Hành trình tìm con của cặp vợ chồng cùng mang gene Thalassemia

Theo dõi VGT trên

Sau nhiều năm chạy chữa để có con và một lần mất thai đôi đau đớn, cặp vợ chồng mới tìm ra nguyên nhân xuất phát từ việc cả hai cùng mang gene Thalassemia.

Ở tuổi 30, anh Nguyễn Ngọc Hiếu và chị Lự Thị Xoan (27 tuổi, dân tộc Tày, ở Yên Bái) đã được làm cha mẹ sau 5 năm kết hôn. Nhìn bé Nguyễn Diệp Anh (7 tháng tuổi) vui đùa, anh chị không giấu được sự xúc động vì hạnh phúc. Để có được quả ngọt này, cặp vợ chồng trẻ đã phải trải qua quãng thời gian dài khó khăn, đau khổ.

Chị Xoan kể sau khi kết hôn một năm, anh chị vẫn chưa có thai. Khi 18 tuổi, anh Hiếu từng bị quai bị (teo một bên tinh hoàn) nên hai vợ chồng đều nghĩ đây là nguyên nhân của việc khó có con. Với tình trạng như vậy, chị Xoan cũng tìm hiểu và mua nhiều loại thuốc cho chồng sử dụng. Thậm chí, họ còn thực hiện thụ tinh nhân tạo (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) tại một bệnh viện ở Hà Nội, song tất cả đều không hiệu quả.

Đến khi hai vợ chồng quyết định tạm dừng lại hành trình vì đã chạy chữa rất nhiều nơi mà không có kết quả, chị Xoan lại có thai tự nhiên. Niềm vui vỡ òa chưa được bao lâu thì anh chị nhận được tin thai đã bị lưu.

“Vợ chồng tôi đi khám nhiều nơi nhưng không viện nào phát hiện ra thai đôi. Vì hai con dính liền nhau phần đầu. Đến khi xuống Hà Nội khám thì mới biết là thai đôi nhưng bị lưu”, chị Xoan nghẹn ngào.

Hành trình tìm con của cặp vợ chồng cùng mang gene Thalassemia - Hình 1

Vợ chồng anh Hiếu, chị Xoan và bé Diệp Anh 7 tháng tuổi. Ảnh: T.V.

Hiếm muộn, vừa sống trong cảnh mòn mỏi mong con, anh Hiếu, chị Xoan còn chịu áp lực từ phía gia đình 2 bên. Thậm chí, vợ chồng còn đôi lúc xảy ra mâu thuẫn về vấn đề con cái.

“Thời gian đầu, tôi bị mọi người chỉ trích, nói sau lưng: ‘Chắc là bị điếc rồi’. Nghe xong buồn lắm, từ đó tôi cũng hạn chế gặp gỡ mọi người và đến những chỗ đông người”, chị Xoan kể.

Nghỉ ngơi một thời gian, được một người họ hàng giới thiệu tới Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, hai vợ chồng quyết định tiếp tục hành trình tìm con.

Khi tới bệnh viện thăm khám, bác sĩ tư vấn gia đình thực hiện một số xét nghiệm tìm nguyên nhân thì phát hiện cả anh Hiếu và chị Xoan đều mang gene Thalassemia (tan máu bẩm sinh).

Trong trường hợp này, bác sĩ cũng khuyên hai vợ chồng nên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp với kỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền làm tổ để lựa chọn những phôi không bị bệnh để chuyển, tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh. Nếu tiếp tục mang thai tự nhiên, anh chị có thể sẽ sinh ra những đứa con mắc bệnh.

Tháng 9/2019, cặp vợ chồng trẻ từ Yên Bái xuống Hà Nội để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Video đang HOT

“Chúng tôi sàng lọc 8 phôi thì được 7 phôi không mang bệnh. Tôi chuyển 2 phôi, còn 5 phôi trữ ở bệnh viện. Khi chuyển phôi, chúng tôi rất hồi hộp và lo sợ vì không biết may mắn có đến với hai vợ chồng không nữa. Sau 4 tuần, kết quả xét nghiệm cho thấy tôi đã mang thai”, chị Xoan kể về thời điểm cuối năm 2019.

Ngày 3/9/2020, bé Diệp Anh cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Sản Nhi của tỉnh. Đó là quả ngọt của hành trình chạy chữa hiếm muộn của vợ chồng anh Hiếu.

