách cửa bật mở, em bước vào với đôi mắt không còn linh hoạt mà cứ như thể đang buồn ngủ.
Đừng vô tình hay cố ý mà tạo áp lực cho con trẻ.
Qua tìm hiểu thì cô gái ngoài 24 tuổi, tên H (quê ở Bắc Giang) này có hoàn cảnh khá đặc biệt và éo le. Nhà có hai anh em, mẹ làm trong quán ăn, bố là công nhân nghỉ hưu, anh trai của H bị nghiện nên mọi hy vọng của gia đình đều đặt lên vai em. Học xong lớp 12, H được hướng thi vào ĐH Sư phạm Hà Nội. Không đỗ vào trường H bị tổn thương tinh thần. Ban đầu em ngại tiếp xúc với mọi người, chỉ ngồi trong nhà. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán H bị suy nhược thần kinh và cho em rất nhiều các loại thuốc. Càng uống, gia đình càng thấy bệnh tình của H ngày càng nặng. Đến khi gia đình đưa em đến VSKTTQG thì theo BS Dũng đã quá muộn.
Bây giờ, lúc nào nói chuyện, H cũng cho biết mình học Kế toán, rồi học Sư phạm, sau đó chuyển thi ĐH Y và giờ muốn xuất khẩu sang Hàn Quốc, sang Đài Loan để kiếm tiền cho gia đình.
Cùng chung cảnh ngộ, Th ở Cần Thơ là một HS xuất sắc của một trường THPT ở địa phương này. Thi ĐH đỗ vào ĐH Y Cần Thơ nhưng sau khi có kết quả thi, gia đình thấy Th chán ăn, ít ngủ, lúc nào cũng nói ôn bài. Đưa đi khám, bác sĩ cho Th uống thuốc. Ba tháng sau, bệnh tình của Th không đỡ mà người Th chỉ còn như xác ve. Gia đình cấp tốc đưa Th ra VSKTTQG. Sau khi tìm hiểu, các bác sĩ ở đây mới biết gia đình Th khá nghèo. Với lý do em học được nên bố mẹ đều kỳ vọng Th sẽ thay đổi số phận cho cả gia đình. Chính những kỳ vọng này đã khiến Th luôn có suy nghĩ lúc nào cũng phải cố gắng học giỏi để vươn lên sau này kiếm được thật nhiều tiền về nuôi gia đình.
Video đang HOT
Gần đây nhất, ngày 26/3, N.V.T, HS lớp 11 của một trường THPT (Hải Phòng) nhập VSKTTQG khi mà vừa thoát khỏi tử thần trong gang gang tấc.
Gia đình T không nghèo, ngược lại còn rất khá giả nhưng bố mẹ đều làm nghề buôn bán. Không muốn con theo nghiệp của mình nên bố mẹ luôn mong muốn T sau này phải được học hành đến nơi, đến chốn. Trúng tuyển vào lớp chọn Toán năm lớp 10 nhưng T không thể bắt kịp trong việc học tập nên sinh ra chán nản và dại dột tìm đến cái chết bằng thuốc ngủ nhưng bất thành. Sau đó T. vẫn đi học và hoàn thành được điểm số các môn ở các kỳ học dù không cao. Học ở lớp chọn toán 1 đến hết kỳ 1 của năm học lớp 11, gia đình đành phải xin chuyển em sang lớp chọn toán 2 vì Trọng tiếp tục tìm đến cái chết lần 2 bằng việc dùng dao cắt cổ tay tự tử.
BS Dũng cho biết: “Bệnh nhân T nhập viện trong tình trạng khá bình thường, tỉnh táo. Tuy nhiên, mỗi khi bệnh nhân nghĩ đến việc đi học, làm bài tập về nhà là ngay lập tức xuất hiện những tiếng nói chỉ huy, những ảo giác trong đầu. Bệnh nhân rất sợ việc đi học”.
“Cần có sự quan tâm và hiểu biết đúng mức”
Đó là những lời khuyên của BS Nguyễn Văn Dũng đối với các bậc phụ huynh trong việc phòng tránh rối loạn cảm xúc cho con em mình. Theo BS Dũng, về sinh lý của các cháu vị thành niên thì bình thường giấc ngủ phải đảm bảo từ 8 -12h/ngày. Thời gian chơi của các cháu cũng phải tương xứng. Ăn từ 1.800 – 2.200kcal/ngày. Khi không đáp ứng đủ yêu cầu này thì cơ thể trẻ rất dễ bị thay đổi bởi tác nhân môi trường bên ngoài.
