Hậu Covid-19, doanh nghiệp may “khát” nhân lực có tay nghề
Dịch Covid-19 khiến nhiều lao động ngành may mặc bỏ việc, các doanh nghiệp “khát” nhân lực trầm trọng, đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản từ các trường nghề.
Không sợ thiếu hàng, chỉ sợ thiếu người
Đầu tháng 10, TPHCM đã chính thức nới lỏng giãn cách, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc thở phào nhẹ nhõm. Bởi việc trở về trạng thái “bình thường mới” giúp các doanh nghiệp giảm rất nhiều chi phí sản xuất, lôi kéo lao động về lại doanh nghiệp để làm việc.
Trong thời gian hơn 2 tháng thực hiện sản xuất tập trung tại công ty, nhiều lao động đã bỏ việc, các doanh nghiệp may mặc phải tìm đủ cách để giải bài toán “khát” nhân lực nhằm sản xuất kịp đơn hàng.
Theo ông Lê Văn Hải – Phó tổng giám đốc công ty cổ phần May Phương Nam, ảnh hưởng lớn nhất của Covid-19 đối với ngành may mặc là tình trạng bỏ việc, thiếu lao động, chứ đơn hàng thì rất nhiều.
Sau dịch Covid-19, vấn đề của ngành may mặc là thiếu nhân lực để sản xuất đáp ứng các đơn hàng đã ký (Ảnh: Xuân Hinh).
Những ngày này, công việc của bộ phận nhân sự tại các công ty may mặc rất bề bộn. Họ phải tranh thủ tuyển dụng thêm, liên hệ nhân viên cũ để mời về làm việc, đẩy mạnh năng suất bù vào thời gian gần 3 tháng giãn cách vừa qua. Các doanh nghiệp lo thiếu lao động, không làm kịp đơn hàng sẽ bị đối tác phạt hợp đồng.
Ông Lê Văn Hải cho rằng, hỗ trợ lớn nhất mà ngành may mặc mong muốn là thành phố có chính sách tốt để kéo người lao động các tỉnh về lại TPHCM, đảm bảo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.
Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, may mặc là ngành sử dụng rất nhiều lao động. Ngành này luôn thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân lực được đào tạo bài bản từ các trường nghề.
Hiện các doanh nghiệp đang đầu tư máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng suất, hạn chế phụ thuộc vào nguồn lao động số lượng lớn. Do đó, họ cần lao động được đào tạo bài bản, vững kiến thức chuyên môn và giỏi kỹ năng để vận hành máy móc tốt hơn, hiệu suất cao hơn.
Video đang HOT
Nhân lực từ trường nghề được ưu tiên
Theo thạc sĩ Hoàng Quốc Long, Hiệu trưởng trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành, trước đây doanh nghiệp may mặc thường đôn công nhân lâu năm lên làm trưởng chuyền để tận dụng nhân công giá rẻ.
Tuy nhiên, hiện lợi thế nhân công giá rẻ giảm dần, nhiều xưởng bắt đầu trang bị máy móc công nghệ hiện đại, cần đội ngũ quản lý tốt, có kỹ năng cao, am hiểu công nghệ. Từ đó, doanh nghiệp cần nguồn lao động có chất lượng cao hơn, được đào tạo chuyên nghiệp tại các trường nghề.
Ông Lê Văn Hải cũng cho biết, sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp may mặc sẽ phải thay đổi tư duy sản xuất, đẩy mạnh tuyển dụng lao động có tay nghề, trình độ trung cấp trở lên.
Theo ông, lực lượng lao động trung cấp được đào tạo kiến thức chuyên môn làm nền tảng mới có thể dễ dàng tiếp cận các máy móc hiện đại, điều hành dây chuyền bằng công nghệ, tăng năng suất lao động. Khi đó, doanh nghiệp mới bớt phụ thuộc vào số lượng lao động.
