Hậu quả khôn lường khi D.Trump bị luận tội!
Tổng thống Donald Trump chính thức bị luận tội với 229 phiếu thuận của các nghị sĩ Dân chủ và 198 phiếu chống, gồm tất cả các nghị sĩ Cộng hòa và 3 nghị sĩ Dân chủ.
Với hai cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội, ông chính thức trở thành tổng thống thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ bị Hạ viện luận tội, mở đường cho việc mở phiên xét xử Tổng thống tại Thượng viện.
Cuộc luận tội Tổng thống Trump cho thấy sự phân cực trong nội bộ chính quyền Mỹ
Ủy ban Tình báo Hạ viện cũng công bố báo cáo điều tra luận tội dài 300 trang, cho biết bằng chứng về hành vi sai trái và cản trở quốc hội của Trump “rất mạnh mẽ”.
Mặc dù vậy, Tổng thống Trump sẽ chỉ bị phế truất nếu 2/3 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại ông. Tuy nhiên, khả năng “gãy gánh giữa chừng” là rất thấp vì Thượng viện hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Mặt khác, hiện các nghị sỹ Cộng hòa đã lên tiếng bảo vệ Tổng thống. Hạ nghị sỹ Doug Collins khẳng định việc đảng Cộng hòa cảm thấy không có vấn đề gì trong việc đưa vấn đề luận tội Tổng thống công khai với người dân Mỹ vì chính họ đã bầu nên Tổng thống Trump.
Do đó, ông cho rằng việc bỏ phiếu về luận tội nhẽ ra là phải thuộc về cử tri Mỹ, chứ không phải là tại Hạ viện. Ông chỉ trích các động thái của đảng Dân chủ và cho rằng cả 2 bản luận tội nhằm vào Tổng thống đều không có căn cứ.
Có thể thấy, cuộc luận tội đang thể hiện sự phân cực sâu sắc trong nội bộ chính quyền Mỹ tại nhiệm kỳ Tổng thống Trump, đồng thời có thể gây ra hậu quả chính trị nghiêm trọng cho cả hai đảng trước cuộc bầu cử năm 2020.
Nhà bình luận chính trị kiêm sử gia quân sự của Mỹ Oliver North nhận định, cuộc điều tra luận tội Trump sẽ khiến người dân Mỹ “quay lưng” với đảng Dân chủ, và sẽ bỏ phiếu cho Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2020 khi làm trầm trọng hóa tình trạng phân cực trong xã hội Mỹ.
Thậm chí, cuộc luận tội này cũng đã gây chia rẽ lớn trong nội bộ đảng Dân chủ khi nhiều nghị sĩ thuộc đảng này lo ngại sẽ đánh mất phiếu bầu của cử tri tại địa hạt của mình nếu cố theo đuổi cuộc chiến với Tổng thống.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump sẽ không phải lo lắng quá nhiều về cuộc bầu cử năm 2020, xuất phát từ việc nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao và tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức thấp kỷ lục.
Cụ thể, báo cáo điều chỉnh do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 27/11 cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới trong quý III năm nay đạt 2,1% so với cùng kỳ năm 2018 và cao hơn mức 1,9% công bố trước đó một tháng.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/12 cũng cho biết, trong tháng 11 vừa qua nền kinh tế Mỹ tạo ra 226.000 việc làm, cao hơn dự báo trước đó của giới chuyên gia là 180.000, qua đó đưa tỷ lệ thất nghiệp trở lại mốc 3,5%, mức thấp nhất trong vòng nửa thế kỷ qua.
Các dữ liệu đều đưa đến một thực tế là rất khó để đánh bại một Tổng thống đương nhiệm trừ khi nền kinh tế bị đa số công chúng nhìn nhận là đang suy yếu nghiêm trọng.
Trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2, cử tri sẽ coi nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến lá phiếu của họ. Điều này đồng nghĩa nếu họ tin rằng một Tổng thống đang làm tốt công việc điều hành đất nước, thì họ có xu hướng chọn lại người đó để tiếp tục cầm quyền.
Với kết quả dường như đã được định trước, cuộc luận tội Tổng thống Trump sẽ tạo thành vết sẹo tồn tại trong nhiều năm nữa với nước Mỹ.
Tương tự như các cuộc luận tội đối với các cựu Tổng thống Bill Clinton (năm 1998) và Andrew Johnson (năm 1868) trước đây, quá trình này sẽ phản ánh và tăng cường cuộc nội chiến đang chia rẽ chính quyền và đe dọa động lực tiến lên của nước Mỹ.