Kể về câu chuyện của mình, anh Hiếu chia sẻ bản thân chịu áp lực rất lớn từ gia đình về việc có con. Anh cũng chỉ nghĩ rằng nguyên nhân từ việc anh từng bị quai bị mà không biết rằng cả hai vợ chồng đều mang gene Thalassemia. Chính vì vậy, anh khuyên các cặp đôi trước khi cưới nên khám sàng lọc tiền hôn nhân để không rơi vào hoàn cảnh như mình.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Phó giám đốc, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản của bệnh viện này, chia sẻ với việc cả hai vợ chồng cùng mang gene bệnh tan máu bẩm sinh, trong trường hợp sinh bình thường, đứa trẻ có thể không mang gene bệnh hoặc mang gene giống cha mẹ. Nguy hiểm hơn, em bé sinh ra mắc bệnh, khả năng sống không cao. Đây là căn bệnh mà cuộc sống sẽ phải gắn với bệnh viện.

Theo báo cáo trên diễn đàn Thalassemia năm 2019, 5-7% dân số thế giới mang gene Thalassemia. Việt Nam có tới 13% dân số mang gene này, kéo theo nguy cơ sinh con mắc căn bệnh nguy hiểm này. Thalassemia không phải bệnh lây nhiễm như lao, viêm gan mà có tính chất di truyền từ cha mẹ sang con. Mỗi năm, nước ta có khoảng 8.000 em bé sinh ra mắc Thalassemia và khoảng 2.000 trẻ em mang bệnh lý nặng.

Với những trường hợp mang gene bệnh Thalassemia, thông thường không phải điều trị và cuộc sống như người bình thường. Song họ cần phải được tư vấn trước khi kết hôn để tránh không sinh con mắc Thalassemia mức độ nặng. Đặc biệt, họ cần được tư vấn cách sinh con khỏe mạnh nếu cả hai cùng mang gen.

Theo bác sĩ Hiền, tan máu bẩm sinh là bệnh lý phổ biến, gặp thường xuyên trong dân số nước ta. Đặc biệt, dân tộc thiểu số ở miền núi mắc tới 20-40%.

“Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng sinh xong, thấy con bị bệnh, đi khám thì mới biết mình mang gene bệnh. Để phòng tránh việc đáng tiếc đó, các cặp đôi trước khi cưới nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, để có dự liệu trước khi sinh con”, bác sĩ Hiền khuyên.

Bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số

Bệnh tan máu bẩm sinh (bệnh Thalassemia) là một căn bệnh khá nguy hiểm, tồn tại dai dẳng và ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Trong khi đó, việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức và các giải pháp phòng ngừa vẫn đang rất khó khăn.

Nỗi đau mang tên Thalassemia

Mới đầu tuần, mẹ con chị Lữ Thị Huệ (bản Khun, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu) đã dậy từ 4h sáng rồi bắt xe xuống Trung tâm Huyết học và Truyền máu tỉnh để kịp làm xét nghiệm rồi nhập viện.

Hành trình này đã dai dẳng gần 6 năm nay nên dù chỉ mới 7 tuổi và đang học lớp 2 nhưng cậu bé Vi Tuấn Khánh đã quen với những chuyến đi đi về về giữa Vinh và Quỳ Châu. Ở khoa Bệnh máu tổng hợp 2, Khánh cũng là một bệnh nhân quen thuộc, thậm chí y, bác sĩ ở đây cũng đã xem em như người nhà.

Bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số - Hình 1

Điều trị cho trẻ em bị bệnh tan máu bẩm sinh ở Trung tâm Huyết học và Truyền máu. Ảnh: MH.

Khánh được phát hiện mắc bệnh tan máu bẩm sinh khi em mới 7 tháng tuổi. Khi mới phát bệnh, biểu hiện của em chỉ như những căn bệnh thông thường là mệt mỏi, hay khóc. Tuy nhiên, do bệnh không thuyên giảm và có triệu chứng ngày càng nặng thêm nên gia đình đã đem em lên bệnh viện tuyến trên. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán em bị bệnh tan máu bẩm sinh.

Từ đó đến nay, Khánh chung sống với căn bệnh này và cứ 2 tháng một lần em sẽ phải xuống Vinh để truyền máu và thải sắt. Liệu trình một lần điều trị từ 7 - 10 ngày. "Nếu không truyền máu, người cháu sẽ mệt mỏi, nằm bẹp một chỗ và không thể học hành được", chị Lữ Thị Huệ cho biết.