Sinh viên trường nghề được đào tạo kiến thức chuyên môn làm nền tảng nên có thể tiếp cận máy móc hiện đại, điều hành dây chuyền bằng công nghệ.
Ông Hải cũng đề nghị các trường nghề cần chủ động kết nối tốt hơn với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, trang bị máy móc hiện đại để đưa sinh viên đến thực tập.
Theo ông, các doanh nghiệp lớn đang thay đổi thiết bị thế hệ mới cực kỳ hiện đại mà các trường nghề chưa được đầu tư. Sinh viên tiếp cận những thiết bị này ngay tại doanh nghiệp sẽ được thực hành tốt hơn, nắm vững kỹ năng để nhanh chóng làm được việc sau khi ra trường.
Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho rằng, việc liên kết đào tạo giữa trường nghề và doanh nghiệp là tất yếu, mang lại lợi ích cho nhiều bên.
Trường nghề thì có nơi cho sinh viên thực hành. Doanh nghiệp thì có nguồn nhân lực dự bị chất lượng. Sinh viên thì được thực hành trên thiết bị tiên tiến nhất, ra trường làm được việc ngay.
Ông Trần Anh Tuấn nhận định: “Doanh nghiệp thường không muốn đầu tư vào đào tạo vì tốn chi phí. Nguồn lao động chủ yếu mà doanh nghiệp hướng tới là đến từ các trường nghề, nơi sinh viên được đào tạo kỹ năng thực hành, tốt nghiệp là làm được việc ngay”.
Nghịch lý: Học nghề dễ kiếm việc, thu nhập khá lại ít người theo học
Học viên học trường nghề ra trường rất dễ kiếm việc làm vì nhu cầu thị trường lớn, nhưng đến mỗi kỳ tuyển sinh, các trường nghề lại rất khó tìm học viên.
Học nghề dễ kiếm việc
Dù thông báo nhận hồ sơ xét tuyển học viên từ đầu tháng 4 nhưng tính đến thời điểm hiện tại, khi được hỏi về kết quả tuyển sinh sơ bộ nhiều trường trung cấp nghề trên địa bàn TPHCM đều khó trả lời vì không khả quan.
Theo thạc sĩ Hoàng Quốc Long, Hiệu trưởng trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành (quận Gò Vấp, TPHCM), tuyển đủ học viên là vấn đề nan giải của hầu hết các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ lâu nay. Đây là điều nghịch lý khi học sinh trường nghề ra trường rất dễ kiếm việc làm nhưng nhu cầu của người học lại không cao.
Về góc độ chuyên gia, ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực Việt Nam, cho rằng: "Nguyên nhân của hiện tượng này là tâm lý chuộng bằng cấp cao của phụ huynh".
Theo ông, điều này khiến cung cầu thị trường lao động mất cân bằng rất lớn. Trong khi tỷ lệ nhu cầu lao động trình độ Đại học trở lên thấp nhưng nguồn cung lại cao, còn doanh nghiệp tìm kiếm lao động trình độ Trung cấp không ra.
Ông Tuấn cho biết, học viên học trường nghề ra trường rất dễ kiếm việc làm vì nhu cầu thị trường lớn, được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp vững vàng... Ngoài ra, học phí ở trường nghề cũng là một lợi thế vì rất thấp so với học Đại học (chỉ từ 6 - 12 triệu đồng/năm học) và được Nhà nước hỗ trợ phần lớn.
Theo ông Trần Anh Tuấn, học viên học trường nghề ra trường rất dễ kiếm việc làm vì nhu cầu thị trường lớn, được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp vững vàng...
Thạc sĩ Hoàng Quốc Long cũng cho rằng: "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trường nghề khó tuyển học viên. Lớn nhất là tâm lý phụ huynh hiện vẫn chuộng bằng cấp, thích cho con mình học đại học hơn là đi học nghề. Nếu không học được đại học thì người ta tính tới cao đẳng, không học được cao đẳng mới đến học nghề".