Cẩm Anh
Theo enternews.vn
Luận tội ông Trump: Lưỡng đảng đều gặp rủi ro
Dù được đánh giá là khó thuyết phục Thượng viện bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump, phe Dân chủ vẫn có thể tận dụng sơ hở trong nội bộ đảng Cộng hòa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ông chủ Nhà Trắng và đồng minh.
Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu thông qua hai điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump vào ngày 21-12 (giờ Mỹ), gồm hai tội danh là lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội, theo hãng tin Reuters. Nếu thành công, Thượng viện sẽ tiếp tục việc kết án ông Trump vào đầu tháng 1-2020.
"Cần phải có phiên xét xử công bằng, nơi toàn bộ sự thật được phơi bày" - lãnh đạo phe Dân chủ (chiếm thiểu số) tại thượng viện Chuck Schumer, khẳng định. Trong khi đó, đảng Cộng hòa đến nay vẫn không có dấu hiệu ủng hộ việc bãi nhiệm ông Trump.
Phép thử đối với phe Dân chủ
Theo đài CNN, tiến trình luận tội về bản chất là một quy trình nặng tính chính trị. Dù đủ bằng chứng và nhân chứng, các nghị sĩ từ hai đảng sau cùng vẫn là người phải bỏ phiếu để quyết định xem có luận tội hay không (ở Hạ viện) hay có kết án tổng thống hay không (ở Thượng viện). Bất cứ nghị sĩ nào quyết định ủng hộ hay chống lại ông Trump đều có thể gặp bất lợi từ các đồng nghiệp hay từ cử tri ở bang mà họ làm đại diện.
Cuộc bỏ phiếu ngày 18-12 được dự đoán với kết quả gần như chắc chắn là đảng Dân chủ sẽ thông qua được cả hai điều khoản luận tội. Đây là một phép thử cho sự đoàn kết trong đảng Dân chủ vốn rạn nứt từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Hai nghị sĩ Dân chủ Jeff Van Drew và Collin Peterson đã bỏ phiếu phản đối điều tra ông Trump cách đây vài tháng và đến nay chưa có dấu hiệu thay đổi quan điểm. Thậm chí The Washington Post còn cho rằng ông Jeff Van Drew đang chuẩn bị để sang hàng ngũ đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, hiện nay 31 nghị sĩ Dân chủ từ những bang từng bầu cho ông Trump vẫn tiếp tục ủng hộ luận tội ông chủ Nhà Trắng. Dù vậy, CNN vẫn để ngỏ khả năng các nghị sĩ này trong tương lai sẽ thay đổi quan điểm trước áp lực của cử tri.
Tương tự, không nghị sĩ Cộng hòa nào lên tiếng chống lại các đồng nghiệp cũng như bỏ phiếu ủng hộ tiến hành điều tra luận tội cách đây vài tháng. Nếu đảng này tiếp tục phản đối vào ngày 18-12, đây sẽ lại là một chiến thắng của ông Trump. Theo đó, ông Trump vẫn có thể tin tưởng vào sự thống nhất và quyết tâm của đảng Cộng hòa, đồng thời sự kiện sẽ giúp tổng thống có cơ hội tiếp tục lên án tiến trình luận tội chỉ là chiêu trò nhằm triệt hạ ông của đảng Dân chủ.
Chủ tịch Thượng viện Mỹ Mitch McConnell và Tổng thống Donald Trump (phải) trong một cuộc họp báo tháng 6-2017. Ảnh: AP
Tháng 7-2019, nghị sĩ Justin Amash trở thành đảng viên Cộng hòa duy nhất kêu gọi luận tội ông Trump về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử 2016. Ông Amash sau đó bị phe Cộng hòa cô lập, gây áp lực ra khỏi đảng và trở thành nghị sĩ độc lập.
Ở hai trường hợp của ông Van Drew và Amash, hai nghị sĩ này đều là đại diện của những bang "tranh chấp" quyết liệt giữa hai đảng. Điều này cho thấy ở các khu vực nóng, sự khó đoán của cử tri có thể buộc các nghị sĩ phải bỏ phiếu trái ý chung của đảng. Việc bỏ phiếu thuận hay chống luận tội sẽ ảnh hưởng không chỉ tới ông chủ Nhà Trắng mà còn tới chiếc ghế của chính các nghị sĩ vào tháng 11 năm sau, nhất là ở những bang chiến lược.