Cùng đi với chị Huệ, mấy năm gần đây còn có cháu (là cháu của em gái mẹ chồng). Cậu bé Lữ Thiên Phước năm nay chỉ mới 4 tuổi nhưng cũng đã có nhiều năm điều trị với căn bệnh tương tự. Nói chuyện với phụ huynh cả hai, mẹ của các em cũng cho biết: Do gia đình bên nội có người bị bệnh tan máu bẩm sinh nên di truyền lại cho con cháu.

Bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số - Hình 2

Điều trị cho trẻ em bị bệnh tan máu bẩm sinh ở Trung tâm Huyết học và Truyền máu. Ảnh: MH.

Hơn 70% bệnh nhân ở khoa Máu tổng hợp 2 là bệnh nhân bị bệnh tan máu bẩm sinh và đa phần đều đến từ các huyện miền núi của Nghệ An như Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn.

Cá biệt, có rất nhiều trường hợp đến từ một bản, một xã. Cháu Hà Minh Trang (15 tuổi) - Học sinh đang học lớp 8 ở Trường PT DTNT THCS Quỳ Châu là một trong những học sinh lớn tuổi nhất đang điều trị ở đây. Hàng tháng, em tự bắt xe xuống viện điều trị rồi lại tự bắt xe về. Kế bên Trang là Vi Thị Hiền (nhà cũng ở cùng bản Mưn, xã Châu Nga) và cùng tuổi với em. Tuy nhiên, trong khi Trang còn đi học thì Hiền chỉ học được hết mẫu giáo rồi nghỉ ở nhà. Cơ thể Hiền hiện nay cũng chỉ như một cô bé 7 - 8 tuổi, chân tay co rút, xanh xao.

Trong những bệnh nhân đang điều trị ở đây hoàn cảnh của em Vi Thị Hiền khá đặc biệt bởi trong gia đình em có đến 3 người bị bệnh. Tuy nhiên, kém may mắn hơn, anh và chị của Hiền đã qua đời từ năm 2007. Khi đó, một người mới 7 tuổi, một người mới 5 tuổi. Chị Vy Thị Mai (47 tuổi) - mẹ của em Hiền xót xa nói: "Bị căn bệnh này khổ lắm. Người ta thì lo làm ăn, làm giàu. Còn gia đình tôi thì chỉ lo đi viện".

"Khoảng trống" khám sức khỏe tiền hôn nhân

Bác sĩ Phạm Quốc Hội - Trưởng khoa Bệnh máu tổng hợp 2 - Trung tâm Huyết học và Truyền máu Nghệ An cho biết: "Bệnh Thalassemia là một bệnh di truyền gặp khá phổ biến trên thế giới với tỷ lệ khoảng 7% dân số trên thế giới mang gen bệnh.

Hiện Việt Nam có khoảng 12 triệu người mang gen và mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em mang bệnh Thalassemia được sinh ra mỗi năm. Tất cả những bệnh nhân bị bệnh tan máu bẩm sinh đều có chung một khuôn mặt và trong y học gọi là "bộ mặt Thalassemia", đó là trán dô, mũi tẹt và răng hô. Bệnh Thalassemia được xem là căn bệnh dai dẳng, ảnh hưởng đến thể trạng và chất lượng giống nòi. Điều đáng nói, nếu một người bị bệnh thì để điều trị hết đời có thể lên đến 3 tỷ đồng".

Bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số - Hình 3

Người dân xã Nam Nghĩa (huyện Nam Đàn) tìm hiểu về việc sàng lọc trẻ sơ sinh. Ảnh: MH.

Trước đó, qua nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó có một nguyên nhân rất nguy hiểm đó là tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, hiện nay, bác sĩ Phạm Quốc Hội cho rằng: "Rất nhiều trường hợp sau này bị bệnh không phải do tình trạng hôn nhân cận huyết thống mà là hệ quả từ những thế hệ trước để lại. Nguyên do là bởi ngày trước có nhiều người trong cùng dòng họ lấy nhau, sinh con đẻ cái và sau đó bệnh có trong gen của nhiều người. Những trường hợp này, nếu trước khi lấy nhau hoặc sinh con được khám sức khỏe tiền hôn nhân hoặc được sàng lọc trước sinh thì sẽ tránh được bệnh tan máu bẩm sinh".

Mặc dù mối nguy hiểm về căn bệnh tan máu bẩm sinh đã được cảnh báo khá nhiều nhưng không phải người nào cũng nhận thức được về căn bệnh này và có biện pháp loại trừ. Ngay như ở gia đình chị Vy Thị Mai ở trên dù trong nhà có đến 3 người bị bệnh nhưng khi con gái chị Mai lấy chồng, sinh con, chị khuyên đi khám sàng lọc và khám sức khỏe tiền hôn nhân nhưng "nó vẫn không nghe".

