Hậu Olympic, bán đảo Triều Tiên sẽ tiếp tục căng thẳng?
Vào thời điểm Olympic Pyeongchang diễn ra, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã hạ nhiệt nhanh chóng. Thế nhưng, rất có thể sau khi Olympic kết thúc, mọi chuyện sẽ trở lại như thời điểm đầu.
Cái bắt tay lịch sử giữa em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Yo-jong và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in
Trước khi Olympic diễn ra, Mỹ và Hàn Quốc đã hoãn tập trận chung nhằm đảm bảo 1 kỳ thế vận hội có thể diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, cả 2 mới chỉ “hoãn” chứ không hề “đình chỉ” hẳn việc diễn tập quân sự chống Triều Tiên. Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc vào hôm 20.2 cho biết, các cuộc tập trận chung hàng năm sẽ vẫn diễn ra theo kế hoạch đã vạch ra từ trước. Hiện tại, vẫn chưa rõ thời điểm của các cuộc tập trận nhưng giới chức quân sự 2 nước cho biết sẽ cập nhật thông tin thêm vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4.
Theo quan điểm của Bình Nhưỡng, các cuộc tập trận “sẽ không bao giờ thích hợp” với đối thoại liên Triều. Do đó, nếu Washington và Seoul vẫn tiếp tục tập trận với mục đích chống lại nước này, các vụ thử tên lửa và thậm chí là hạt nhân để đáp trả sẽ là điều hiển nhiên.
Thế nhưng, theo Business Insider, thế giới có thể hi vọng tình hình bán đảo Triều Tiên năm 2018 sẽ khác so với các năm trước. Lý do là các lệnh trừng phạt ngày càng thắt chặt đánh mạnh vào kinh tế Triều Tiên có vẻ như đã bắt đầu phát huy tác dụng, khiến Bình Nhưỡng đang ngày càng vào thế “bí”. Vì vậy, khi mà nguồn tài chính để phát triển chương trình tên lửa và hạt nhân đang eo hẹp dần, Triều Tiên sẽ cần tiếp tục giữ thái độ “mềm mỏng” với Hàn Quốc như hiện tại.
Theo Danviet
Kim Yo-jong: "Quyền lực chủ chốt" của phái đoàn Triều Tiên tới Hàn Quốc
Khi mà Olympic mùa đông 2018 diễn ra, không phải Phó tổng thống Mỹ Mike Pence hay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mà chính là Kim Yo-jong - em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới là tâm điểm của các ống kính máy quay truyền thông.
Video đang HOT
Kim Yo-jong là ai?
Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters.
Cũng giống như hầu hết các thành viên trong gia đình họ Kim, rất ít chi tiết về cuộc sống của Kim Yo Jong được tiết lộ.
Cô là con gái út của cố Chủ tịch Kim Jong Il, trẻ hơn anh trai Kim Jong Un khoảng 4 tuổi và được cho là rất gần gũi, thân tín với nhà lãnh đạo này. Vào cuối năm 2014, cô được cho là đã tạm nắm quyền lãnh đạo đất nước thay anh trai khi ông Kim Jong Un bị ốm vào cuối năm 2014.
Việc Kim Yo Jong tham gia phái đoàn Triều Tiên sang Hàn Quốc dự Thế vận hội là một ngạc nhiên lớn. Từng có đồn đoán rằng em gái ông Kim Jong Un sẽ có tên trong đoàn nhưng chỉ ít người nghĩ điều này là sự thật.
Giới quan sát cho rằng, sự hiện diện của Kim Yo-jong ở Olympic Pyeongchang là một dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên thực sự nghiêm túc về việc cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.
Nữ hoàng bé nhỏ
Kim Yo-jong - được mệnh danh là "người gác cổng" hàng đầu của anh trai - là 1 trong những nhân vật quyền lực nhất trong chính trường Triều Tiên. Trong khoảng 5 năm qua, cô đã thăng tiến thần tốc nhờ công cuộc củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Về mặt cá nhân, cô cũng có mối quan hệ rất gần gũi với ông Kim khi cả 2 người sống cùng nhau ở Thụy Sĩ từ suốt năm 1996 cho đến năm 2001. Mối quan hệ này ngày càng bền vững khi cha mẹ của cả 2 qua đời.
Hiện tại, Kim Yo-jong đóng vai trò quản lý, tuyên truyền hình ảnh của anh trai Kim Jong-un khi trực tiếp điều hành cơ quan thông tấn trung ương, đài truyền hình và các mặt văn hóa, nghệ thuật của Triều Tiên.
Với cương vị là Phó giám đốc Cơ quan Tuyên truyền và Xúc tiến của Đảng Lao động Triều Tiên, cô Kim có tiếng nói quan trọng trong việc phê duyệt (và có thể là chỉ đạo) những tuyên bố được đưa ra của chính phủ Triều Tiên.
Truyền thông Hàn Quốc cũng gọi cô là "Ivanka của Kim Jong Un", ám chỉ ảnh hưởng của cô Kim lên người anh cũng tương tự cách con gái của Tổng thống Mỹ Donald Trump tác động đến các chính sách của cha.
Kim Yo-jong trong 1 chuyến đi tháp tùng anh trai. Ảnh: AFP.
