Hậu bắt tay Masan, nhiều cửa hàng Vinmart có nguy cơ đóng cửa
Loạt hơn 300 cửa hàng VinMart và VinMart cũ có nguy cơ bị đóng cửa do hoạt động thiếu hiệu quả. Cùng lúc đó hàng trăm cửa hàng mới cũng được mở ra.
Theo thông tin từ Zing, lãnh đạo VinCommerce cho biết đến cuối năm 2019, công ty đang vận hành 3.022 điểm bán lẻ mang hai thương hiệu VinMart và VinMart .
Trong đó, số siêu thị VinMart là 134 với diện tích trung bình 1.500-5.000 m2/cửa hàng, và 2.888 cửa hàng VinMart , diện tích 80-100 m2/cửa hàng.
Tuy vậy, công ty đang ghi nhận EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm 2.100 tỷ đồng năm 2019, bất chấp việc doanh thu lên tới 26.000 tỷ đồng.
VinCommerce ghi nhận EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm 2.100 tỷ đồng năm 2019
Năm 2019, doanh thu của VinCommerce đã tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng doanh số từ các cửa hàng hiện hữu 20% tại VinMart và 17% tại VinMart .
Theo Thương trường, cuối năm 2019, CTCP Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) đã tiếp nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM) – công ty sở hữu cả VinCommerce và VinEco. Đồng thời, MSN đã phát hành quyền chọn cho bên bán VCM mà qua đó bên bán sẽ được nhận cổ phần của một công ty mới là công ty con của MSN, và công ty này sẽ sở hữu 83,74% cổ phần VCM và 85,7% cổ phần Masan Consumer Holdings.
Video đang HOT
Được biết, tính đến cuối năm 2019, Hà Nội chiếm 34% lượng cửa hàng Vinmart và 29% lượng cửa hàng Vinmart . Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2019, VCM có tổng nợ vay khoảng 5 nghìn tỷ đồng.
Về kế hoạch kinh doanh, Masan đặt kế hoạch VinCommerce sẽ đạt doanh thu hơn 42 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 64%) trong năm 2020 nhờ 24-25% SSSG cho Vinmart và Vinmart và đóng góp cả năm từ các cửa hàng được mở trong năm 2019.
Cùng với đó, trong năm 2020, việc mở rộng cửa hàng của VinCommerce sẽ diễn ra chọn lọc vì ban lãnh đạo công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu.
Theo đó, năm 2020, ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ mở mới từ 20-30/300-500 cửa hàng Vinmart/Vinmart trong khi đóng cửa từ 0-10/150-300 cửa hàng Vinmart/Vinmart hoạt động không hiệu quả.
Masan đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ mặt hàng tươi sống cho VinCommerce và thương hiệu thịt Meat Deli, sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này.
Tập đoàn này hiện đang trong quá trình lựa chọn các địa điểm Vinmart phù hợp để triển khai bán Meat Deli và kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ các mặt hàng tươi sống cho Vinmart lên mức 35% vào cuối năm 2020 so với khoảng 30% ở thời điểm hiện tại.
Về mặt sinh lời, ban lãnh đạo công ty đặt mục tiêu cải thiện biên EBITDA cho năm 2020 lên mức từ -3% cho đến 0%, chủ yếu nhờ công tác thu mua hiệu quả hơn, cải thiện danh mục sản phẩm, tối ưu hóa hoạt động của các trung tâm phân phối và lợi thế kinh tế về quy mô.
Theo VN Review
Masan gia tăng quy mô sau khi mua lại VinCommerce
Với việc tiếp nhận VinCommerce, quy mô của Masan đã tăng gần gấp đôi, mang đến nhiều cơ hội lẫn thách thức trong kinh doanh.
Masan vừa công bố nhận chuyển giao VinCommerce (chuỗi siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart ) từ Vingroup. Như vậy Masan tiếp nhận hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart và VinMart của VinCommerce tại 50 tỉnh thành cùng hệ thống 14 nông trường công nghệ cao từ VinEco. Đây là hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu quy mô lớn nhất tại Việt Nam và vẫn đang trên đà phát triển.
Việc tiếp nhận hệ thống hàng nghìn siêu thị và cửa hàng khiến quy mô lao động của Masan tăng lên thêm trên 20.000 người, tương đương số lượng lao động của tập đoàn tăng gấp 3 sau thương vụ sáp nhập này.