Trong những năm qua, để hạn chế căn bệnh này, mô hình khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng đã được ngành Dân số triển khai ở nhiều địa phương. Song song với đó đã phối hợp với các trường cao đẳng, dạy nghề, THPT trên địa bàn tỉnh để tổ chức các hoạt động nhằm kiểm tra sức khỏe, tăng cường cung cấp thông tin, trang bị các kiến thức, kỹ năng chăm sóc SKSS nhằm giúp nam, nữ thanh niên hiểu biết và có hành vi tích cực trong chăm sóc SKSS.

Riêng trong năm 2020, đã tổ chức được 19 buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề cho gần 8.000 học sinh, sinh viên. Đồng thời, phối hợp với các bệnh viện tổ chức hơn 2.300 người được siêu âm kiểm tra sức khỏe phát hiện về nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật cho nam, nữ thanh niên.

Bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số - Hình 4

Khám sức khỏe cho trẻ em ở xã Môn Sơn (Con Cuông). Ảnh: MH

Song song với hoạt động này, Nghệ An cũng đã triển khai đề án sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Tuy vậy, hiện nay tỷ lệ sàng lọc trước sinh hằng năm mặc dù đạt nhưng chất lượng dịch vụ chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nguyên nhân tại tuyến huyện hầu hết còn thiếu cán bộ y tế được đào tạo chuyên sâu về siêu âm chẩn đoán sàng lọc trước sinh, nên ít nhiều còn ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán sàng lọc trước sinh, việc phát hiện nghi ngờ mắc bệnh còn hạn chế.

Trong tháng 5 tới, để góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao chất lượng dân số, Chi cục Dân số - KHHGĐ sẽ tổ chức chương trình truyền thông "Ngày Thalassemia thế giới" cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng tái định cư Ngọc Lâm - Thanh Chương.

"Hậu quả của hôn nhân cận huyết làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi. Những trẻ em được sinh ra từ cha mẹ có quan hệ hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe.

Bên cạnh đó, hôn nhân cận huyết còn ảnh hưởng không tốt đến văn hóa, đạo đức gia đình, phá vỡ các mối quan hệ đang tồn tại giữa các dòng tộc, gia đình và làm xói mòn, biến đổi giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc".

Ông Phan Văn Huê - Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?
22:13:52 03/02/2025
Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựaPhát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa
07:29:25 05/02/2025
Ăn bắp cải có tác dụng gì?Ăn bắp cải có tác dụng gì?
16:35:45 04/02/2025
Những người không nên uống hoa đu đủ đựcNhững người không nên uống hoa đu đủ đực
18:48:32 04/02/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Món ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhấtMón ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhất
11:00:15 04/02/2025
Mẹo thải độc sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày TếtMẹo thải độc sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết
18:18:04 04/02/2025
5 loại đồ uống tốt nhất giảm bớt cảm giác nôn nao say rượu bia dịp Tết5 loại đồ uống tốt nhất giảm bớt cảm giác nôn nao say rượu bia dịp Tết
18:33:17 04/02/2025

Tin đang nóng

Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ vì tội trộm cắpCa sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ vì tội trộm cắp
14:06:06 05/02/2025
Chấn động bài bóc phốt hơn 1.100 chữ "kể tội" chồng cũ doanh nhân hủy hoại Từ Hy ViênChấn động bài bóc phốt hơn 1.100 chữ "kể tội" chồng cũ doanh nhân hủy hoại Từ Hy Viên
15:01:54 05/02/2025
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ là ai?Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ là ai?
16:57:12 05/02/2025
Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng
15:25:11 05/02/2025
Từ Hy Viên viết thư cho con gái: Mẹ bằng lòng dùng sinh mệnh để bảo vệ conTừ Hy Viên viết thư cho con gái: Mẹ bằng lòng dùng sinh mệnh để bảo vệ con
16:50:42 05/02/2025
Ốc Thanh Vân bức xúc khi vừa về lại Việt Nam đã bị mắng chửi thậm tệỐc Thanh Vân bức xúc khi vừa về lại Việt Nam đã bị mắng chửi thậm tệ
15:20:36 05/02/2025
Chồng người Hàn của Từ Hy Viên nhận điện thoại từ bạn thân sau cú sốc mất vợ, nói đúng 1 câu thể hiện sự bất lựcChồng người Hàn của Từ Hy Viên nhận điện thoại từ bạn thân sau cú sốc mất vợ, nói đúng 1 câu thể hiện sự bất lực
15:29:03 05/02/2025
Phim 'Nụ hôn bạc tỷ' lội ngược dòng, vượt mốc 70 tỷ đồng sau một tuầnPhim 'Nụ hôn bạc tỷ' lội ngược dòng, vượt mốc 70 tỷ đồng sau một tuần
15:37:20 05/02/2025

