Hé lộ “bán hàng chân kinh” của hội bán kem trộn: Nhìn như sách marketing chuyên ngành nhưng soi được cả “rổ” lỗi chính tả
Xuất hiện trên thị trường từ 6-7 năm về trước, sản phẩm kem trộn, mỹ phẩm trộn cho đến nay vẫn được bán rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt là trên các kênh bán hàng online.
Thậm chí, những người mới vào nghề bán kem trộn còn có riêng 1 cuốn “cẩm nang” hướng dẫn từ A-Z cực kỳ chuyên nghiệp.
Gần đây, một số trang trong cuốn “cẩm nang” này đã lần đầu được hé lộ trong hội nhóm làm đẹp hơn 800.000 thành viên trên Facebook. Theo đó, quy trình bán mỹ phẩm trộn dành cho người mới vào nghề được xây dựng rất bài bản và chuyên nghiệp không kém nội dung trong các cuốn sách về marketing.
Theo cuốn “cẩm nang” này, phạm vi hoạt động của “hội kem trộn” bao gồm Zalo, Facebook. Ngoài ra còn có kênh “Offline mọi lúc mọi nơi” hay cụ thể hơn là “Gặp ai cũng giới thiệu sản phẩm” – theo lý giải của 1 cư dân mạng.
Quy trình được chia làm 5 bước: Chiến lược thả thính (7 ngày), Xây dựng chiến lược tường bán lẻ, Xây dựng thương hiệu cá nhân, Quy trình chăm sóc khách hàng, Xây dựng group thân thiết.
Trong quy trình đầu tiên “Thả thính 7 ngày”, người bán sẽ vào vai khách sử dụng thực tế, dựa vào review chân thực để tạo niềm tin cho người xem.
Trong 5 ngày đầu tiên, các bài đăng không gắn nội dung quảng cáo để người xem không đề cao cảnh giác. Giờ đăng bài cũng được tính toán rất kỹ, bởi từ 9-10 giờ tối là khung giờ mà nhiều chị em rảnh rang để lướt facebook, shopping online.
Nhiều cư dân mạng cũng gật gù công nhận đã từng đọc được những bài đăng “chuẩn quy trình” như thế này trên Facebook.
Quy trình thứ 2 – 3 là “Xây dựng tường bán lẻ” và “Quy trình chăm sóc khách hàng”. Theo đó, trang cá nhân của người bán sẽ liên tục xuất hiện các bài đăng khoe thành quả bán hàng, ra đơn, nhiều bài đăng còn có mặt khách hàng để tăng độ uy tín.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nhân vật khách hàng trong bài đăng có thật hay không lại rất khó kiểm chứng. 1 cư dân mạng chia sẻ, chị từng được nhờ “cầm hộ sản phẩm” để chụp ảnh rồi bỗng nhiên trở thành “khách mua sỉ” của 1 đại lý mỹ phẩm trộn mà chị không hề hay biết.
Quy trình thứ 4 trong cuốn “cẩm nang” là “Xây dựng thương hiệu cá nhân”. Tuy nhiên, trong quy trình này đã bắt đầu xuất hiện những nội dung và thuật ngữ hết sức khó hiểu như “Online: Nóng, ấm và lạnh”, “Khách hàng có 30% là nổi và 70% là chìm”, “Inbox bán hàng như không bán”. Nếu muốn thấu hiểu hết những tầng ý nghĩa trong quy trình này, có lẽ người mới vào nghề phải kết hợp thêm việc “tầm sư học đạo” và áp dụng thực hành.
Bên cạnh nội dung khó hiểu, cả 3 quy trình còn xuất hiện những lỗi chính tả rất cơ bản trong tiếng Anh lẫn… tiếng Việt như “Grup, kheo đơn, Ofline, Coment… quy trình thứ 4 và thứ 5 cũng không thoát khỏi tình cảnh tương tự.
Quy trình thứ 5 – “Group khách hàng thân thiết” có lẽ là chiêu trò quen thuộc nhất của hội bán kem trộn. Dạo 1 vòng Facebook, không khó để bắt gặp hàng loạt các bài đăng, live stream “giờ vàng, giá sốc”, khuyến mãi đầu tháng…
Một số bài đăng bán kem dưỡng trắng với mức giá “sale” hấp dẫn
Nghe có vẻ rất hấp dẫn nhưng thực tế mục đích của những chương trình khuyến mãi, ưu đãi này là… “đẩy hàng tồn”. Trong thực tế, phần lớn người tiêu dùng đều đã biết rõ chiêu trò này, tuy nhiên vẫn có 1 số người “chốt đơn” vì ít hiểu biết về mỹ phẩm trộn và bị hấp dẫn bởi mức giá rẻ.
Sau khi “chốt đơn”, khách hàng sẽ được người bán tận tình hướng dẫn các bước sử dụng mỹ phẩm trộn theo đúng quy trình trong “cẩm nang”. Thế nhưng, nhiều cư dân mạng lại phát hiện ra các bước sử dụng lại “có gì đó sai sai”.
Quy trình chốt đơn và hướng dẫn sử dụng mỹ phẩm dính đầy lỗi chính tả và lỗi “skincare”
“Tẩy da chết nếu tới ngày” hay sử dụng “kem chống nắng sinh học” đều là những kiến thức lạ lẫm khi so với quy trình skincare chuẩn. Đặc biệt, việc tẩy da chết trước khi rửa mặt hoàn toàn đi ngược quy trình làm sạch da thông thường. Nếu người mua làm theo hướng dẫn này, việc làn da xuống cấp, thậm chí bị hư tổn là điều có thể lường trước.
