Hạt sen ngon, bổ nhưng khi ăn không được bỏ qua những lưu ý này nếu không muốn hại thân
Hạt sen được dùng để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp rất hiệu quả nhưng điều quan trọng là bạn cần phải sử dụng đúng cách.
Hạt sen và những lợi ích không thể bỏ qua
Vào mùa hè, không còn gì tuyệt vời hơn khi được sử dụng hạt sen nấu chè, nấu cháo ăn giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cổ tinh.
Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, hạt sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi, phốt pho, sắt, lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.
Hạt sen có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cổ tinh.
Trong hạt sen còn có bộ phận nữa chính là tâm sen, cũng có tác dụng không kém. Tâm sen hay còn gọi là tim của hạt sen có tên gọi trong Đông y là Liên tử tâm, tên vị thuốc là Liên tâm. Bộ phận dùng làm thuốc là tâm của hạt sen. Tâm sen nằm trong các hạt sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt. Về thành phần hóa học, tâm sen có chứa Alcaloid, flavonoid, axit amin.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy tâm sen (mầm) nằm giữa hạt sen có vị đắng tính hàn, tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tinh. Dùng làm thuốc được ghi trong sách “Thực tính bản thảo” (đời cuối nhà Đường).
Trong hạt sen còn có bộ phận nữa chính là tâm sen, cũng có tác dụng không kém.
“Tâm sen có vị đắng, tính hàn, vào kinh tâm, có công năng thanh tâm hỏa, trấn kinh, an thần, gây ngủ, bình can hạ áp, có tác dụng thanh nhiệt, dùng khi ôn nhiệt tà nhiệt, tâm phiền bất an, bất ngủ, cao huyết áp”, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Mặc dù vậy, làm thế nào để sử dụng hạt sen đem lại nhiều lợi ích sức khỏe thì không phải là vấn đề ai cũng nắm rõ.
Lưu ý không được bỏ qua khi sử dụng hạt sen
Không bỏ tâm sen khi muốn sử dụng hạt sen chữa bệnh mất ngủ
Video đang HOT
Theo lương y Bùi Hồng Minh, hạt sen phải kết hợp với tâm sen mới phát huy tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa chứng suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ cũng như công dụng an thần. Nếu hạt sen bỏ đi tâm sen thì không có tác dụng trong vấn đề này nữa. Khi đó, hạt sen chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa mà thôi.
Hạt sen phải kết hợp với tâm sen mới phát huy tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa chứng suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ cũng như công dụng an thần.
Tâm sen trong hạt sen sử dụng trong thời gian dài không tốt cho người bị hư nhiệt
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mặc dù tâm sen rất tốt nhưng những người bị hư nhiệt không nên dùng nhiều. Về lâu dài, bạn có thể bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Đặc biệt là sử dụng tâm sen về lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng sinh lý, cụ thể nhất chính là suy giảm ham muốn tình dục.
Những người bị âm hư không nên dùng, mặc dù uống vào vẫn ngủ được. Bởi lẽ, chỉ ít lâu sau, bạn sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường và tắc tĩnh động mạch, phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt. Hàm lượng alkaloid trong tâm sen rất cao, có tác động dược lực mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe tim, do đó liều dùng rất quan trọng và đặc biệt không sử dụng lâu dài.
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid.
Không dùng hạt sen cho người mắc bệnh tim mạch
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid. Vì tâm sen có chứa độc tính nên muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.
Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài hạt sen. Vì vậy, những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Không dùng hạt sen khi bị rối loạn tiêu hóa
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều thì hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất nên khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Chuyên gia lưu ý thêm, hạt sen cũng là một vị thuốc trong Đông y. Do đó, khi sử dụng nhất thiết không được lạm dụng, nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y trước khi sử dụng hạt sen để phát huy tác dụng sức khỏe tốt nhất.
Theo Helino
Những tác dụng tuyệt vời của hạt sen với sức khỏe
Hạt sen vốn là một thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng ngoài tác dụng điều trị mất ngủ cho những người khó ngủ thì không ngờ hạt sen còn có tác dụng này.