Bên cạnh đó, từ sự thiếu hụt không đáp ứng đủ yêu cầu trên sẽ dẫn đến tình trạng gây sức ép về quy tắc, về y tế, vế sức khỏe.Trong khi đó, nhận thức của giáo viên, gia đình và của xã hội đều cho rằng những việc này là bình thường, chỉ việc ăn thôi, cứ học đi, ngủ vừa thôi, dẫn đến việc trẻ rất dễ tổn thương. Khi các em đã bị tổn thương thì rất dễ dẫn đến các bệnh khác.
“Cần có sự quan tâm và hiểu biết đúng mức” – BS Nguyễn Văn Dũng.
“Gia đình nên có thời gian biểu cho con học tập hợp lý, tăng cường chế độ dinh dưỡng, đảm bảo đủ calo trong ngày. Ăn các chất dễ tiêu như trái cây. Tránh tạo cho trẻ những sang chấn tâm lý, những áp lực quá lớn. Không nên dùng bất cứ loại thuốc gì với cơ thể của trẻ. Nếu cần nhiều thời gian để ôn thi, cần thiết phải uống cà phê hay nước chè thì nên uống buổi sáng, hoặc buổi chiều, không nên uống buổi tối. Các loại thuốc bổ, vitamin, đặc biệt thuốc tuần hoàn não không nên uống vào buổi tối bởi thời gian này não bộ cần nghỉ ngơi, nếu uống vào đồng nghĩa bắt não tiếp tục hoạt động, rất dễ gây tổn tương cho não. Tôi muốn truyền đạt tới mọi người là hãy có kiến thức về sức khỏe. Các bậc phụ huynh cần phải biết rằng phải sau 22 tuổi não con người mới biệt hóa” – BS Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo BS Dũng, khi phát hiện ra các biểu hiện rối loạn của trẻ như rối loạn giấc ngủ, tính tình thay đổi, không chịu chăm chút cho bản thân mình. Hay ngồi trầm tư suy nghĩ, hoặc quá chú tâm vào việc gì… trong vòng khoảng 1 tuần thì nên đưa đến VSKTTQG để được chẩn đoán điều trị. Đây là những biểu hiện ban đầu của triệu chứng rối loạn cảm xúc.
“Các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt lưu ý là khi phát hiện triệu chứng rối loạn cảm xúc không nên đưa trẻ ngay đến các BS để uống các loại thuốc dưỡng não, tuần hoàn não cũng như không nên cúng bái hoặc uống thuốc lá. Đối với những trường hợp rối loạn giấc ngủ, đa số các BS không đúng chuyên khoa thường điều trị các loại thuốc như tuần hoàn não, đây là một sai lầm lớn. Điều này là nghiêm cấm tuyệt đối trong điều trị loại bệnh này. Ngay cả với những trẻ không có vấn đề gì, cũng không nên dùng nhiều thuốc bổ” – BS Dũng cảnh báo.
Theo DT
"Chuyện ấy"... "giữa ban ngày ban mặt"?
Họ là những đôi vợ chồng còn trẻ, khoẻ mạnh, khát khao yêu nhau, nhưng lại không hoà hợp trong "chuyện ấy" vì nhiều lý do.
Cơm không treo mà mèo vẫn nhịn
Vợ chồng ở bên nhau cả đêm nhưng vẫn "lệch pha" về... giấc. Có anh buổi tối thì ngủ khì khì, nhưng sau 3 giờ đêm mới quờ tay sang vợ "lọ mọ". Có chị lại thấy cảm hứng yêu thương trước 10 giờ tối, nhưng giờ ấy anh chồng còn ôm tivi đến khuya, mặc cho vợ giận dỗi đòi "đi ngủ trước". Đến khi anh chán tivi, chán cả vi tính, muốn yêu vợ thì vợ lại "ngủ lăn long lóc", lay không dậy, cấu véo không hay.
Có những phụ nữ không bao giờ chấp nhận yêu chồng "giữa ban ngày ban mặt", chỉ nằng nặc bảo "đợi đêm đã". Tiếc thay, anh chồng lại thuộc kiểu người chỉ có cảm hứng khi nhìn rõ mặt vợ dưới ánh sáng mặt trời.
Chỉ vì những chuyện như vậy mà cả hai cùng khát khao, nhưng lại không trao nhau trọn vẹn, thành ra "cơm không treo mà mèo vẫn nhịn", thiệt thòi cho cả đôi bên. Những ấm ức lâu ngày không được giải quyết, dồn nén lại thành "cục tự ái". Có người còn hiểu lầm chồng hay vợ mình không còn muốn yêu mình nữa!
