Harvard văng khỏi top 10 trường tốt nhất ở Mỹ
ĐH Harvard cùng một số trường thuộc Ivy League tụt bậc trên bảng xếp hạng do Forbes bình chọn, trong khi các trường công lập lại có sự bứt phá ngoạn mục.
Các trường đại học trong danh sách Top Colleges do Forbes bình chọn hàng năm thường cung cấp nền tảng giáo dục hàng đầu với mức chi phí phù hợp, giúp sinh viên chuẩn bị cho việc bước vào thị trường lao động và tìm được công việc ổn định, lương cao. Một số doanh nhân, nhà lãnh đạo thành công trong lĩnh vực dịch vụ công, khoa học và công nghệ cũng tốt nghiệp từ những trường này.
Vị trí số một trong danh sách Top Colleges năm nay thuộc về Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Theo đánh giá của Forbes, MIT hoàn thành tất cả yếu tố nêu trên và làm được nhiều điều hơn thế.
Cụ thể, 6 năm sau khi tốt nghiệp, sinh viên MIT có thể kiếm mức lương trung bình là 98.100 USD/năm. 10 năm sau khi tốt nghiệp, con số này tăng lên 173.700 USD/năm.
Chỉ khoảng 8% sinh viên tại MIT phải vay nợ sinh viên để theo đuổi việc học. Khi tốt nghiệp, những người này chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để trả hết nợ.
Ngoài ra, hàng năm, MIT lại có hơn 200 cử nhân tiếp tục học lên tiến sĩ. Và trong danh sách các nhà lãnh đạo Mỹ, được Forbes đặt ra nhằm đánh giá khả năng lãnh đạo và thành công trong kinh doanh của các sinh viên tốt nghiệp từ đại học Mỹ, 56 người là cựu sinh viên MIT.
Sau MIT, ĐH Stanford, ĐH California tại Berkeley đồng hạng ở vị trí số 2 trong danh sách năm 2022. Đáng chú ý là top 10 lại không có sự xuất hiện của ĐH Harvard – chủ nhân của vị trí số 1 trong xếp hạng của Forbes trong 3 năm liên tiếp, từ 2017 đến 2019.
ĐH Harvard tụt bậc trên xếp hạng đại học Mỹ do Forbes bình chọn. Ảnh: NBC12.
Lý do Harvard tụt hạng
Từ năm 2021, Forbes đã thiết kế lại phương pháp luận để đưa ra đánh giá khách quan và chính xác hơn nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho sinh viên tham khảo.
Năm 2022, Forbes tiếp tục giữ phương pháp tương tự năm ngoái. Nhờ đó, họ có thể so sánh và đưa ra những lý do Harvard cùng một số trường thuộc Ivy League tụt hạng. Đồng thời, tổ chức này cũng tìm hiểu những yếu tố giúp các đại học công lập và tư thục nhỏ được chú ý nhiều hơn, lọt vào danh sách.
Video đang HOT
Nói về nguyên nhân ĐH Harvard không lọt top 10, Forbes đưa ra một số lý giải như sau:
Thứ nhất là tỷ lệ giữ chân sinh viên. Trong học kỳ mùa thu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hầu hết lớp học phải tổ chức online khiến một số trường thuộc Ivy League không thể giữ chân sinh viên. Tỷ lệ sinh viên duy trì việc học giảm mạnh, hạn chế về visa cũng khiến nhiều sinh viên quốc tế không thể đến học.
Theo dữ liệu mới nhất, khoảng 76% sinh viên năm nhất quay lại ĐH Harvard để tiếp tục năm học thứ hai vào mùa thu năm 2020, khiến tỷ lệ giữ chân sinh viên của trường này giảm còn 90%. ĐH Princeton (xếp hạng 4) cũng chỉ còn 83% sinh viên năm nhất trở lại học kỳ mùa thu năm đó.
ĐH Yale, giảm 6 bậc trong bảng xếp hạng năm nay, cũng có tỷ lệ giữ chân sinh viên giảm từ mức 99% xuống còn 65%.
Trong khi các trường Ivy League thất bại trong việc giữ chân sinh viên, MIT vẫn duy trì con số này ở mức ổn định. Trong học kỳ mùa thu năm 2020, trường này đón 98% sinh viên năm nhất trở lại trường. Trung bình trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này duy trì ở mức 99%.
ĐH California tại Berkeley cũng ghi nhận 96% sinh viên năm nhất duy trì việc học. Trường xếp hạng 12 là ĐH Rice cũng đạt tỷ lệ cao là 97%.