Do đó, việc chọn Hyon Song-wol - nữ ca sĩ nổi tiếng của Triều Tiên, đồng thời cũng là người được đồn đại là bạn gái cũ của ông Kim Jong-un - làm người dẫn đầu đoàn văn công tới Hàn Quốc, những tiết mục sẽ được trình diễn trong Thế vận hội chắc chắn cũng có bàn tay của cô Kim.
Tuy nhiên, quyền lực của cô không chỉ dừng lại ở việc điều hành các cơ quan truyền thông và văn hóa của Triều Tiên. Theo BBC, vị trí làm việc trong Ban Thư ký cá nhân khiến cô gần khá gần gũi với người chị em cùng cha khác mẹ Kim Sul-song.
Nhiều nguồn tin tình báo tin cậy cho biết 2 người phụ nữ này đã tạo thành 1 đội, đóng vai trò lớn trong việc đưa ra các quyết định địa chiến lược. Cùng với 1 số nhân vật khác, họ đã hình thành cái gọi là "nội các bếp" (kitchen cabinet) của ông Kim Jong-un. Nhớ lại hồi năm 2001, cố lãnh đạo Kim Jong-il cũng đã từng tâm sự với đại sứ Nga thời ấy rằng 2 đứa con gái của mình đều là những người "tin tưởng được", theo BBC.
"Cô Kim như là nguyên thủ vậy. Cô ta tiếp quan khách, tham gia vào các hoạt động ngoại giao", ông Leonid Petrov - nhà nghiên cứu tại Trường châu Á - Thái Bình Dương thuộc Đại học Quốc gia Australia - nhận định. "Quan trọng nhất là ông Kim Jong-un có thể tin em gái mình".
Do đó, việc cử em gái Kim Yo-jong tham gia đoàn đại biểu tham dự Thế vận hội cho thấy, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cực kỳ tự tin vào quyền lực của mình ở Triều Tiên và cũng không hề có ai trong tầng lớp tinh hoa của Bình Nhưỡng có thể "thắc mắc" về quyết định này.
Ngoài ra, việc này còn có 1 nghĩa ý đặc biệt nữa: bất cứ ai tiếp xúc với cô Kim hoặc những đại biểu khác trong đoàn sẽ có cơ hội đưa thông điệp, thậm chí là đề nghị, đến trực tiếp tai nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên. Quan trọng hơn, sự có mặt của cô Kim ở Hàn Quốc sẽ giúp cô có thêm kinh nghiệm quảng bá, đại diện hình ảnh đất nước ở các quốc gia khác.
"Nếu bạn muốn một người truyền tin đáng tin cậy cho chính quyền Triều Tiên, đó nên là một thành viên của gia đình Kim", tờ Washington Post của Mỹ dẫn lời Christopher Green, cố vấn cao cấp về vấn đề bán đảo Triều Tiên cho Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về các cuộc xung đột trên thế giới.
Vì thế, dù không phải là thành viên đầu tiên trong gia đình họ Kim ghé thăm Hàn Quốc (ông Jhang Song-thaek - bác của cô - từng tham gia đoàn đại biểu kinh tế tới Seoul hồi năm 2002 để đặt nền móng cho Khu Công nghiệp Kaesong, theo BBC), chuyến đi của cô vẫn mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
Với vai trò cũng như mối quan hệ với nhà lãnh đạo, có thể nói, cô mới chính là "quyền lực chủ chốt" trong đoàn đại biểu Triều Tiên tới Hàn Quốc lần này.
Bình Nhưỡng đã gửi những nhân vật "cộm cán" nào nữa?Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam: Quan chức 90 tuổi này đã trải qua 3 thế hệ lãnh đạo nhà họ Kim và nhiều lần đi công cán nước ngoài. Theo BBC, dù chỉ nắm giữ 1 chức vụ được coi là "tượng trưng" và đã gần nghỉ hưu, ông vẫn có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ quan ngoại giao và chính sách ngoại giao của Triều Tiên khi từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong nhiều năm liền.Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên kiêm Chủ tịch Ủy ban Hướng dẫn Thể thao quốc gia Choe Hwi: Ông Hwi là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo, quản lý các vận động viên nghiệp dư và chuyên nghiệp của Triều Tiên. Quan trọng hơn, ông còn điều hành các công đoàn và các tổ chức xã hội của nước này, trong đó có Liên minh Trẻ vốn có vai trò phát hiện và đào tạo chuyên sâu các vận động viên, nghệ sĩ tài năng.Chủ tịch Ủy ban Tái thống nhất Hòa bình liên Triều Ri Son-gwon: Ông vốn là 1 nhà đàm phán kỳ cựu, từng là trưởng đoàn đại biểu Triều Tiên tham gia cuộc đối thoại liên Triều hiếm hoi vào ngày 9.1 vừa rồi.
Theo Danviet
Tướng Mỹ: Chiến tranh với Triều Tiên sẽ giống "Trò chơi Vương quyền" Theo người đứng đầu lực lượng Thủy quân Lục chiến, một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên sẽ tương tự với những gì xảy ra trong series phim truyền hình nổi tiếng "Game of Thrones": đẫm máu và đầy bạo lực. Theo Business Insider, trong chuyến thăm tới một căn cứ của Thủy quân Lục chiến Mỹ tại Trung Đông gần đây,...