Hậu Giang: Vào HTX trồng xoài cát hồng theo chuẩn VietGAP, nhà nông thu vài trăm triệu mỗi năm
Để phát triển bền vững và thân thiện môi trường, HTX xoài cát hồng Vĩnh Trung (xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã và đang hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng an toàn, truy xuất nguồn gốc.
Một trong những loại cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Trung là xoài cát hồng và đang được HTX Vĩnh Trung nhân rộng.
Tuân thủ từng quy tắc trồng xoài cát hồng
Trước đây, ông Nguyễn Văn Luận (xã Vĩnh Trung) từng trồng xoài nhưng lúc đó là làm đơn lẻ nên hiệu quả kinh tế thấp, giá cả bấp bênh. Do vậy, khi HTX Vĩnh Trung được thành lập, có nhiệm vụ phối hợp địa phương xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và tổ chức triển khai tuyên truyền, vận động người sản xuất bài bản nhằm nâng cao giá trị cây xoài, ông Luận đã tham gia ngay.
Hiện sản phẩm xoài Cát Hồng của bà con nơi đây đã được chứng nhận thương hiệu OCOP cấp tỉnh và được cấp tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: T.L
Từ khi tham gia HTX Vĩnh Trung, nhiều nông dân liên tục ăn nên làm ra. Nhất là khi trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, giá trị quả xoài được nâng lên, mỗi năm bà con có thể kiếm được vài trăm triệu đồng.
Video đang HOT
Theo ông Luận, vào HTX, ông không chỉ được hỗ trợ các dịch vụ liên kết giữa HTX và doanh nghiệp mà còn được nâng cao kiến thức, kỹ năng trồng xoài cát hồng thân thiện môi trường.
Xoài cát hồng có hình dáng to tròn đều, màu sắc đỏ hồng và vỏ dày nên có khả năng vận chuyển đi xa. Tuy nhiên, để người tiêu dùng chấp nhận, ông Luận đã được HTX Vĩnh Trung hướng dẫn các quy tắc của quy trình trồng xoài VietGAP.
Từ khâu chăm sóc, sử dụng phân bón đến khâu thu hoạch, các thành viên đều tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt. Để trái có màu sắc đẹp, người trồng đều phải bao trái nhằm hạn chế các loại sâu bệnh tấn công, từ đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạo sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
“Chúng tôi chú trọng sử dụng loại bao tự hủy nên sau khi tháo bao hoặc cung cấp cho khách hàng đã hạn chế được lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường”-ông Luận cho biết.
Để giảm ô nhiễm môi trường, HTX kết hợp với ngành chức năng tổ chức mô hình trình diễn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình.
Đây là cách làm giúp người dân nhanh chóng nắm được kiến thức, từ đó áp dụng hiệu quả vào trồng xoài, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
Ban giám đốc HTX cũng kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu thuốc không có trong danh mục cho phép thì không được dùng cho cây trồng. Sau khi phun thuốc cho cây xoài phải bảo đảm đúng thời gian cách ly mới được thu hoạch.
“Vượt rào” đạt 4 sao OCOP
Trải qua những nguyên tắc khắt khe trong sản xuất xoài an toàn, hiện nay, HTX Vĩnh Trung có tổng diện tích hơn 10ha, trong đó có khoảng 7ha trong giai đoạn cho trái và đều được đánh giá cao về chất lượng.
Mỗi năm, xoài cát hồng có 2 đợt thu hoạch chính là vào dịp tết và Noel. Năng suất cả năm của xoài cát hồng thường dao động từ 1-2 tấn trái/công (tùy theo độ tuổi của cây xoài). Hiện, HTX đã tạo được trang web giới thiệu sản phẩm trên mạng, có tem truy xuất nguồn gốc, có nhãn hiệu tập thể và đang hoàn chỉnh hồ sơ về vùng trồng. Ưu điểm của giống xoài cát hồng là có màu sắc bắt mắt như tên gọi, đồng thời chất lượng thơm ngon hơn so với nhiều giống xoài khác nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Để tạo sức bật cho trái xoài trên thị trường, HTX đã đưa sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Vượt qua hàng trăm sản phẩm khác nhau, xoài cát hồng của HTX đã đạt 78/100 điểm trong Chương trình OCOP cấp tỉnh và là một trong 6 sản phẩm OCOP 4 sao tiêu biểu của An Giang.
Ông Nguyễn Thanh Nhàn thông tin: “Sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh là niềm vui và vinh dự lớn cho HTX. Qua đây, tạo động lực lớn cho các thành viên trong HTX hướng đến nhiều mặt hàng OCOP tiếp theo từ trái xoài cát hồng nhằm đa dạng sản phẩm cho thị trường”.
Mong rằng, từ thành công này, sản phẩm xoài cát hồng của Vĩnh Trung sẽ có nhiều điều kiện hơn trong việc xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm trong thời gian tới. Đặc biệt là với ý thức sản xuất sạch, thân thiện môi trường của các thành viên sẽ là nền tảng vững chắc để xoài cát hồng của HTX tiếp tục được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP với số sao cao hơn nữa.
Bổ sung quy định quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường.
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang kiểm tra nguồn gốc hàng hóa tại các cửa hàng. Ảnh minh họa: Quang Cường/TTXVN
Trong đó, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế - xã hội của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; quản lý tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý tổ chức triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức triển khai thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
Căn cứ nhu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Tại sao loại cam sành Hà Giang này lại có giá tới 14.000 đồng/quả? Lần đầu tiên trình làng tại Hội chợ Xuân Nhâm Dần 2022, sản phẩm cam Queen (cam Nữ Hoàng) trồng ở Hà Giang đã thu hút người tiêu dùng Thủ đô dù giá một quả cam Queen bằng cả cân cam sành Hà Giang thường. Một quả cam sành Hà Giang có giá gần 14.000 đồng? Tại Hội chợ Xuân Nhâm Dần 2022...