Hay cảm thấy mệt mỏi, khi nào là nghiêm trọng phải gặp bác sĩ?
Cơ thể mệt mỏi là vấn đề sức khỏe rất hay gặp. Trong hầu hết trường hợp, mệt mỏi không có gì đáng lo. Nhưng đôi khi, mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Tình trạng mệt mỏi kéo dài hơn 2 tuần kèm theo một số sự thay đổi bất thường về thể chất thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cơ thể mệt mỏi có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Vì mệt mỏi, người mắc không muốn rời khỏi giường, mất tập trung khi làm việc, học tập. Họ cũng không đủ thể lực để đến phòng gym.
Trong nhiều trường hợp, mệt mỏi là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị căng thẳng, mất ngủ hay áp lực công việc. Khi đó, mọi người nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, khôi phục năng lượng, Reader’s Digest dẫn lời giáo sư y khoa Tom Declercq tại Đại học Ghent (Bỉ).
Nếu như đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng mệt mỏi không hết, kéo dài hơn 2 tuần hay kèm theo một số sự thay đổi bất thường về thể chất thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay, ông Declercq lưu ý.
Khi đến gặp bác sĩ, bệnh nhân cần phải mô tả chi tiết tình trạng mệt mỏi của bản thân. Điều này là cần thiết để bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gốc rễ.
Nguyên nhân của mệt mỏi kéo dài có thể xuất từ vấn đề thể chất hay tinh thần. Ví dụ, nếu do thể chất thì người bệnh sẽ mau cảm thấy mệt khi chơi thể thao hay vận động. Nếu do tinh thần thì có thể người bệnh đang chịu áp lực công việc hay trầm cảm.
Video đang HOT
Những trường hợp mệt mỏi do buồn bã, trầm cảm, rối loạn lo âu có thể được cải thiện bằng thuốc trầm cảm hoặc các phương pháp trị liệu tâm lý.
Ngoài ra, mệt mỏi cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng trong cơ thể. Mệt mỏi kèm theo chóng mặt thường là do thiếu máu, kèm theo thở dốc là bệnh tim.
Nếu mệt mỏi xuất hiện đột ngột và kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm và sụt cân không rõ nguyên nhân thì có thể là triệu chứng của ung thư.
Mất ngủ cũng là nguyên nhân được bác sĩ xem xét. Chất lượng giấc ngủ kém, mất ngủ, thường xuyên giật mình nửa đêm, ngưng thở khi ngủ cũng gây mệt mỏi. Không để thú cưng lên giường quấy rầy giấc ngủ hay hạn chế dùng điện thoại, máy tính trước khi ngủ có thể giúp ích cho người bệnh.
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể khôi phục lại trạng thái thể chất khỏe mạnh bằng cách ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và tập luyện thể thao thường xuyên, theo Reader’s Digest.
5 thói quen xấu khiến bạn dễ bị cảm lạnh
Không ai muốn mình bị cảm lạnh. Thế nhưng, bằng một cách nào đó, chúng ta lại bị nhiễm bệnh dù đã hết sức ngăn ngừa. Một số thói quen mà nhiều người vô tình mắc đang khiến họ bị cảm lạnh mà không biết.
Tập luyện quá nặng với tần suất liên tục có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Để giảm nguy cơ cảm lạnh, mọi người cần tránh các thói quen sau, theo Readers Digest.
1. Cắn móng tay
Cảm lạnh là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Virus gây bệnh có thể lưu lại dưới móng tay. Cắn móng tay hay đưa tay lên mặt sẽ khiến mầm bệnh trên tay dễ tiếp xúc với mắt, mũi, miệng và xâm nhập vào cơ thể.
Do đó, để giảm nguy cơ cảm lạnh, mọi người cần bỏ thói quen cắn móng tay và không được đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
2. Tập luyện quá nhiều
Tập luyện quá nặng với tần suất liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm gia tăng nồng độ hoóc môn căng thẳng adrenaline và cortisol.
Các loại hoóc môn này sẽ tác động tiêu cực đến bạch cầu, làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn, trong đó có cảm lạnh, theo Readers Digest.
3. Làm việc quá mức
Áp lực công việc có thể gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài. Tình trạng này khiến cơ thể suy yếu và dễ bị cảm lạnh.
"Các yếu tố căng thẳng tâm lý xã hội được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh", Reader's Digest dẫn lời bác sĩ nội khoa người Mỹ Erika Martinez-Uribe.
Một số bằng chứng khoa học cho thấy căng thẳng có thể tăng nguy cơ với bệnh tim và nhiều bệnh viêm nhiễm khác như cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp.
4. Không vệ sinh nhà cửa
Nhiều vật dụng trong nhà và văn phòng làm việc cần phải được vệ sinh, sát khuẩn thường xuyên. Những thứ như điện thoại, tay nắm cửa, điều khiển máy lạnh, công tắc đèn và bàn phím có thể chứa virus cảm lạnh, theo Readers Digest.
Chúng ta sẽ bị nhiễm bệnh nếu dùng tay chạm vào các bề mặt có virus rồi sau đó đưa lên mắt, mũi và miệng. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, các bề mặt mà tay thường chạm vào cần phải được vệ sinh, sát khuẩn thường xuyên, các chuyên gia khuyến cáo.
5. Không uống đủ nước
Uống quá ít nước sẽ làm tăng nguy cơ cảm lạnh. Cơ thể khi mất nước sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và không đào thải hiệu quả các độc tố bên trong.
Tất cả những điều này làm suy yếu hệ miễn dịch và dễ bị cảm lạnh hơn, các chuyên gia giải thích, theo Readers Digest.
Những loại thực phẩm tốt cho sĩ tử mùa nắng nóng Ngoài kiến thức để chuẩn bị vượt "vũ môn", các sĩ tử cần chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, đủ chất để có được sức khỏe tốt nhất. Chế độ sinh hoạt lành mạnh Trước tiên, các sĩ tử cần ngủ đủ giấc. Theo khoa học thì nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, giảm...