Hấp dẫn xôi xiêm
Mùi thơm béo của trứng gà, nước cốt dừa, sữa đặc hòa cùng vị ngọt của đường thốt nốt, kết hợp sự mềm dẻo của nếp ngon đã tạo nên món xôi xiêm độc đáo, hấp dẫn, khiến biết bao tín đồ ẩm thực mê mẩn.
Mỗi vùng, miền trên đất nước đều có những món xôi đặc trưng khác nhau, như: Xôi nếp than, xôi vò, xôi bắp, xôi gấc, xôi gà, xôi mặn… Trong đó, xôi xiêm được xem là món lạ miệng, độc đáo, hấp dẫn. An Giang là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống và có sự giao thoa văn hóa độc đáo. Do vậy, nền văn hóa ẩm thực địa phương cũng rất phong phú và đa dạng.
Theo những người lớn tuổi, xưa kia An Giang có nhiều thương nhân người Thái Lan đến làm ăn, buôn bán. Từ các thương nhân đó đã du nhập món xôi độc đáo mà những thương nhân này rất thích ăn. Sau đó, người Việt học cách nấu theo và để phân biệt món xôi này với các loại xôi khác nên đã đặt tên là xôi xiêm.
Chữ “xiêm” trong đó thực chất có nghĩa là “Xiêm La”, tên dùng để gọi đất nước Thái Lan xưa. Trải qua thời gian, tên gọi xôi xiêm vẫn còn giữ nguyên nhưng nguồn gốc thì ít người biết đến. Ngày nay, xôi xiêm là món ăn phổ biến, được người dân ưa chuộng và nhanh chóng trở thành món ăn quen thuộc của người dân khắp nơi từ thành thị đến nông thôn.
Theo cô Lê Thị Ngọc Hạnh (TP. Châu Đốc), cách nấu xôi xiêm không quá phức tạp nhưng cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Đầu tiên, nếp được ngâm khoảng 4-5 giờ, sau đó đem hấp khoảng nửa giờ. Trong các công đoạn nấu xôi xiêm thì hấp xôi là quan trọng nhất. Hấp xôi như thế nào hạt xôi vừa chín tới, không nhão và để bên ngoài đến khi nguội vẫn không cứng hạt. Tiếp đó là chế biến phần nhân ăn kèm xôi xiêm. Đây được xem là phần hồn cốt của món xôi xiêm.
Nguyên liệu để chế biến phần nhân, gồm: Trứng gà, đường thốt nốt và sữa đặc. Đập trứng gà vào tô, thêm đường thốt nốt, sữa rồi đánh cho đều lên, sau đó đem hấp cách thủy. Tuy đơn giản, nhưng khi hòa quyện sẽ tạo nên sự hài hòa về độ ngọt, thơm và béo. Nhân ăn kèm xôi xiêm đạt chuẩn phải có vị ngọt thanh, không gắt, không lạt, sánh quyện, béo mà không ngán. Kế đến là công đoạn cô đặc nước cốt dừa với đường cho sệt lại để ăn cùng xôi xiêm. Khi đã hoàn thành xong các công đoạn này, chỉ cần ngồi đợi nếp và nhân xôi được hấp chín là hoàn thành công đoạn nấu xôi xiêm. Tùy vào sở thích của mỗi nơi, người ta còn có thể cho thêm thịt sầu riêng vào nấu cùng xôi và nhân xôi để tăng độ thơm ngon, béo ngậy. Ngoài ra, một số nơi cho một ít đậu xanh tán nhuyễn lên trên mặt xôi để tăng độ thơm bùi.
“Để xôi ngon đòi hỏi người nấu phải có kinh nghiệm, sự khéo léo và tinh tế trong việc canh thời gian đủ để xôi chín mềm. Vì các công đoạn nấu xôi đều có những yêu cầu riêng như vậy, nên không phải ai cũng nấu được món xôi xiêm đúng vị. Có những nơi hạt xôi bị cứng, bị khô hoặc phần nước xốt quá ngọt hay quá béo. Như vậy, khi ăn sẽ thấy món xôi xiêm không ngon hoặc bị ngán” – cô Hạnh chia sẻ.
Cách nấu đã vô cùng độc đáo thì thưởng thức càng hấp dẫn. Xôi nếp ngon nóng hổi được xới ra dĩa, thêm nhân xôi và chan nước cốt dừa lên trên. Mùi thơm, dẻo của nếp ngon, cộng với vị béo, bùi của trứng gà, sữa đặc, nước cốt dừa, vị ngọt của đường thốt nốt và một ít sầu riêng tỏa mùi thơm lừng. Múc một muỗng xôi xiêm cho vào miệng, người thưởng thức sẽ có cảm giác như bùng tỏa tất cả các hương vị, quyện vào nhau khiến ai đã thử ăn một lần thì mãi không quên được.
“Nhớ lần đầu tiên về TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) được bạn giới thiệu thưởng thức xôi xiêm, tôi vô cùng thích hương vị thơm, béo, bùi hòa quyện cùng xôi nếp dẻo mềm. Hiện nay, tuy ở TP. Hồ Chí Minh đã có bán xôi xiêm nhưng hương vị không như tôi đã ăn ở TP. Châu Đốc. Vì vậy, mỗi năm khi cùng gia đình đi hành hương ở An Giang, viếng Bà Chúa Xứ núi Sam, tôi phải tìm mua cho bằng được để thưởng thức lại hương vị xôi xiêm ở đây” – chị Nguyễn Lý Hồng Châu (du khách ở TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.
