Hậu bầu cử Mỹ: Trump kích hoạt hành động pháp lý mới, Biden phản ứng “rắn”
Bất chấp Tổng thống Donald Trump đang kích hoạt hành động pháp lý mới để theo đuổi các vụ kiện ở một số bang trong nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử, Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên bố rằng, không gì có thể ngăn cản việc chuyển giao quyền lực trong chính phủ Mỹ.
Theo Reuters, Ban vận động tranh cử của ông Trump vừa cho biết họ sẽ đệ đơn kiện để ngăn Michigan chính thức công nhận ông Biden là người chiến thắng ở bang này cho đến khi Michigan có thể xác minh rằng tất cả các phiếu bầu đã được bỏ một cách hợp pháp.
Đây là vụ kiện mới nhất trong loạt vụ kiện của Ban vận động tranh cử của ông Trump ở các bang chiến trường nhằm cố chứng minh những tuyên bố không có bằng chứng của ông Trump về gian lận bầu cử.
Các chuyên gia pháp lý cho biết vụ kiện tụng của Trump có rất ít cơ hội thay đổi kết quả bầu cử và các quan chức bang cho biết không có bất thường đáng kể nào trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 3/11.
Ngoài ra, những cáo buộc gian lận của Trump dường như cũng không thu hút được công chúng. Gần 80% người Mỹ, bao gồm hơn một nửa là đảng viên đảng Cộng hòa, công nhận ông Biden là người chiến thắng, theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos.
Về phần mình, ông Biden cho biết trong một bài phát biểu ở Delaware rằng nhóm của ông đang thúc đẩy việc thành lập một chính quyền mới để tiếp quản Nhà Trắng vào Ngày nhậm chức, 20/1/2021 bất kể điều gì.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ tiếp tục, tiến hành theo một cách nhất quán, tập hợp chính quyền của chúng tôi, cân nhắc xem chúng tôi sẽ chọn ai cho các vị trí trong Nội các và sẽ không có gì ngăn cản được điều đó”, ông Biden tuyên bố hôm 10/11.
Ông cũng chỉ trích rằng, việc ông Trump không nhượng bộ và không chấp nhận kết quả bầu cử là một “nỗi xấu hổ”.
Khi nhận được câu hỏi từ giới truyền thông rằng, ông sẽ nói gì nếu ông Trump đang theo dõi bài phát biểu của ông, Tổng thống đắc cử Biden nói: “Ngài Tổng thống, tôi mong muốn được nói chuyện với ngài”.
Ông Trump làm điều chưa tổng thống Mỹ nào từng làm, nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử
Không chỉ có sự trợ giúp đắc lực của đội ngũ pháp lý, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ liên bang, trong nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm mọi cách đảo ngược kết quả bầu cử.
Tổng thống Donald Trump đang đứng trước nguy cơ phải rời Nhà Trắng trong 70 ngày tới. Ông Trump đang củng cố quyền lực ở chính phủ liên bang để không chấp nhận kết bầu cử. Đây là điều mà chưa một Tổng thống Mỹ nào từng làm trong lịch sử, theo New York Times.
Dấu hiệu mới nhất từ chính quyền liên bang đến từ tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. "Sẽ có một cuộc chuyển giao quyền lực êm đẹp cho chính quyền Trump lần hai", ông Pompeo nói trong cuộc họp báo.
Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ đã chỉ định điều tra những nghi vấn liên quan đến gian lận bầu cử. Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) cũng từ chối bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực mà không đưa ra lý do giải thích.
Nhà Trắng cũng đang soạn dự luật ngân sách mới cho năm tới trong trường hợp ông Trump vẫn còn nắm quyền sau ngày 20.1.2021.
Ông Trump cũng sa thải một loạt quan chức Bộ Quốc phòng, đưa vào các vị trí trống những nhân vật trung thành với mình. Các chuyên gia dự đoán ông Trump sẽ còn tiếp tục làm điều tương tự với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
"Những gì chúng ta thấy từ Tổng thống là chiến thuật giống như một vài nhà lãnh đạo nước khác từng áp dụng", Michael J. Abramowitz, chủ tịch một tổ chức phi lợi nhuận về dân chủ ở Mỹ, nói. "Tôi chưa bao giờ nghĩ là chuyện này có thể xảy ra ở Mỹ".
Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden tuyên bố sẽ bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực dù ông Trump không hợp tác.
Abramowitz không tin rằng ông Trump có thể đảo ngược kết quả bầu cử. "Nhưng bằng cách thuyết phục một bộ phận người dân rằng có gian lận bầu cử, ông Trump đang tạo ra những bí ẩn còn được nhắc đi nhắc lại trong nhiều năm, càng làm xói mòn lòng tin của công chúng về hệ thống bầu cử", Abramowitz nói.
Ngay sau tuyên bố của ông Pompeo, tổng thống Trump đã gửi lời ca ngợi trên Twitter: "Đó là lý do Mike là số 1 khi còn học ở West Point".
Tại các đại sứ quán trên thế giới, các quan chức ngoại giao Mỹ ở nước sở tại được yêu cầu không hỗ trợ ông Biden, dù rằng chuyện này thường xảy ra trong quá trình chuyển giao quyền lực, theo New York Times.
Một số đại sứ Mỹ còn công khai tuyên bố chưa công nhận ông Biden là người chiến thắng. "Đó là một cuộc bầu cử đã cho chúng ta thấy tinh thần gan dạ và kiên cường của người Mỹ. Không có gì trong lịch sử Mỹ là có thể đạt được dễ dàng", Robert "Woody" Johnson, đại sứ Mỹ tại Anh nói, ám chỉ nỗ lực của Tổng thống Trump.
Số khác ủng hộ lập trường của ông Trump, rằng có gian lận trong bầu cử. "Đừng tước quyền của tôi và các cử tri để ai đó có thể chiến thắng bằng mọi giá", đại sứ Mỹ tại Đan Mạch, Carla Sands nói, ám chỉ phiếu bầu của bà cho Tổng thống Trump hiện đang bị thất lạc.
"Chúng ta chưa từng thấy một tổng thống Mỹ nào trong lịch sử lại thách thức kết quả bầu cử, không nhận thua và còn sử dụng quyền lực để tiếp tục nắm quyền", Michael Beschloss, một nhà sử học, nói. "Ông Trump đang làm điều đặc biệt mà chưa ai từng làm".
Cáo buộc gian lận bầu cử của Trump 'thống trị' mạng xã hội Những cáo buộc về gian lận bầu cử Trump tung ra đã lan truyền khắp các mạng xã hội, bất chấp các biện pháp đặc biệt chống thông tin sai lệch. Các mạng xã hội lớn như Twitter, Facebook và YouTube đang nỗ lực đối phó thông tin giả liên quan đến bầu cử Mỹ, bằng các biện pháp như hiển thị một...