Hành trình Top 100 thế giới Ngành Kỹ thuật Dầu khí
Được thành lập năm 1978 với hai bộ môn Địa chất Khoáng sản, Địa chất Công trình & Địa chất Thủy văn, sau gần 45 năm phát triển, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.
Hồ Chí Minh đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần khẳng định vị thế, chất lượng đào tạo đại học Việt Nam trên thế giới.
Nguồn: ITN
Theo Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds – Anh) công bố bảng xếp hạng đại học thế giới cho năm 2023 (QS World University Rankings 2023), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thuộc Top 801-1.000 các đại học xuất sắc thế giới. Cũng trong năm nay, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được QS vinh danh là một trong những đại học hàng đầu thế giới với 7 ngành học đạt vị trí cao. 6/7 ngành học này của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được QS đánh giá kết quả xếp hạng đứng đầu Việt Nam. Đặc biệt, Ngành Kỹ thuật Dầu khí của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh không chỉ đứng đầu Việt Nam mà còn đạt Top 51-100 thế giới.
Bắt đầu từ con số không
PGS.TS. Trần Văn Xuân – Trưởng bộ môn Địa chất và Dầu khí, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh cho biết: với đặc thù là một Khoa mới được thành lập sau khi đất nước thống nhất, khó khăn đầu tiên là cơ sở vật chất bắt đầu từ con số không, thứ hai là sự nhìn nhận của xã hội với ngành Địa chất: chỉ là lựa chọn bất khả kháng (từ miền Trung hoặc sau khi thí sinh trượt các nguyện vọng khác), thậm chí những khóa 89 – 90 không tuyển đủ sinh viên. Lúc này Khoa đã đứng trước nguy cơ giải thể, hoặc sát nhập vào khoa Kỹ thuật Xây dựng. Sau giai đoạn đổi mới mở cửa và bắt đầu đào tạo Ngành Kỹ thuật Dầu khí năm 1991, dù cơ hội nhiều nhưng thách thức càng tăng: Lực lượng cán bộ giảng dạy, nghiên cứu chưa đáp ứng ngay được yêu cầu cao về khả năng làm việc đa quốc gia, ngôn ngữ giao tiếp tiếng Anh của ngành, khó khăn trong nguồn vốn phát triển xây dựng phòng thí nghiệm, khủng hoảng giá dầu thô, đã tác động sâu rộng đến việc lựa chọn học tập Ngành Kỹ thuật Dầu khí. Trước những khó khăn, thách thức như vậy, nhưng được sự quan tâm, hỗ trợ của Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, nhiều thế hệ thầy cô đã đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, tìm tòi áp dụng các giải pháp từng bước vượt qua những trở ngại, nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy để có được thành quả như hôm nay.
Không ngừng cải tiến chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học
Năm 2022, Ngành Kỹ thuật Dầu khí Trường Đại học Bách khoa đã có sự bứt phá vượt trội trên bảng xếp hạng đại học thế giới (QS World University Rankings by Subjects 2022) từ Top 101 – 150 năm 2021 đã đạt Top 51 – 100 trong năm 2022, trong đó tiêu chí tỷ lệ trích dẫn trung bình trên bài báo và chỉ số H-index lần lượt là 82,5 và 73,2/100.
Video đang HOT
Để có được vị trí cao trên bảng xếp hạng các đại học thế giới, Ngành Kỹ thuật Dầu khí đã liên tục cải tiến, phát triển hoạt động đào tạo, nghiên cứu, đảm bảo chất lượng theo chuẩn kiểm định trong nước và quốc tế như: chuẩn AUN-QA năm 2022, dự kiến kiểm định ASIIN trong năm 2023.
Nguồn: ITN
Là đơn vị đào tạo tiến sĩ Ngành Kỹ thuật Dầu khí đầu tiên của cả nước (2013). Hiện nay chương trình đào tạo của khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí được thừa nhận của nhiều trường đại học trên thế giới, thể hiện qua việc hợp tác, liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên, kiến tập, thực tập tốt nghiệp, hướng dẫn sinh viên quốc tế hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với các trường đại học uy tín ở Úc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Myanmar.
Theo TS. Bùi Trọng Vinh – Trưởng khoa Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí: hiện nay lực lượng giảng dạy cơ bản đạt chuẩn chất lượng với 2 phó giáo sư, 63% là tiến sĩ, trong đó số tiến sĩ đạt chuẩn đào tạo chương trình liên kết quốc tế, chất lượng cao chiếm ưu thế. Nhiều thầy cô là giảng viên, chuyên gia uy tín trong môi trường đào tạo lẫn công nghiệp, là giáo sư thỉnh giảng của nhiều đại học quốc tế như: Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia; chuyên gia tham gia Hội đồng tư vấn khoa học cho công nghiệp dầu khí, chủ trì nhiều dự án công trình chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ giải pháp lĩnh vực kỹ thuật địa chất, tài nguyên năng lượng. Đây là đội ngũ có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Điều này góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học tại Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí trong thời gian tới.