Trong năm 2018, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup (do hệ thống VinMart và VinMart là nòng cốt) đạt 21.257 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu mảng bán lẻ này là 23.571 tỷ đồng. Trong khi đó, lũy kế cả năm 2018, toàn tập đoàn Masan ghi nhận hơn 38.188 tỷ đồng doanh thu thuần. Nếu loại trừ doanh thu từ các ngành không liên quan như khai khoáng, thức ăn gia súc...., doanh thu từ hàng tiêu dùng, thực phẩm của Masan cũng chênh lệch không lớn với doanh thu từ khối bán lẻ vừa tiếp nhận.
"Như vậy với việc tiếp nhận VinCommerce, quy mô của chúng tôi đã gần như tăng gấp đôi, mang đến nhiều thách thức bên cạnh những cơ hội kinh doanh", đại diện Masan chia sẻ.
Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nước mắm là thế mạnh của Masan Consumer.
Về cơ bản, hệ thống bán lẻ nội địa hiện có 4 kênh chính. Đó là bán tại siêu thị hoặc trung tâm thương mại, bán tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, bán hàng online của các cá nhân, và bán qua website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đang là sự cạnh tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp nội và ngoại, với ưu thế của doanh nghiệp ngoại. Tình hình tương tự cũng diễn ra trong phân khúc bán qua website thương mại điện tử.
Về cơ cấu bán hàng, cả hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các cá nhân bán hàng online và các website thương mại điện tử của doanh nghiệp đều tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng thông thường, điện máy, công nghệ, đồ xa xỉ...
Nhưng các loại hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu lại là thế mạnh và được bán chủ yếu trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini vốn luôn được xây dựng và vận hành ngay trong các khu dân cư tập trung. Đó cũng chính là dải sản phẩm chủ chốt của Masan và của cả hệ thống VinMart & VinMart . Có sự tương đồng về cơ cấu sản phẩm do Masan sản xuất với sản phẩm bán tại hệ thống bán lẻ mà doanh nghiệp này vừa nhận lại.
Quy mô của Masan đã tăng gần gấp đôi sau khi sáp nhập VinCommerce.
Masan cũng tập trung đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, có nhà máy hiện đại để cho ra sản phẩm tiên tiến, chất lượng đảm bảo, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Đây là nhà sản xuất lớn nhất cả nước trong lĩnh vực gia vị, thực phẩm, đặc biệt là nước mắm, nước tương chiếm khoảng 70% thị trường cả nước. Masan đang trên đường trở thành nhà sản xuất lớn nhất cả nước về đồ ăn nhanh như mì tôm, phở, cà phê hay trong lĩnh vực thực phẩm với sản phẩm tiên tiến là thịt mát.
Tệp khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Masan luôn có độ tuổi khá trẻ, luôn chọn sản phẩm có sẵn, tiện lợi, dễ sử dụng, chất lượng đảm bảo và gắn với thương hiệu của nhà sản xuất lớn, sau đó mới chú ý tới giá tiền. Tệp khách hàng trẻ cũng tương đồng với hệ thống khách hàng và triết lý kinh doanh được VinCommerce xây dựng ngay từ đầu cho hệ thống VinMart và VinMart . Từ góc độ ấy, không khó để thấy, dù sản phẩm của Masan đang bán tại hơn 200.000 điểm bán hàng tiêu dùng trên cả nước, thì việc khai thác hệ thống VinMart và VinMart vẫn là bước đi chiến lược để Masan tái khẳng định vị thế hàng Việt Nam chất lượng cao trong hệ thống cửa hàng tiện lợi tin cậy.
Cam kết chất lượng và chỉ sử dụng nhãn hàng tin cậy là lý giúp VinMart và VinMart giành lợi thế kinh doanh so với chợ, cửa hàng truyền thống. Khi tiếp nhận, Masan sẽ tiếp tục duy trì và hoàn thiện triết lý này.
Điều này giải thích cho quyết định của Masan khi tiếp nhận hệ thống VinMart và VinMart từ Vingroup. Với 200.000 điểm bán và hệ thống vài chục sản phẩm, tiếp nhận VinMart từ Vingroup không có nhiều tác động tới doanh thu từ sản phẩm truyền thống của Masan. Tác động lớn nhất sẽ đến từ việc doanh nghiệp này trực tiếp quản lý và góp phần hỗ trợ, giám sát để nâng cao chất lượng hàng Việt bán trong hệ thống của mình. Đó là một mục tiêu khiến doanh nghiệp được lợi và trên hết là người tiêu dùng Việt được lợi.
Theo vnexpress
VinMart, VinMart+ sáp nhập vào Masan Cùng với việc sáp nhập hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart vào công ty con của Masan, Vingroup cũng chuyển giao toàn bộ quyền điều hành. Ngày 3/12, Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) và Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) vừa thỏa thuận việc sáp nhập Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce và Công ty TNHH...