Tắc cửa khẩu, nhiều doanh nghiệp vẫn xuất khẩu chuối sang Trung Quốc băng băng nhờ một cách
Trong khi mặt hàng thanh long, mít Thái xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khăn do Trung Quốc kiểm soát chặt tại các cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19 thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chuối vẫn đáp ứng tốt các đơn hàng nhờ… đường biển.
Tại sao xuất khẩu chuối sang Trung Quốc không bị tác động nhiều bởi ùn tắc thời điểm này?
Thông tin tại cuộc họp bàn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường biển do Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, bà Phạm Thị Thúy Vân, Phó Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, trong khi mặt hàng thanh long, mít Thái xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khăn do Trung Quốc kiểm soát chặt tại các cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19 thì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chuối vẫn đáp ứng tốt các đơn hàng nhờ… đường biển.
Theo bà Vân, có được điều này là do các doanh nghiệp xuất khẩu chuối sang Trung Quốc chủ động đáp ứng đầy đủ các điều kiện để xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường biển với các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ có liên quan.
“Quan trọng là các doanh nghiệp xuất khẩu chuối sang Trung Quốc chủ động ký hợp đồng với các hãng tàu từ trước, do vậy trong những trường hợp khẩn cấp, các hãng tàu sẽ ưu tiên cho những khách hàng lâu năm trước” – bà Vân nói.
Về việc cước vận tải tăng cao, bà Vân cho biết, đây là vấn đề của toàn cầu, giá vận tải ở đâu cũng tăng.
Thậm chí chi phí thuê containter rỗng tại Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, do đó, có hiện tượng nhiều container rỗng bị xuất ngược sang Trung Quốc”, bà Vân nêu một thực tế.
Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, dù đi đường bộ, đường biển hay đường sắt, các mặt hàng nông sản của Việt Nam đều phải đáp ứng được những yêu cầu từ phía Trung Quốc về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc.
Video đang HOT
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp đã khai thác tốt đường biển, nhưng một số chủ hàng ngại thay đổi nên vẫn chấp nhận rủi ro đưa hàng đi đường bộ” – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chuối sang Trung Quốc chủ động đáp ứng đầy đủ các điều kiện để xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường biển. Trong ảnh: Đóng gói chuối xuất khẩu tại nông trại chuối KDA. Ảnh: kdiholdings.
Bình Thuận khuyến cáo không đưa thanh long lên cửa khẩu chờ xuất sang Trung Quốc
Ngày 15/1, ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản hỏa tốc gửi Sở NNPTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban quản lý các khu công nghiệp; Liên minh Hợp tác xã; Hiệp hội Thanh long Bình Thuận; các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên địa bàn khuyến cáo tạm dừng đưa hàng hóa xuất khẩu lên cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.
Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Thuận sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu, lối mở biên giới các tỉnh phía Bắc được thuận lợi, tránh ùn ứ phương tiện và hàng hóa xuất khẩu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và nông dân, Sở Công Thương Bình Thuận đề nghị các đơn vị khẩn trương thông báo tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa đến các doanh nghiệp, hợp tác xã để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.
Sở NNPTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát tình hình sản xuất và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng khủng hoảng thừa cục bộ, giá giảm sâu.
Quản lý chặt chẽ các vùng trồng, cơ sở đóng gói thanh long đã được cấp mã số xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm việc sử dụng mã số vùng trồng, mã số nhà đóng gói không đúng quy định.
Tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đảm bảo, đáp ứng thị trường tiêu thụ.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã cần chủ động nghiên cứu, cập nhật những yêu cầu của thị trường xuất khẩu; xem xét lựa chọn các phương thức xuất hàng khác như qua cảng biển nhằm giảm tải cho cửa khẩu đường bộ; thực hiện các giao dịch xuất khẩu theo thông lệ quốc tế thông qua hợp đồng mua bán ngoại thương, liên hệ chủ hàng phía Trung Quốc để đàm phán chuyển dần sang hình thức chính ngạch như tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại…
Chủ động thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trên vỏ bao bì bọc quả thanh long và thùng carton đựng thanh long, kiểm soát chặt chẽ từ khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bốc xếp hàng hóa, đảm bảo không có virus COVID-19.