Tin mới nhất

Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng

Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng

15:31:14 05/02/2025
Một phát hiện đáng chú ý khác trong nghiên cứu là nồng độ vi nhựa trong não của những người mắc chứng mất trí cao gấp khoảng 6 lần so với những trường hợp khác.
Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

15:28:48 05/02/2025
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, kèm theo có nhiều vết rách da, sưng nề vùng trán, vai, tay và bầm tím nhẹ vùng ngực. Sau khi được xử lý vết thương và điều trị tích cực, trẻ đã hồi phục sức ...
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn

2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn

15:22:50 05/02/2025
Dưa chuột còn rất giàu vitamin K. Một cốc dưa chuột thái lát có khoảng 19% giá trị vitamin K được khuyến nghị hằng ngày. Cơ thể cần vitamin K để hình thành các protein cần thiết để tạo xương và mô khỏe mạnh, giúp đông máu.
Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

15:20:19 05/02/2025
Bộ Y tế khuyến cáo người dân dự phòng bảo vệ sức khỏe mùa lạnh, đặc biệt là người già và trẻ em, đó là hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng.
Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

15:06:29 05/02/2025
Nếu ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, 2 loại hormone này sẽ giúp chúng ta kiểm soát cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn quá nhiều, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

15:02:22 05/02/2025
Nhiều người nghĩ rằng nếu họ đã bị bệnh tim, việc đi bộ sẽ không còn hữu ích. Nhưng đi bộ có thể giúp những người mắc bệnh tim theo nhiều cách. Nó giúp cơ tim mạnh hơn, các triệu chứng giảm theo thời gian và giảm nguy cơ tử vong do vấn ...
Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

18:44:21 04/02/2025
Các chất chống oxy hóa trong táo ta giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do stress oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu cho thấy táo ta có thể cải thiện trí nhớ và chức năng nhậ...
Dùng mộc nhĩ nấu ăn ngày Tết nhớ kỹ 5 'đại kỵ' này khẻo 'tiền mất tật mang'

Dùng mộc nhĩ nấu ăn ngày Tết nhớ kỹ 5 'đại kỵ' này khẻo 'tiền mất tật mang'

18:27:29 04/02/2025
Ăn quá nhiều mộc nhĩ có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, đặc biệt là với những người có cơ địa lạnh bụng.
Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

10:50:46 04/02/2025
Ăn một chế độ nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa ít béo, ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp cao.
Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

10:48:15 04/02/2025
Magiê đóng vai trò trong hầu hết các quá trình lão hóa tế bào, bao gồm giao tiếp tế bào, ổn định gen, duy trì protein lành mạnh. Ngoài ra, magiê cũng rất quan trọng đối với giấc ngủ và sức khỏe não bộ.
6 loại trà giúp 'giải rượu'

6 loại trà giúp 'giải rượu'

10:46:11 04/02/2025
Uống trà cà gai leo sau khi uống rượu có thể giúp giảm triệu chứng say, buồn nôn, mệt mỏi và đau đầu, đồng thời làm dịu cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng
Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

10:42:20 04/02/2025
Một số mẫu rau này được phát hiện chứa nồng độ cao dư lượng thuốc trừ sâu, bao gồm permethrin - loại thuốc có thể gây tổn thương thần kinh.

Có thể bạn quan tâm

Tình tiết mới trong vụ rơi máy bay của hãng Azerbaijan Airlines

Tình tiết mới trong vụ rơi máy bay của hãng Azerbaijan Airlines

Thế giới

19:20:26 05/02/2025
Các nhà điều tra sẽ tiếp tục làm rõ nguồn gốc và bản chất của những vật thể kim loại này, đồng thời xác định xem chúng có phải là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn hay không.
Đi về miền có nắng - Tập 18: Giám đốc cố tình ở chung phòng thư ký khi đi du xuân

Đi về miền có nắng - Tập 18: Giám đốc cố tình ở chung phòng thư ký khi đi du xuân

Phim việt

19:16:21 05/02/2025
Dương đã kịp đi du lịch đầu xuân cùng công ty. Nhưng không biết tình cờ hay do Phong cố ý mà anh với mẹ con Dương lại ở chung một phòng.
Nóng nhất Weibo: Mẹ Từ Hy Viên xóa ảnh chụp với con rể, hối hận vì gả con gái cho nam ca sĩ Hàn?