Nếu có dịp ghé thăm An Giang, du khách đừng quên thưởng thức món xôi xiêm nổi tiếng hấp dẫn, đậm đà hương vị.
Trọn vẹn hương vị ngày Tết với 3 món xôi dễ nấu
Xôi là một trong những món không thể thiếu trong ngày Tết chị em hãy học công thức nấu ngay nhé.
Xôi vò
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet
Video đang HOT
Nguyên liệu:
Gạo nếp 400 gr
Đậu xanh 200 gr (không vỏ)
Dầu ăn 2 muỗng canh
Muối 1/2 muỗng cà phê
Đường 2 muỗng canh
Cách làm:
Trước tiên, bạn cần ngâm gạo nếp, đậu xanh trong khoảng thời gian 3 tiếng hoặc để qua đêm. Sau đó, bạn vo gạo và đậu xanh thật sạch, để ra rổ cho ráo.
Tiếp đó, đổ đậu xanh vào nồi xửng đặt lên bếp, hấp chín từ 15 đến 20 phút. Đậu xanh chín, cho vào máy xay sinh tố (loại có cối sử dụng xay thịt) để xay nhuyễn.
Đổ gạo nếp vào một chiếc thố lớn, tiếp đó đổ 1/2 đậu xanh đã xay vào, thêm dầu ăn và trộn đều.
Cho hỗn hợp trong thố vào nồi xửng và hấp chín lần thứ nhất trong 30 phút. Thỉnh thoảng, bạn mở nắp nồi hấp ra và đảo để xôi được chín đều, ngon hơn, nhớ trước khi đậy nắp nồi nên lau sạch nước trên nắp để xôi không bị nhão.
Khi đã hấp chín hết 30 phút, bạn trải một lớp giấy nướng, giấy nến lên mặt bàn, đổ hỗn hợp ra, thêm 1/2 đậu xanh còn lại lên hỗn hợp, thêm tiếp đường và trộn đều. Sau đó, đổ hỗn hợp vào nồi xửng hấp lần 2 thêm 10 phút nữa.
Xôi gấc
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Quả gấc 200 gr
Nếp Bắc 2 bát
Đường 1 muỗng canh
Nước cốt dừa 150 ml
Muối 1/2 muỗng cà phê
Rượu trắng 5 ml
Cách làm:
Ngâm nếp qua đêm hoặc ít nhất là 4 tiếng với một ít muối.
Bổ đôi quả gấc để lấy thịt gấc.
Bóp cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc rồi đem trộn với 1 thìa rượu trắng.
Lấy phần thịt gấc mới trộn với rượu để đem trộn với nếp cùng với một ít muối.
Trong quá trình đó bạn cho thêm một ít nước cốt dừa vào cho thơm. Lượng nhiều hay ít tùy theo sở thích.
Đem hỗn hợp vừa trộn cho vào xửng hấp của nồi cơm điện, hấp trong vòng 35 - 40 phút.
Lúc này, món xôi gấc của bạn coi như hoàn thành. Bạn có thể thêm một lượng đường vừa ăn với mình để xôi dễ ăn hơn.
Xôi dừa
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
400g gạo nếp (hoặc nhiều hơn nếu bạn muốn làm nhiều)
1 quả dừa.
Vừng rang.
Cách làm:
Để xôi dừa dẻo nên ngâm gạo nếp với nước lạnh để qua đêm. Trong trường hợp cần nấu gấp ngâm với nước ấm trong 3 đến 4 tiếng đồng hồ. Gạo sau khi ngâm xả qua nước lạnh và để ráo nước. Gần chế biến thêm chút muối và xóc đều.
Lấy cùi dừa và nạo thành sợi nhỏ. Thông thường 400g gạo nếp nửa quả dừa nạo là đủ.
Có thể sử dụng trõ đất hoặc nồi hấp đều được. Trong trường hợp dùng nồi hấp đổ nước xuống phía đáy và đun sôi. Với gạo và dừa đã chuẩn bị sẵn trộn lẫn cho đều. Khi nước đã sủi có hơi đổ hỗn hợp gạo và dừa lên chốc và dàn đều.
Khi đồ xôi chú ý nước phía dưới tránh cạn hết nước không biết. Xôi được nấu chín bằng hơi, đun chừng 15 đến 20 phút thêm 2 thìa nhỏ dầu ăn lên chốc và đảo đều. Đây cũng là 1 trong những bí quyết giúp xôi dẻo, bóng và thơm ngon hơn. Tiếp tục đồ khoảng 20 phút là xôi chín.
Lưu ý, trước khi ngừng đồ xôi nên tự kiểm tra xem hạt xôi đã dẻo và thơm ngon không. Trong trường hợp vẫn chưa chín hoặc dẻo có thể đồ thêm chút nữa.
Công đoạn cuối: Cho xôi vào khuân và rắc vừng lên như vậy món xôi dừa đã hoàn thành.
Cách nấu xôi vò nước dừa đậu xanh tơi, dẻo quá ngon cho bữa sáng Có rất nhiều Món xôi được chế biến đa dạng tùy theo khẩu vị của mỗi vùng, mỗi miền và sở thích của mỗi người như món xôi xéo, xôi gấc, xôi lạc, xôi đậu xanh,xôi ngô,xôi bắp... Và hôm nay, mình sẽ giới thiệu đến bạn một món xôi đã gắn liền với hình ảnh của những gánh hàng rong, được gói...