HCV Olympic Vật lý châu Á: “Siêu nhân” khiêm tốn
Nguyễn Mạnh Quân, học sinh lớp 12 Lý 1 Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (TP Hà Nội), vừa trở thành người đạt điểm cao nhất trong kỳ thi Olympic Vật lý châu Á – Thái Bình Dương 2021
Trong lễ bế mạc kỳ thi Olympic Vật lý châu Á – Thái Bình Dương (APhO) được tổ chức trực tuyến chiều 24-5 tại TP Hà Nội, Nguyễn Mạnh Quân – chàng trai được mệnh danh là “ siêu nhân Trường Ams” – khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự khiêm tốn của mình.
Đam mê đặc biệt với vũ trụ
Nguyễn Mạnh Quân đạt điểm cao nhất của kỳ thi và được Chủ tịch APhO năm 2021 tặng bằng khen. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam đạt được thành tích này khi tham gia APhO.
Dù rất vui vì trở thành thí sinh đạt điểm cao nhất cuộc thi, Quân vẫn cho rằng thành tích này em có được một phần nhờ may mắn. “Phần lý thuyết rất dài và khó. Còn phần thực hành, nếu ai may mắn thì dễ, nếu không thì sẽ mất nhiều thời gian. Em khá khó khăn khi làm phần lý thuyết nhưng sau đó, em biết tất cả thí sinh khác cũng như vậy. Riêng về thực hành thì em thoải mái” – Quân kể.
Với sự thoải mái của mình, Nguyễn Mạnh Quân trở thành thí sinh có điểm thực hành cao nhất sau 12 năm tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á – Thái Bình Dương.
Sinh ra trong gia đình trí thức tại TP Hà Nội, mẹ là giáo viên, Nguyễn Mạnh Quân học giỏi từ nhỏ. Năm 2015, Quân đoạt huy chương vàng (HCV) châu Á – Thái Bình Dương môn toán tại Singapore, tiếp đó là HCV cuộc thi Toán học trẻ quốc tế (IMC) năm 2016 ở Thái Lan. Năm 2018, Quân đoạt HCV tại kỳ thi IJSO 2018, là thí sinh có điểm bài thi lý thuyết cao thứ 2 thế giới, góp phần vào thành tích đứng thứ 3 thế giới của đội tuyển Việt Nam.
Ngay từ rất bé, Nguyễn Mạnh Quân đã tò mò tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên, đặc biệt là vũ trụ. Càng lớn, em càng đọc thêm tài liệu về khoa học, vũ trụ, các thuyết vật lý để tự tìm câu trả lời cho những câu hỏi của mình. Chính vì thế, dù là thủ khoa đầu vào lớp chuyên toán Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và thủ khoa chuyên hóa Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội nhưng Quân vẫn chọn học lớp chuyên vật lý của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, lĩnh vực mà em sở hữu niềm đam mê đặc biệt.
Video đang HOT
Nguyễn Mạnh Quân có thành tích học tập, nghiên cứu đáng nể. Ảnh: QUỲNH TRANG
Tham gia kỳ thi Olympic quốc tế Thiên văn học và Vật lý thiên văn năm 2019, Quân giành HCV và là thí sinh cao điểm nhất. Sau đó, em giành giải nhất môn vật lý trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia khi mới học lớp 11. Năm 2020, bộ sưu tập huy chương của Quân có thêm tấm HCV của kỳ thi Olympic Vật lý châu Âu (EUPhO). Năm 2021, “cậu bé vàng” tiếp tục giành giải nhất kỳ thi học sinh giỏi vật lý lớp 12.
Bí quyết thành công của Quân là luôn cố gắng tìm hiểu tận gốc rễ những bài tập hay vấn đề em gặp phải trong bài tập mà các thầy cô giao và các cuốn sách tham khảo. Với chàng trai này, điều cốt lõi để đi đến thành công là niềm đam mê và sự quyết tâm theo đuổi niềm đam mê đó.
Không chỉ xuất sắc trong các cuộc thi, Quân cũng dành thời gian cho niềm đam mê của mình. Em cùng bạn bè trong trường thành lập Câu lạc bộ Thiên văn để lan tỏa, chia sẻ kiến thức cho người trẻ. Quân tổ chức cuộc thi viết luận trực tuyến về khoa học giả tưởng với mong muốn giúp nhiều người có một góc nhìn khác về khoa học – lĩnh vực rất thú vị chứ không phải lúc nào cũng khô khan.