Nóng nhất Weibo: Mẹ Từ Hy Viên xóa ảnh chụp với con rể, hối hận vì gả con gái cho nam ca sĩ Hàn?

Sao châu á

18:35:28 05/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên đăng ảnh chụp cùng con rể Koo Jun Yup nhân dịp Tết nguyên đán năm nay. Thế nhưng, đến nay hình ảnh này đã bị xóa khỏi trang cá nhân của mẹ minh tinh Vườn Sao Băng.
Nóng: Kanye West cố tình dàn cảnh "kiếm chuyện" với Taylor Swift, cái kết khiến dân mạng dậy sóng!

Nóng: Kanye West cố tình dàn cảnh "kiếm chuyện" với Taylor Swift, cái kết khiến dân mạng dậy sóng!

Sao âu mỹ

18:07:50 05/02/2025
Việc Taylor Swift - Kanye West cùng góp mặt tại lễ trao giải năm nay đã nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng, nguyên nhân tới từ việc 2 ngôi sao vốn là kẻ thù không đội trời chung .
Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện

Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện

Netizen

18:02:43 05/02/2025
Ngày 3 tháng 2, một đoạn video ghi lại từ camera của một gia đình ở Hạ Châu, Quảng Tây, Trung Quốc đã được lan truyền trên mạng xã hội.
'Nữ tiền đạo đẹp nhất thế giới' gặp biến cố

'Nữ tiền đạo đẹp nhất thế giới' gặp biến cố

Sao thể thao

17:59:16 05/02/2025
Ana Maria Markovic bất ngờ bị đội nữ Sporting Braga thanh lý hợp đồng và đang trải qua giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp.
Thêm sao nam Vbiz nhận "rổ gạch đá" vì đụng đến Trấn Thành, đáp trả cực gắt khi bị netizen mỉa mai

Thêm sao nam Vbiz nhận "rổ gạch đá" vì đụng đến Trấn Thành, đáp trả cực gắt khi bị netizen mỉa mai

Sao việt

17:01:28 05/02/2025
Mới đây, Anh Tú bất ngờ trở thành tâm điểm tranh cãi trên mạng xã hội khi đăng tải bài viết bày tỏ cảm xúc sau khi xem phim Bộ Tứ Báo Thủ của Trấn Thành.
Sau những ngày Tết đầy ắp thịt cá, nhìn mâm cơm nhà ai cũng xuýt xoa

Sau những ngày Tết đầy ắp thịt cá, nhìn mâm cơm nhà ai cũng xuýt xoa

Ẩm thực

16:45:10 05/02/2025
Chị khéo léo cân bằng giữa món mặn, món canh, rau xanh và các món phụ để tạo nên bữa cơm hài hòa, đầy đủ dinh dưỡng.
4 điều kiêng kỵ ngày vía Thần Tài

4 điều kiêng kỵ ngày vía Thần Tài

Trắc nghiệm

16:15:12 05/02/2025
Theo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài ở nước ta thường rơi vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Năm nay, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch.
Công an làm rõ vụ ngăn cản ở giải đua thuyền huyện Krông Ana

Công an làm rõ vụ ngăn cản ở giải đua thuyền huyện Krông Ana

Tin nổi bật

15:57:27 05/02/2025
Chỉ đến khi lực lượng công an áp tải thuyền phản ứng vào bờ, cuộc đua mới được tiếp tục. Dù vậy, khi đội vô địch về đến đích, lại có thuyền đua lao tới áp sát, xảy ra xô xát giữa các vận động viên.
Buổi concert lớn nhất thế kỷ 21 không phải đêm diễn của Taylor Swift, 1 chi tiết gây hoang mang tột độ

Buổi concert lớn nhất thế kỷ 21 không phải đêm diễn của Taylor Swift, 1 chi tiết gây hoang mang tột độ

Nhạc quốc tế

15:34:24 05/02/2025
Thành tích 130.000 người/show diễn đã phá vỡ kỷ lục đêm nhạc có lượng khán giả đông nhất của Taylor Swift với 96 nghìn khán giả Melbourne.