Những hành vi của ông Trump là sự nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu với nền dân chủ của chúng ta. Đây là điều mà chúng ta có thể trốn tránh chỉ vì đảng Cộng hòa từ chối thực hiện nghĩa vụ của họ.
ADAM SCHIFF , Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện
Rủi ro của phe Cộng hòa
Hôm 13-12, Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnell bị chỉ trích vì khẳng định phối hợp chặt chẽ với luật sư của tổng thống về "mọi mặt" phiên xét xử. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerry Nadler cáo buộc việc ông McConnell phối hợp với Nhà Trắng sẽ "phá hỏng trật tự trong hiến pháp".
"Hiến pháp bắt buộc các thượng nghị sĩ phải tuyên thệ khi tham gia xét xử luận tội. Họ phải thề sẽ theo đuổi công lý một cách nghiêm minh. Vậy mà lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện... lại nói sẽ phối hợp chặt chẽ với luật sư bên bị cáo" - ông Nadler trả lời đài ABC.
Tờ The Washington Post nhận định không nhiều khả năng các nghị sĩ Dân chủ (chiếm thiểu số) trong Thượng viện sẽ giành được đủ số phiếu ủng hộ nhằm phế truất ông Trump. Tuy nhiên, đảng này có thể khiến các đồng minh của tổng thống phải trả giá đắt bằng cách thuyết phục dư luận rằng đảng Cộng hòa cố tình bao che cho sai phạm của ông Trump.
"Càng nhiều người tin rằng rõ ràng đang có gì chuyện mờ ám trong nội bộ ông Trump và đảng Cộng hòa, hình ảnh của tổng thống và đồng minh càng bị đe dọa trước kỳ bầu cử 2020" - The Washington Post giải thích.
Hôm 14-12, thượng nghị sĩ Lindsey Graham phe Cộng hòa tuyên bố sẽ làm mọi cách để kết thúc nhanh phiên xét xử ở Thượng viện. Ông Graham cho rằng toàn bộ quá trình luận tội không hề công bằng cho ông Trump và đầy tính chia rẽ chính trị. Phát ngôn của vị này bị phe Dân chủ cáo buộc là "thiên vị lộ liễu" (đối với Tổng thống Trump).
Một bất lợi khác của đảng Cộng hòa là gần như toàn bộ ghế nghị sĩ Quốc hội Mỹ phải đem ra bầu lại vào năm sau đều thuộc đảng này. Ngoại trừ các bang có truyền thống của mình, đại diện phe Cộng hòa từ các bang khác phải hết sức thận trọng. Nếu không, cử tri sẽ quay lưng với họ - về phe Dân chủ để chống lại ông Trump. Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra và câu chuyện của hai nghị sĩ Justin Amash và Jeff Van Drew là minh chứng rõ nhất.
Ông Trump vẫn được ủng hộ
Hãng tin AFP hôm 17-12 cho hay khảo sát do ĐH Quinnipiac (Mỹ) thực hiện từ ngày 11 đến 15-12 cho thấy Tổng thống Donald Trump nhận được 43% số người ủng hộ và 52% người phản đối. Trong khi đó, các kết quả này hồi tháng 10 (tức trước khi diễn ra tiến trình luận tội) lần lượt là 38% và 58%. Phần lớn sự ủng hộ dành cho Tổng thống Trump đều liên quan đến nền kinh tế tăng trưởng mạnh cùng tỉ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục.
Bên cạnh đó, tỉ lệ ủng hộ việc luận tội bãi nhiệm ông Trump là 45%, trong khi tỉ lệ phản đối là 51%. Các con số này hầu như không thay đổi so với tháng 10 với tỉ lệ ủng hộ và phản đối lần lượt ở mức 45% và 48%.
VĨ CƯỜNG
Theo plo.vn
Luận tội Tổng thống Donald Trump: Hạ viện Mỹ bắt đầu phiên điều trần công khai Ngày 13/11, cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển sang một bước quan trọng khi các nghị sĩ bắt đầu phiên điều trần công khai được truyền hình trực tiếp đầu tiên, đánh dấu giai đoạn mới có thể quyết định số phận của ông Trump. Các nghị sĩ Dân chủ dẫn đầu cuộc điều tra luận tội...