Gương mặt trẻ tiêu biểu của thủ đô Hà Nội
Giống như nhiều tài năng trẻ khác, mong muốn của Nguyễn Mạnh Quân là được học tập ở những ngôi trường hàng đầu thế giới. Em muốn có thể tự do sáng tạo, học tập và phát huy khả năng của bản thân, trở thành một nhà vật lý lý thuyết nghiên cứu vũ trụ tại những trường như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ).
Để đạt được mục tiêu của mình, Quân đăng ký học 2 khóa ôn luyện SAT, lần đầu tiên thi đạt 1.510/1.600 điểm. Không bằng lòng với thành tích này, Quân tự học thêm vài tháng để quen hơn với cấu trúc, đồng thời phân bổ thời gian làm bài hợp lý hơn. Em còn tham gia nhiều cuộc thi, tự rèn cho mình tâm lý làm bài thật bình tĩnh. Nửa năm sau, Quân giành điểm tuyệt đối 1.600 SAT. Kết quả thi IELTS của em là 8.0.
Nộp hồ sơ vào MIT tháng 11-2020, tháng 3-2021, Quân nhận tin nhắn chúc mừng từ trường. MIT đồng ý hỗ trợ Quân hơn 64.000 USD/năm để em theo học ngành vật lý tại đây. Ngoài MIT, Quân còn trúng tuyển vào ngôi trường danh giá khác là Đại học Princeton (tốp 1 tại Mỹ, theo US News). Cũng trong thời gian này, với loạt thành tích xuất sắc, Nguyễn Mạnh Quân vinh dự trở thành một trong số 10 gương mặt trẻ thủ đô Hà Nội tiêu biểu năm 2021.
Chia sẻ về mục tiêu trong tương lai, Nguyễn Mạnh Quân cho hay em sẽ cố gắng đạt thành tích thật tốt tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế 2021 sắp tới. Bên cạnh đó, “siêu nhân Trường Ams” cũng chuẩn bị kiến thức cho những sở thích khác của mình, như toán. Còn dài hơi hơn, Quân mong muốn sẽ học tiếp lên tiến sĩ, tiếp tục nuôi giấc mơ nghiên cứu vũ trụ của mình.
Thử sức và đoạt luôn HCV Olympic Tin học châu Á
Trương Văn Quốc Bảo (học sinh lớp 11A2 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An) là một trong 2 thí sinh của Việt Nam giành được HCV tại kỳ thi Olympic Tin học châu Á năm 2021. Đây cũng là chiếc HCV môn tin học đầu tiên của học sinh Nghệ An tại sân chơi này.
Được đánh giá là một học sinh rất thông minh, nỗ lực và ham học hỏi, từ nhỏ, Trương Văn Quốc Bảo đã yêu thích tin học. Em đã giành được nhiều giải thưởng tin học tại cuộc thi tin học trẻ của tỉnh Nghệ An, hội thi học sinh giỏi duyên hải, hội thi tin học trẻ toàn quốc. Năm lớp 11, cùng với bạn học cùng trường là Nguyễn Hoàng Vũ, Bảo đoạt giải nhất cuộc thi Olympic Tin học sinh viên dành cho khối phổ thông. Bộ sưu tập huy chương của em năm nay tiếp tục bổ sung một giải nhất môn tin học tại cuộc thi học sinh giỏi quốc gia năm 2021.
Trương Văn Quốc Bảo (đeo kính) cùng cô giáo (Ảnh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp)
Dù được các thầy cô, bạn bè đánh giá cao nhưng nói về giải vàng tại kỳ thi Olympic Tin học châu Á năm 2021, Trương Văn Quốc Bảo vẫn cho rằng để được HCV còn cần cả sự may mắn. Bước vào kỳ thi với tinh thần quyết tâm cao nhất, Bảo làm bài thuận lợi, đúng phong độ và may mắn đã mỉm cười với em. Không chỉ có HCV, Bảo còn giành luôn suất dự Olympic Tin học quốc tế được tổ chức vào tháng 6 do Singapore đăng cai.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Trương Văn Quốc Bảo cho rằng với môn tin học, tự học là rất quan trọng. Với Bảo, việc tự học rất thuận lợi vì em có thể dễ dàng tiếp cận với các kiến thức nước ngoài. Nam sinh này không ép mình học mà lúc nào cảm thấy thoải mái thì ngồi vào bàn, tìm hiểu nhiều dạng thuật toán để rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên, khi đã say mê, Bảo quên cả thời gian để tập trung suy nghĩ về vấn đề. Một bài tập đôi khi em mất 1 – 2 ngày để tìm cách xử lý. Những khi Bảo đi sai hướng thì hôm sau coi như làm lại từ đầu, để đi theo một hướng khác.