Thứ hai là ĐH Harvard không được Forbes đánh giá cao về khả năng hỗ trợ sinh viên thu nhập thấp. Yếu tố này được Forbes đánh giá dựa trên chỉ số Pell (chiếm 5% tổng điểm xếp hạng).
Tại Mỹ, một số sinh viên sẽ nhận được Pell Grant khi lên đại học. Đây là khoản trợ cấp được chính quyền liên bang trợ cấp cho sinh viên thuộc gia đình thu nhập thấp nhằm trang trải cho việc học đại học. Khác với nợ sinh viên, Pell Grant là khoản tiền sinh viên không cần hoàn trả sau khi tốt nghiệp.
So với các trường thuộc Ivy League và các đại học khác tại Mỹ, tỷ lệ tuyển các thí sinh nhận Pell Grant của ĐH Harvard rất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên khó khăn, thu nhập thấp sẽ không có lợi thế khi học tại Harvard.
Trong số 25 trường tốp đầu, ĐH Harvard và ĐH Chicago là 2 trường có tỷ lệ sinh viên nhận Pell Grant thấp nhất, chỉ 11% trong năm học 2020-2021. Trong khi đó, tỷ lệ này ở ĐH Princeton là 21%, tại ĐH Yale là 18% và tại ĐH Dartmouth là 16%.
Đại học công lập tăng hạng
Trong khi các trường thuộc Ivy League rớt hạng, một số đại học công lập lại có sự bứt phá ấn tượng. Năm trong số 25 vị trí đầu tiên của xếp hạng năm 2022 thuộc về đại học công lập, bao gồm ĐH California tại Berkeley; ĐH California tại Los Angeles; ĐH California tại San Diego; ĐH California tại Davis; ĐH Michigan ở Ann Arbor.
ĐH Wisconsin-Madison, ĐH Michigan State, ĐH Kansas và ĐH Công nghệ Texas cũng tăng ít nhất 10 bậc trong danh sách năm nay. ĐH Mississippi State và Viện Công nghệ New Jersey cũng có những bước nhảy vọt ấn tượng, lần lượt tăng thêm 132 và 114 bậc.
Các trường đại học công lập cũng có điểm số khá tốt khi xét về tỷ lệ vay nợ của sinh viên. Nhìn chung, sinh viên học tại các trường công ít phải vay vốn sinh viên để theo đuổi việc học. Khi tốt nghiệp, họ cũng gánh khoản nợ nhẹ nhàng hơn so với sinh viên đại học tư thục.
Các trường công lập, đặc biệt là những trường thuộc hệ thống ĐH California State, cũng xếp hạng cao khi xét theo chỉ số Pell. Điều này giúp thứ hạng của trường tăng đáng kể so với các trường tư thục. Ví dụ, ĐH California State, Dominguez Hills xếp hạng 309 sẽ có khả năng xếp hạng 20 nếu Forbes chỉ đánh giá dựa trên chỉ số Pell.
Bên cạnh những ứng viên quen thuộc, xếp hạng đại học năm 2022 của Forbes chào đón một số đại học mới như Viện Công nghệ Thời trang và ĐH Puerto Rico, Mayaguez. Một số đại học khác như ĐH Idaho, ĐH Colorado Colorado Springs và ĐH Washington, Bothell cũng trở lại danh sách năm nay.
Nhiều đại học ở Mỹ nhận tiền tài trợ lớn hơn GDP một quốc gia
Các đại học danh tiếng ở Mỹ thường có nguồn tài trợ lớn với con số lên đến hàng chục tỷ USD, cao hơn GDP của không ít quốc gia.
Đứng đầu trong danh sách là ĐH Harvard . Cuối năm tài chính 2020, nguồn tài trợ của trường lên đến 41,9 tỷ USD, tức cao hơn GDP của nhiều nước như Uganda, Bolivia, Nepal... Đây là nguồn tài trợ đến từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đặc biệt cựu sinh viên. Nguồn tài trợ lớn không khẳng định chất lượng đào tạo cao nhưng 9 trong 10 trường đứng đầu Mỹ về nguồn vốn này cũng nằm trong bảng xếp hạng 25 đại học tốt nhất nước do US News bình chọn (Harvard đứng thứ 2). Ảnh: Independent .