Chất lượng đầu ra là tiêu chí hàng đầu
Hiện nay, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí có 4 bộ môn và 2 phòng thí nghiệm, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao từ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ trong các lĩnh vực: Năng lượng sạch và biến đổi khí hậu; thăm dò, khai thác và kinh doanh tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản; địa kỹ thuật công trình dầu khí và năng lượng, môi trường; thăm dò dầu khí; khoan và khai thác dầu khí…
Thông qua các chương trình hợp tác, liên kết trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với các doanh nghiệp như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí – PVEP, Liên danh dầu khí Việt Xô – VSP, Tổng Công ty Khí – PV Gas, Khí – điện – đạm Cà Mau, Dung Quất… sinh viên khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí được đồng hướng dẫn, thực tập, thực hiện luận văn, tổ chức nghiên cứu khoa học với nhiều hoạt động thực tiễn trong quá trình đào tạo.
PGS.TS. Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: sinh viên ngành Kỹ thuật Dầu khí Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, nền tảng vững chắc, khả năng giao tiếp tốt, trình độ tiếng Anh khá, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt học bổng tiến sĩ, thạc sĩ toàn phần tại các trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ, châu Âu (Cộng hòa Pháp), châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan). Đặc biệt, nhiều cựu sinh viên hiện đang đảm trách các vị trí trọng yếu trong ngành dầu khí trong nước, quốc tế. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng đào tạo của hệ thống ĐHQG TP. Hồ Chí Minh một trong những tiêu chí hàng đầu mà ĐHQG TP. Hồ Chí Minh xây dựng trong những năm qua.
Trong định hướng phát triển trong giai đoạn mới, khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khítiếp tục mở rộng nghiên cứu phát triển đào tạo theo xu thế của thế giới: Tài nguyên năng lượng phi truyền thống, năng lượng tái tạo – sạch, chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM được vay vốn để học tập, lãi suất 0%
Sinh viên đang theo học tại các trường đại học thành viên, phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và các Khoa thuộc Đại học Quốc gia TPHCM có cơ hội được vay vốn ưu đãi để học tập lãi suất 0% trong học kỳ I.
Tân sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM nhập học năm học 2022-2023. Ảnh: USSH-HCM
Chương trình cho vay tín chấp lãi suất 0% dành cho sinh viên được thực hiện nhằm hỗ trợ sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM có điều kiện hoàn cảnh khó khăn có thể trang trải một phần kinh phí trong quá trình học đại học và để đảm bảo cho sinh viên không phải bỏ học vì lý do không có khả năng đóng học phí.
Chương trình do Đại học Quốc gia TPHCM giao Quỹ Phát triển Đại học Quốc gia TPHCM phối hợp với ngân hàng để triển khai dành cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học thành viên, phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và các Khoa trực bắt đầu từ năm học 2020-2021.
Với năm học 2022-2023, chương trình cho sinh viên vay vốn ưu đãi để học tập lãi suất 0% trong học kỳ 1.
Đối với sinh viên lần đầu tham chương trình, điều kiện vay là sinh viên chính quy văn bằng 1 của Đại học Quốc gia TPHCM.
Sinh viên năm nhất phải có giấy xác nhận nhập học của cơ sở đào tạo.
Sinh viên từ năm thứ 2 phải có kết quả học tập đạt trung bình - khá (tương đương 6.0/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện 70/100 trở lên;
Sinh viên cam kết tốt nghiệp trong thời gian quy định của khóa học (không tính thời gian được phép gia hạn).
Sinh viên chưa tham gia vay ở các tổ chức tín dụng khác
Sinh viên không đang trong quá trình bị kỷ luật, đình chỉ học tập.
Sinh viên hoàn cảnh khó khăn.
Sinh viên được vay số tiền tối đa bằng với học phí học kỳ 1 năm học 2022-2023 nhưng không vượt quá 20.000.000 đồng/học kỳ.
Thời gian cho vay: là khoảng thời gian được tính từ ngày sinh viên được phát món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi (nếu có).
Sinh viên phải trả nợ gốc lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày sinh viên kết thúc khóa học (kể cả trường hợp chưa có việc làm ổn định).
Thời gian cho vay tối đa là 8 năm và được xác định theo công thức sau: Thời gian cho vay = Thời gian ân hạn trả nợ gốc Thời hạn trả nợ.
Thời gian ân hạn trả nợ gốc = thời gian học tập còn lại của sinh viên tại khóa đào tạo (tối đa 5 năm) và 1 năm (tính từ thời điểm sinh viên tốt nghiệp).
Thời hạn trả nợ (tối đa 2 năm): Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay phải trả nợ gốc đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi.
Đối với sinh viên đã được xét duyệt vay của chương trình trước đó, điều kiện vay là sinh viên không đang trong quá trình bị kỷ luật, đình chỉ học tập; Điểm học tập học kỳ gần nhất đạt từ 6.0/10 trở lên; Điểm rèn luyện học kỳ 2/cả năm học 2021-2022 đạt từ 70/100 trở lên.
Sẽ có thêm 2 trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký quyết định thành lập Trường Đại học Luật là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM. Sinh viên Khoa Y - Đại học Quốc...