Theo ông Long, quan niệm xem nhẹ việc học nghề của phụ huynh là sai lầm. Vì những đứa trẻ chỉ có thể phát triển tốt, có tương lai tươi sáng khi lựa chọn đúng nghề mà đứa trẻ có năng khiếu, yêu thích và đam mê.
Ông nói: "Không phải có bằng cấp cao là thành công và phát triển. Ai cũng sợ học nghề xong thì làm culi cả đời. Nhưng thực ra, nếu đứa trẻ có khiếu trong nghề nào đó thì nó dễ thành công trong nghề nghiệp, thậm chí là tự kinh doanh, cơ hội phát triển cao hơn nhiều so với việc có bằng cấp cao mà không phù hợp".
Phận "con ghẻ" của trường nghề
Theo ông Trần Anh Tuấn, không chỉ phụ huynh học sinh xem trường nghề như "con ghẻ" mà cả các trường phổ thông cũng vậy. Ông Tuấn đã có 20 năm hoạt động trong mảng nghiên cứu nguồn nhân lực và tư vấn tuyển sinh nên thấy rất rõ tình trạng phân biệt đối xử của các trường với hệ đại học, cao đẳng so với hệ trung cấp nghề.
Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: "Trung cấp là khổ nhất trên đời. Các trường Đại học danh tiếng thì các trường phổ thông liên hệ mời đến tư vấn tuyển sinh. Còn các trường nghề tự đến liên hệ người ta cũng không muốn, phải ra cổng trường tư vấn khi học sinh tan học, phát tờ rơi quảng cáo...".
Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành phải huy động tất cả các giảng viên trong trường tham gia công tác tuyển sinh và mời chuyên gia về đào tạo kỹ năng tuyển sinh cho giảng viên.
Ông Hoàng Quốc Long cho biết tình hình tuyển sinh của hệ thống trường trung cấp nghề càng khó khăn hơn từ năm 2020, khi các trường cao đẳng bắt đầu quảng cáo tuyển sinh hệ 9 , tức là học sinh tốt nghiệp lớp 9 cũng được vào học cao đẳng. Với chương trình này, học sinh tốt nghiệp THCS đều bị các trường cao đẳng "vét" hết, vì dù sao mang danh học cao đẳng vẫn "oách" hơn trung cấp.
Ông Long nói: "Thực chất thì học sinh vào trường cao đẳng nhưng vẫn học trình độ trung cấp và sau này muốn học cao đẳng vẫn phải liên thông. Nhưng cách quảng cáo này làm cho học sinh lớp 9 nhầm lẫn và dẫn đến hiện tượng đổ xô vào trường cao đẳng để học nghề".
Do đó, công tác tuyển sinh trong những năm gần đây được các trường nghề ví như là "cuộc chiến khốc liệt", quyết định khả năng sinh tồn của trường.
Ông Long cho hay: "Các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải nỗ lực hết sức để cải tạo điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy nhằm thu hút học viên. Còn trong thời gian này, công việc tuyển sinh là ưu tiên hàng đầu của các trường".
Để tuyển sinh tốt hơn, các trường tìm đủ mọi cách mời gọi học viên, lập cả các trung tâm chăm sóc học viên, huy động tất cả giảng viên tham gia công tác tuyển sinh, thậm chí là mời chuyên gia về đào tạo kỹ năng tuyển sinh cho giảng viên...
Chăm sóc sắc đẹp là nghề chính quy, có thể học liên thông bậc đại học Nhiều phụ huynh cho rằng chăm sóc sắc đẹp, làm tóc... là "nghề dạy nghề", không cần học "trường lớp" Thực tế không hẳn vậy, chăm sóc sắc đẹp là nghề chính quy, có thể học liên thông đến bậc đại học. Ngành được đào tạo chính quy tại các trường nghề Nhiều năm theo nghề chăm sóc sắc đẹp, chuyên gia trang...