ĐH Yale - ngôi trường danh tiếng thường xuất hiện trong các bảng xếp hạng QS, Times Higher Education, US News - cũng nhận nguồn vốn tài trợ lớn từ xã hội (chủ yếu là cựu sinh viên). Năm 2020, với 31,1 tỷ USD. Trong khi đó, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới đối với 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 100 nước có GDP dưới 31 tỷ USD. Ảnh: Yale.
ĐH Stanford đứng thứ 3 theo xếp hạng của US News với 28,9 tỷ USD. Như vậy, nguồn vốn tài trợ năm 2020 của trường thậm chí còn cao hơn GDP của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. ĐH Stanford cũng nổi tiếng với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới. US News đánh giá đây là trường đứng thứ 5 ở Mỹ trong khi QS xếp trường thứ 3 thế giới. Ảnh: Stanford .
Princeton - đại học tốt nhất ở Mỹ theo đánh giá của US News - xếp thứ 4 về mức độ giàu có. Năm 2020, vốn tài trợ trường nhận được lên đến 25,9 tỷ USD. ĐH Princeton thành lập năm 1746, nằm trong nhóm trường danh giá Ivy League, đứng thứ 7 thế giới trong bảng xếp hạng của Times Higher Education . Ảnh: Princeton .
Với nguồn vốn tài trợ gần 18,4 tỷ USD năm 2020, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng. Đây cũng là trường danh giá không kém các trường trên khi xếp thứ 2 (cùng thứ hạng với ĐH Harvard) trong bảng xếp hạng của US News , thứ nhất thế giới theo QS và thứ 5 thế giới theo Times Higher Education . Ảnh: Library of Congress.
ĐH Pennsylvania (UPenn) có vốn tài trợ năm 2020 gần 14,9 tỷ USD. Con số này khiêm tốn khi so với ĐH Harvard nhưng vẫn cao hơn GDP năm ngoái của khoảng 80 quốc gia, vùng lãnh thổ (theo thống kê của Ngân hàng Thế giới). Ngôi trường danh giá thuộc Ivy League này cũng được đánh giá cao về chất lượng đào tạo. US News đánh giá trường xếp thứ 8 ở Mỹ trong khi hai bảng xếp hạng QS và Times Higher Education đều xếp UPenn thứ 13 trong danh sách các trường tốt nhất thế giới năm 2022. Ảnh: UPenn .
ĐH Texas A&M là một trong số hai trường công lập lọt vào danh sách 10 đại học có nguồn tài trợ lớn nhất năm 2020. Nguồn vốn đầu tư trường nhận được sự xã hội, cựu sinh viên trong năm ngoái là 12,7 tỷ USD. ĐH Texas A&M cũng là trường duy nhất trong danh sách không nằm trong top 25 đại học tốt nhất ở Mỹ (trường đứng thứ 68 do US News đánh giá). Ảnh: Henderson Engineers.
ĐH Notre Dame đứng thứ 8 với vốn tài trợ 12,3 tỷ USD, cao hơn GDP năm ngoái của khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngôi trường tư thục này xếp hạng 19 trong bảng xếp hạng những đại học tốt nhất tại Mỹ của US News . Ảnh: University of Notre Dame.
Với vốn tài trợ thấp hơn không đáng kể, ĐH Michigan-Ann Arbor đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng do US News đưa ra. Trường đứng thứ 23 về chất lượng đào tạo. Đại học công lập này thành lập năm 1817 và có sức hút lớn đối với học sinh ở Mỹ. Trong đợt tuyển sinh vừa qua, trường nhận đến 83.000 hồ sơ ứng tuyển. Ảnh: WLNS .
Đứng thứ 10 là ĐH Columbia - một trường tư thục danh tiếng thuộc Ivy League. Không chỉ nằm trong nhóm trường có vốn tài trợ cao (11,3 tỷ USD), ĐH Columbia còn được US News đánh giá là đại học tốt thứ 2 ở Mỹ (cùng hàng với Harvard MIT). Trong bảng xếp hạng thế giới, trường đứng thứ 11 theo Times Higher Education và thứ 19 theo QS . Ảnh: Getty Images.
Hãy đi Mỹ học kỹ thuật máy tính và hóa học CNBC liệt kê 7 ngành học dễ kiếm việc làm sau khi ra trường. Sinh viên của một số ngành có thể đạt được mức lương trung bình trên 70.000 USD/năm trong 5 năm đầu. 1. Kỹ thuật máy tính: Theo nghiên cứu mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang New York, Kỹ thuật máy tính là ngành mang lại cơ hội...