Đồng thời, chỉ vận chuyển hàng hóa lên cửa khẩu khi đã ký hợp đồng mua bán với đối tác Trung Quốc.
Lạng Sơn hỗ trợ tiêu thụ nông sản ùn tắc qua nền tảng số
Tính đến 30/12, tổng lượng xe tồn tại tỉnh Lạng Sơn chỉ còn hơn 3.100 xe, trong đó xe hoa quả xuất khẩu là hơn 1.900 xe, tỉnh đã hỗ trợ tiêu thụ qua nền tảng số.
Với năng lực như hiện nay, để thông quan hết số xe đang tồn tại các cửa khẩu thì cần khoảng 40 ngày.
Sở Thông tin-Truyền thông (TT-TT) Lạng Sơn đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), Tổng Công ty Cổ phần bưu chính Viettel (ViettelPost), Công ty Cổ phần Công nghệ cuccu.vn triển khai hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang ùn tắc tại các cửa khẩu đưa mặt hàng nông sản lên cửa hàng số của các sàn thương mại điện tử langson.voso.vn, langson.postmart.vn, cuccu.vn, tiêu thụ phân phối sản phẩm nông sản trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là khu vực Hà Nội.
Bên cạnh đó, xây dựng phương án truyền thông với nhiều hình thức, thiết lập đường link mua hàng riêng, nhắn tin đến thuê bao di động, tổ chức mạng lưới cộng tác viên vận chuyển để tiêu thụ hàng nông sản nhanh nhất với chất lượng tốt nhất đến người mua trên sàn thương mại điện tử.
Lạng Sơn sẵn sàng chuẩn bị các phương án để hỗ trợ các lái xe, chủ hàng trong trường hợp họ phải ở lại trong dịp Tết Nguyên đán.
Sở TT-TT Lạng Sơn cũng đề nghị các đơn vị chủ động liên hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang ùn tắc tại tỉnh Lạng Sơn để phối hợp tiêu thụ hàng nông sản và thống nhất cùng giá mua, giá bán trên sàn thương mại điện tử.
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tiếp tục phổ biến, thực hiện mua hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử, triển khai đến 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý tăng cường mua sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử, vận động mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng ứng.
Thực hiện yêu cầu của tỉnh Lạng Sơn, từ chiều hôm qua (30/12), 3 sàn thương mại điện tử đã khẩn trương đưa hàng nông sản lên các cửa hàng số để hỗ trợ ngay cho người dân, doanh nghiệp
Thực hiện yêu cầu của tỉnh Lạng Sơn, từ chiều 30/12, 3 sàn thương mại điện tử đã khẩn trương đưa hàng nông sản lên các cửa hàng số để hỗ trợ ngay cho người dân, doanh nghiệp, riêng sàn cuccu.vn chỉ sau nửa ngày đã bán được hơn 7 tấn thanh long.
Bà Phạm Thị Thanh Xuân, Giám đốc Bưu điện tỉnh Lạng Sơn, cho biết: "Hôm nay chúng tôi cũng đang khẩn trương làm việc với các chủ hàng để lấy các mặt hàng nông sản như thanh long, xoài, mít... đưa lên các cửa hàng số. Trước đấy chúng tôi cũng đã vận động trong nội bộ với tinh thần thấy bà con tiêu thụ như thế nào thì cũng vận động các gia đình của anh chị em trong công ty hỗ trợ tiêu thụ như thế để giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn. Hiện tại chúng tôi tiếp tục tăng số lượng nông sản bị ùn ứ lên sàn điện tử và thực hiện truyền thông cho các tỉnh, thành để họ có sự hỗ trợ giúp địa phương".
Thay đổi tư duy sản xuất, bán hàng Từ ngày 1-1-2022, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới khắt khe hơn đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao với trái bưởi. Trong ảnh: Vườn bưởi của nông dân xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu. Ảnh: Bình Nguyên Khi Trung Quốc không...