Hãy để con được học đúng năng lực
Chuyện chuyển trường cho phù hợp với điều kiện của người học cũng là bình thường nhưng dư luận lao xao vì học sinh từng thi trượt vào trường được chuyển đến.
Năm học 2020-2021, một học sinh (HS) được chuyển từ Trường THPT V.T.S. sang học lớp Mười một tại Trường THPT G.Đ. trong cùng quận. Chuyện chuyển trường cho phù hợp với điều kiện của người học cũng là bình thường. Nhưng dư luận lao xao vì HS này từng trượt nguyện vọng vào Trường THPT G.Đ. ở kỳ tuyển sinh vào lớp Mười trước đó, nên đã học ở Trường THPT V.T.S.
Theo quy định về chuyển trường THPT công lập trong cùng tỉnh, thành phố thì chỉ cần hiệu trưởng nơi xin đi và nơi xin đến đồng ý là được.
Học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp Mười (Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Tuy nhiên, Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận HS học tại các trường THCS và THPT nêu rõ: HS chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ; HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thật sự chính đáng để phải chuyển trường. Có lẽ, quy định về một “lý do chính đáng” là điểm mờ, không rõ ràng để vận dụng. Trường hợp nào được tính là chính đáng, trường hợp nào thì không?
Trở lại trường hợp trên, giải thích cho lý do tiếp nhận HS, đại diện trường tiếp nhận cho biết: đây là trường hợp con em giáo viên. Do điều kiện gia đình nên trường tạo điều kiện để thuận tiện đưa đón. Trường đã cân nhắc, xem xét mới tiếp nhận, chứ không phải ai xin cũng nhận. Mình phải tôn trọng trường bạn (nơi chuyển đi – PV).
Bỏ qua yếu tố hai trường ở cùng quận có đoạn đường đi học như nhau, việc dễ dàng chuyển trường cho con em giáo viên đến trường đã thi trượt, ít nhiều làm dấy lên dư luận không hay, nhất là khi đây không phải trường hợp đầu tiên.
Trước đó là con của một hiệu trưởng ở Q.5. Rồi hàng loạt HS được “đặc cách” ngay kỳ thi tuyển sinh đầu vào lớp Mười, trong đó có người là con của phó hiệu trưởng, giáo viên…
Lý do gì để tạo ra sự du di, đặc cách cho con em trong ngành? Điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa con em ngành giáo dục với hàng trăm ngàn HS khác? Rõ ràng không có căn cứ gì.
Nếu đã tổ chức thi, tuyển sinh thì nên tôn trọng quy chế và công bằng cho tất cả HS. Nếu có đối tượng ưu tiên thì cần được quy định rõ ràng, luật hóa và công khai, không nên tồn tại kiểu quy định ngầm, giải quyết theo từng trường hợp.
Thiết nghĩ, nếu là giáo viên thì càng phải nghiêm khắc và làm gương cho con em mình. Bởi, đó là dạy con bài học về sự trung thực, trung thực với chính năng lực và kết quả học tập của mình. Nếu thi trượt trường nguyện vọng 1 sẽ cố gắng học thật tốt ở trường nguyện vọng 2 và chinh phục những chặng đường tương lai. Việc dùng cách này, cách kia để vào được ngôi trường con đã không đậu có lẽ không phải là cách làm hay, trước hết là với chính HS đó.
Môn thi thứ 4 vào lớp 10 ở Hà Nội được công bố cuối tháng 3
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, dự kiến, kỳ thi vào lớp 10 năm 2021 sẽ được tổ chức với 4 môn. Trong đó, ngoài Toán, Văn, Ngoại ngữ, môn thứ 4 sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên và công bố vào cuối tháng 3.
Trao đổi với VietNamNet sáng nay (15/1), ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, hiện Sở đang xây dựng dự thảo tờ trình UBND TP Hà Nội về kế hoạch tuyển sinh năm học 2021-2022.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Theo đó, chủ trương là giữ ổn định phương thức tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập. Sau khi được UBND TP phê duyệt, Sở sẽ công bố các nội dung liên quan như số lượng bài thi, thời gian thi, hình thức thi. Dự kiến, khoảng tháng 2/2021,thông tin sẽ được công bố.
Ông Đại cho hay, theo phương án mà Sở GD-ĐT xây dựng, kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội năm nay sẽ có 4 môn, gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ và một môn chọn ngẫu nhiên. Môn thứ tư này sẽ được bốc thăm trong các môn còn lại.
"Khoảng cuối tháng 3/2021, Sở GD-ĐT mới công bố môn thứ tư để học sinh học toàn diện tất cả các môn, tránh chuyện vì thi cử mà học lệch, học tủ.
Năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Sở GD-ĐT mới quyết định không tổ chức môn thứ tư để giảm bớt áp lực cho học sinh. Còn năm nay nếu tình hình dịch bệnh vẫn được kiểm soát, tinh thần sẽ tổ chức như kỳ thi năm 2019", ông Đại nói.
Trước đó, để chuẩn bị cho kỳ thi lớp 10 năm 2021, Hà Nội đã yêu cầu các trường THPT hoàn thành hồ sơ xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Việc xây dựng chỉ tiêu phải dựa trên căn cứ thực tế về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, chậm nhất ngày 25/1, các trường phải hoàn thành hồ sơ xác định chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học tới.
Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội sẽ biến động thế nào? Hiện một số trường THPT công lập ở Hà Nội cơ bản hoàn thiện việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2021, chậm nhất ngày 25/1 sẽ hoàn tất. Đến thời điểm này, một số trường THPT của Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ xác định chỉ tiêu cho kỳ thi vào lớp 10 THPT. Theo các trường, chỉ...