Ước mơ thì nhiều nhưng ước mơ lớn nhất, gần nhất với cậu học trò lớp 11 lúc này là có thể làm bài tốt nhất, giành giải cao nhất lại cuộc thi Olympic Tin học quốc tế. Đó thực sự là một sân chơi lớn mà Trương Văn Quốc Bảo muốn thử sức mình.
Học sinh Việt Nam đạt điểm cao nhất Olympic Vật lý châu Á-TBD
Đây là lần đầu tiên một học sinh Việt Nam đạt được thành tích này khi tham gia Olympic Vật lý châu Á-Thái Bình Dương.
Các em học sinh thuộc đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự Olympic Vật lý châu Á-Thái Bình Dương năm 2021. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tối 23/5, Bộ Giáo dục Đào tạo đã thông tin về kết quả của Đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý châu Á-Thái Bình Dương (APhO) năm 2021. Theo đó, cả 8/8 học sinh đều đoạt giải, gồm 2 Huy chương Vàng, một Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen.
Hai học sinh đoạt Huy chương Vàng là Nguyễn Mạnh Quân và Trần Quang Vinh (học sinh lớp 12, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam). Trong đó, em Nguyễn Mạnh Quân đạt điểm cao nhất của kỳ thi và được Chủ tịch APhO năm 2021 tặng Bằng khen. Đây là lần đầu tiên một học sinh Việt Nam đạt được thành tích này khi tham gia APhO.
Huy chương Bạc thuộc về em Bùi Thanh Tân, học sinh lớp 12, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An.
Ba Huy chương Đồng thuộc về các em: Nguyễn Trọng Thuận (học sinh lớp 12, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa); Lê Minh Hoàng (học sinh lớp 11, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội); Nguyễn Hoàng Nam (học sinh lớp 12, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam, thành phố Hà Nội).
Hai học sinh được nhận Bằng khen là: Trang Đào Công Minh (học sinh lớp 12, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) và Nguyễn Đắc Tiến (học sinh lớp 12, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Kỳ thi Olympic Vật lý châu Á-Thái Bình Dương năm 2021 do Đài Loan (Trung Quốc) đăng cai tổ chức. Theo kế hoạch, kỳ APhO này được tổ chức vào năm 2020 nhưng do đại dịch COVID-19 nên đã được chuyển sang năm nay. Để bảo đảm an toàn cho những người tham dự, kỳ thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Tham dự APhO năm nay có 23 đoàn từ các nước và vùng lãnh thổ với 181 thí sinh, trong đó có 5 đoàn khách với 37 thí sinh.
Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng công tác tổ chức thi trực tuyến APhO 2021 của đoàn Việt Nam vẫn diễn ra chu đáo, nghiêm túc tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ ngày 16/5-24/5/2021. Kỳ thi được giám sát trực tiếp của hai giám sát viên Đài Loan và của camera dưới chế độ thời gian thực. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 được triển khai theo quy định của ngành Y tế.
Ban Tổ chức APhO 2021 sẽ tổ chức Lễ bế mạc kỳ thi theo hình thức trực tuyến bắt đầu từ 12 giờ ngày 24/5/2021. Đoàn Việt Nam sẽ tham dự Lễ bế mạc theo hình thức trực tuyến tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chủ nhân huy chương vàng APho 2021 được nhận vào học Viện Công nghệ Massachusetts Nguyễn Mạnh Quân, học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, người vừa đoạt huy chương vàng và cũng là thí sinh đạt điểm cao nhất Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương (APhO) 2021, đã được Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ nhận vào trong mùa tuyển sinh năm nay. Học sinh tài năng Nguyễn Mạnh...