Kết luận
Sau khi đọc hết 5 trang “cẩm nang” kể trên, có lẽ chị em đều đã lường được những rủi ro mà mình có thể gặp phải khi mua mỹ phẩm trộn trôi nổi trên thị trường. Để bảo vệ bản thân trước những mối nguy “hàng tồn”, “skincare sai quy trình”, chị em nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ da liễu trước khi tìm mua sản phẩm dưỡng da.
Bên cạnh đó, chị em có thể tìm mua sản phẩm của các thương hiệu đã được kiểm định về chất lượng, có cửa hàng chính hãng ở Việt Nam và giá cả ở phân khúc bình dân như Innisfree, Skinfood, Hada Labo hay The Face Shop.
Bôi kem trộn làm trắng người phụ nữ nhận cái kết khủng khiếp
Sau khi bôi kem trộn làm trắng, da mặt người phụ nữ dần mỏng, các mạch máu nổi rõ trên khuôn mặt, chỗ trắng chỗ sạm đen. Đặc biệt, rất dễ bị kích ứng, đỏ, sưng và ngứa.
"Nổi tiếng với đầm nhái kem trộn", Ngọc Trinh bị ném đá khi quảng cáo bán sách Loạt ảnh sản xuất kem trộn tại gia gây xôn xao mạng xã hội Thái Lan Hãi hùng vì dùng son handmade, kem trộn làm đẹp
Da bệnh nhân lốm đốm chỗ trắng chỗ đen sau khi bôi kem trộn làm trắng. Ảnh: Dân trí
Ngày 7/10, ThS. BS Lê Thị Mai, khoa Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) cho Dân trí biết mới đây bệnh viện này đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân đến khám trong tình trạng da mặt tăng giảm sắc tố sau 6 tháng sử dụng kem trộn.
Bệnh nhân chia sẻ, do tự ti với khuôn mặt bị nám lốm đốm trên mặt, nghe theo lời quảng cáo chị đã tìm đến một cơ sở làm đẹp. Cơ sở này cam kết sẽ biến "da cóc" thành "bạch tuyết" chỉ sau 1 tháng sử dụng liệu trình chăm sóc với mức chi phí "rất bèo".
Thời gian đầu sau khi bôi loại kem trộn cơ sở bán, làn da của chị trắng và mịn rất nhanh, điều này khiến chị cực kỳ hài lòng. Tuy nhiên chỉ sau 3 tháng, da của chị dần mỏng, các mạch máu nổi rõ trên khuôn mặt. Đặc biệt, da chị rất dễ bị kích ứng, đỏ, sưng và ngứa.
Quá lo sợ, chị quyết định ngừng bôi kem do cơ sở spa bán. Do cảm thấy ngứa ngáy không chịu nổi, nổi mẩn nhiều hơn, da sạm đen đi nên chị đã quyết định đến Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) khám.
Qua thăm khám, bác sĩ Mai nhận thấy, trên cùng khuôn mặt, làn da của bệnh nhân như cái bánh đa vừng đen, chỗ trắng, chỗ sạm đi. Bệnh nhân được chỉ định dùng kem chống nắng 3 giờ/lần, bôi các sản phẩm chống viêm không chứa corticoid, kem giữ ẩm, kháng histamin đường toàn thân nhằm hạn chế các phản ứng viêm gây tiếp tục tăng sắc tố.
Đồng thời, bệnh nhân cũng được sử dụng các liệu trình điều trị tại chỗ không xâm lấn để khắc phục tình trạng tăng sắc tố và mẩn ngứa.
Trao đổi với PV, BS Mai cho hay, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị biến chứng do sử dụng sản phẩm làm trắng da không rõ nguồn gốc.
Việc khắc phục tình trạng tăng sắc tố do sử dụng kem trộn sẽ mất thời gian dài, trung bình từ 6 tháng đến 1 năm. Thậm chí với những trường hợp mất sắc tố thì việc chữa trị là không thể.
Theo BS Mai, các chất làm trắng da hoạt động bằng cách giảm sự hiện diện của sắc tố melanin trên da. Các sản phẩm sử dụng làm trắng da thường chứa nồng độ khác nhau của hydroquinone, corticosteroid, thủy ngân và các tác nhân khác, chẳng hạn như axit salicylic, hypochlorite.
Những hợp chất này gây tổn thương da nếu sử dụng không đúng. Cụ thể chất hydroquinone có thể gây tăng sắc tố, teo da, giãn mạch, mụn trứng cá nặng, mất độ đàn hồi của da, BS Mai cho biết.
Không những thế corticosteroid được hấp thụ nhanh chóng, lạm dụng có thể dẫn đến nhiễm nấm da, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, tiểu đường hoặc vô sinh Việc sử dụng thủy ngân trong làm trắng da gây ra các vấn đề về thận, gan, thần kinh...
Qua trường hợp bệnh nhân trên, BS Mai khuyến cáo để có được làn da khỏe đẹp, chị em nên đến các cơ sở chăm sóc da uy tín để được tư vấn và chăm sóc da đúng để cải thiện và giữ gìn làn da đẹp.
Những anh chàng bán kem gây "ức chế" nhất mọi thời đại Ăn mỗi cây kem thôi mà phải "ức chế" đến mức như thế này nhưng vẫn có rất nhiều người thích. Muốn ăn được kem phải học được tính nhẫn nhịn. Cậu nhóc phát khóc với anh chàng bán kem. Đang bán kem hay diễn xiếc vậy anh trai. Thế bây giờ có bán kem nữa hay không đây? Mua cây kem thôi...