Hàm lượng dưỡng chất của hạt sen
Thông thường sen phát triển đủ tuổi cao tới 1,5 m và có thể phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3m. Lá to với đường kính tới 60 cm, hoa có đường kính tới 20 cm.
Theo số liệu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ thì hạt sen rất giàu hàm lượng protein, ma-nhê, kali và phốt pho, trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Cụ thể, 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68 gam carbohydrate, 17-18gam protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5 gam mỡ, còn lại là các thành phần khác như: nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho). Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28 gam) cung cấp khoảng 5 gam protein chất lượng cao, ngoài ra còn giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.
Bổ bổ cho bà bầu và thai nhi
Đối với các thai phụ thì hạt sen thực sự là loại hạt "thần kì". 100g sen tươi cung cấp tới 162g calo, 30g gluxit, 9,5g protit và hàng loạt các vitamin nhóm A, C,... giúp an thai, ngăn ngừa sảy thai; đồng thời giúp kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, khi mang thai, các mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm này để thai nhi được phát triển toàn diện.
Làm đẹp da
Do chứa nhiều gluxit, lipit, canxi, photpho và các vitamin nên hạt sen có tác dụng tẩy da chết hiệu quả và lưu thông khí huyết giúp da trắng hồng. Trong hạt sen còn chứa một loại enzyme có tên L-isoaspartyl methyltransferase giúp phục hồi những tổn thương dưới da, giúp da khỏe, đẹp.
Bên cạnh đó, hạt sen lại thanh nhiệt rất tốt nên nếu dùng thường xuyên sẽ ngăn ngừa được mụn nhọt rất hiệu quả.
Cải thiện vòng 1
Bài thuốc dùng hạt sen cải thiện vòng 1: Dùng 20g hạt sen khô, 5g nhân sâm, 10g táo đỏ và 200g đậu tương cho vào nồi hầm nhừ, có thể thêm chút đường cho dễ ăn.
Trị mụn
Hạt sen giàu hàm lượng kaempferol, một chất flavonoid tự nhiên rất hữu ích, có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là bảo vệ các tế bào, mô của cơ thể trước tác hại của các gốc tự do. Bên cạnh đó hạt sen có tác dụng thanh nhiệt rất tốt nên sử dụng thường xuyên không chỉ giúp da khỏe hơn mà còn giúp tránh được mụn nhọt, trứng cá, các vết thâm đỏ, phát ban...
Trẻ con nóng khát
Hạt sen 20g, bèo cái 2 cây, gừng tươi 2 lát, đổ một tô nước đun kỹ, cho uống thay nước chè.
Chữa lòi dom
Hạt sen 50g tẩm rượu để khô, sao vàng, nấu chung với núm đuôi lợn (đoạn ruột sát đuôi, lấy 15- 20cm) thật kỹ, thêm tý muối, ăn vào buổi sáng, cứ vài ba ngày ăn 1 lần, sau 5 lần sẽ kiến hiệu.
Làm đẹp da, chống lão hóa da
Trong hạt sen chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng tích cực ngăn ngừa sự hủy hoại của các gốc tự do bảo vệ tế bào, mô của cơ thể. Hạt sen còn chứa một loại enzyme đặc biệt có tác dụng "hàn gắn, phục hồi" protein trong cơ thể bị tổn thương, chống lại lão hóa, giữ cho làn da luôn trẻ trung, tươi sáng. Sử dụng thường xuyên hạt sen có tác dụng chống lão hóa nói chung và giúp cho da, tóc, móng đẹp, mượt, ít rụng gãy và lâu bạc.
Hạt sen cũng có rất nhiều loại. Để yên tâm sử dụng, cách tốt nhất vào mùa sen bạn nên mua hạt sen tươi rồi tự bóc lấy nhân rồi phơi khô để sử dụng cả năm.
Theo www.phunutoday.vn
Lá xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào? Nhiều người đồn đáo lá xoài chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, giảm nhanh đường huyết. Đặc biệt khi mới phát hiện tiểu đường, uống mình lá xoài có thể chẳng cần đến thuốc tây? Thực hư bài thuốc này thế nào? Tác dụng kỳ diệu lá xoài chữa bệnh tiểu đường đến tận bây giờ vẫn còn được lưu truyền ở các...