3 yếu tố tạo ra sự hoà hợp
Chuyện lệch pha không phải chỉ là trục trặc về thể chất, thời gian mà còn là vấn đề tâm lý. Thường do mọi người đều coi chuyện đó là "nhạy cảm", nên không nói cho nhau biết, giữ ấm ức trong lòng.
Vậy làm sao để cuộc sống vợ chồng trở nên hoà hợp? Chúng ta đều biết rằng mọi việc thành công nhờ 3 yếu tố "Thiên thời, địa lợi, nhân hoà". Nhưng trong lĩnh vực nhạy cảm này, có lẽ thứ tự các yếu tố ấy cần được đảo ngược là: nhân hoà, địa lợi, thiên thời.
Nhân hoà không có nghĩa là "không cãi nhau" mà là hiểu nhau đến từng thói quen, từng sở thích của nhau. Nếu anh chồng biết vợ mình muốn được yêu vào chập tối, chắc đã chẳng vô tư ngồi xem vô tuyến hay làm việc chờ khuya.
Nếu chị vợ hiểu rằng chồng mình càng nồng nàn hơn khi anh được "mắt thấy, tai nghe", đã không nằng nặc bắt chồng tắt đèn tối om. Nhân hoà còn thể hiện ở chỗ sống vì nhau. Có thể anh chồng hay cô vợ không thật sự thoải mái trong hoàn cảnh nào đó, nhưng sẵn lòng đáp ứng làm cho bạn đời hạnh phúc.
Địa lợi - thiên thời do người tạo ra. Nếu mọi người hiểu rằng "chuyện ấy" không phải là một nhiệm vụ, không phải chỉ để sinh con, mà là "trò chơi vợ chồng" để mang lại niềm vui, thì người ta sẽ chấp nhận vui vẻ với nhau ở bất cứ nơi nào thuận lợi.
Không ai bảo một đôi vợ chồng thỉnh thoảng nghỉ bù một ngày trùng nhau để dành cho nhau trọn vẹn là... quá đáng. Có đôi vợ chồng tranh thủ buổi trưa gặp nhau, bởi buổi tối ngại con cái vì... nhà chật. Nói chung, khi lòng đã thông, thì chẳng chờ đến khi có thiên thời - địa lợi, mà người ta chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi để yêu nhau. Đôi khi "cái khó ló cái khôn" là vậy.
Nói với nhau về "chuyện ấy" thế nào?
Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng cảm thấy khó khăn khi trao đổi với vợ về "chuyện ấy". Lý do là vì mọi người hiểu hai chữ "nói chuyện" theo nghĩa hẹp. Cứ hình dung cảnh đôi vợ chồng pha một ấm nước, ngồi với nhau ở phòng khách, rồi một người mở lời: "Em ạ, anh muốn..." hay "Em nghĩ rằng...", thì đúng là khó thật. Nhưng con người có nhiều cách nói, đâu chỉ bằng lời.
Chẳng ai bảo ai, chúng ta cũng tự hiểu rằng một ánh mắt của vợ, một cái tín hiệu của người chồng, một cử chỉ quan tâm của người bạn đời có ý nghĩa như thế nào rồi sao?
Khi trò chuyện về "chuyện ấy", hãy học cách hiểu khác đi so với lời nói thông thường. Khi người vợ cứ nhắc chồng tắt đèn đi ngủ, người chồng phải nhạy cảm nhận ra rằng cô ấy không muốn ngủ một mình.
Khi chồng hỏi "dạo này em làm sao thế?", vợ phải nghĩ đến việc anh ấy đang hờn giận về sự nhạt nhẽo, thờ ơ của vợ. Khi vợ đáp lại cử chỉ "đòi yêu" của chồng bằng câu nói: "Hư nào, để đến tối đã", thì lúc đó người chồng cũng nên hiểu rằng không nhất thiết phải ngoan ngoãn nghe lời quá mức nhé (!).
Theo Bưu Điện Việt Nam
Anh che giấu điện thoại Anh không dám cho em động vào điện thoại của anh vì thường nhắn tin cho một cô gái khác. Em có 1 tình huống muốn nhờ chị giúp em tìm được hướng đi! Hiện e không biết có nên tiếp tục hay dừng lại nữa. Mong nhận được lời khuyên từ chị Cách đây hơn 2 tháng em tình cờ quen được...