Hành trình tạm biệt quê hương của những du học sinh Việt: “Chúng mình phải trở lại Ý dù thật lòng chưa muốn đi”
Sau nhiều tháng trở về Việt Nam “tránh dịch”, nhiều du học sinh đã phải quay lại Ý học tập do quy định về giấy tờ lưu trú từ nước bạn. Hành trình tạm biệt quê hương lần này thực sự đặc biệt bởi quy trình kiểm dịch hết sức nghiêm ngặt từ các quốc gia.
Đã hơn 8 tháng trôi qua kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng ra nhiều nước trên khắp thế giới. Dịch bệnh đe doạ người dân châu Á, khiến nước Mỹ trở thành tâm dịch lớn nhất toàn cầu và cũng khiến cả châu Âu phải áp dụng những biện pháp chưa từng có trong lịch sử để đối phó với dịch bệnh.
Trong cơn khủng hoảng Covid-19 cách đây khoảng 4 tháng, nước Ý được coi là tâm dịch của cả châu Âu với số ca nhiễm và tử vong gia tăng liên tục. Nước Ý còn là nơi có khá đông đảo người dân Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập. Khi ấy, hầu hết người Việt tại Ý đều mong muốn trở về quê hương, mong muốn được bảo vệ sức khoẻ và tinh thần tại nơi mình luôn được chào đón.
Hàng khách xếp hàng làm thủ tục tại Ga Quốc tế – Sân bay Nội Bài.
Sau khi xếp hàng làm thủ tục, mọi người tìm cho mình những vị trí thoáng đãng, vắng vẻ để ngồi chờ đến giờ bay.
“Chúng mình phải trở lại Ý dù thật lòng chưa muốn đi”
Đến thời điểm hiện tại, may mắn rằng nước Ý đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh do áp dụng hàng loạt biện pháp phòng dịch cứng rắn và kịp thời. Đồng thời, đây cũng là thời điểm rất nhiều du học sinh Việt Nam về nước trong đợt dịch cũng phải quay trở lại Ý học tập.
Quang Anh – hiện đang theo học Thạc sĩ chuyên ngành Truyền thông tại Đại học Milan (Ý) cho biết, sở dĩ cậu bạn phải quay trở lại Ý trong thời điểm này dù đã có thẻ cư trú là bởi không được xuất cảnh quá 6 tháng theo quy định của nước bạn. Quang Anh cũng như nhiều bạn bè khác của mình, đều đã về Việt Nam từ Tết Nguyên đán, do vậy việc trở lại Ý giờ đây là điều gần như bắt buộc nếu muốn tiếp tục chương trình học một cách thuận lợi.
“ Nếu rời Ý quá 6 tháng thì chúng mình sẽ phải xin lại visa, khá tốn thời gian mà kết quả lại không thể chắc chắn. Do vậy chúng mình đã phải trở lại Ý dù thật lòng chưa muốn đi” – Quang Anh cho biết.
Có khá đông du học sinh Việt Nam trở lại nước ngoài du học trong thời điểm này.
Một cậu bạn tranh thủ sử dụng wifi tại sân bay.
Một du học sinh Ý khác là N.Linh cũng trong tâm trạng tương tự. Trong thời gian về Việt Nam “tránh dịch”, N.Linh đã xin được vị trí tốt trong một toà soạn báo tại TP.HCM. Thời điểm hiện tại cô nàng vẫn chưa muốn trở lại Ý do còn nhiều việc phải làm, đồng thời cũng lo ngại tình hình dịch bệnh tại nước ngoài. Tuy vậy để đảm bảo quy định lưu trú của Ý, N.Linh đã phải gấp rút sắp xếp công việc tại Việt Nam, xin sự đồng thuận của cấp trên để có thể làm việc từ xa.
Việc phải tạm biệt Việt Nam trong thời điểm này gần như là bắt buộc.
Video đang HOT
Ga Quốc tế của Sân bay Nội Bài khá vắng khách do tình hình dịch bệnh.
Hành trình tạm biệt Việt Nam: Kiểm dịch cực kỳ chặt chẽ, chuyến bay chỉ lấp đầy 1/3 chỗ ngồi
Không chỉ Việt Nam, tất cả các quốc gia khác trên thế giới đều có những biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Nhóm bạn Quang Anh, N.Linh rời Việt Nam sang Ý trên chuyến bay của Hãng hàng không Emirates Airlines, trước khi khởi hành được quy định phải tuân thủ rất nhiều thủ tục kiểm dịch chặt chẽ.
Đầu tiên, mỗi hành khách trước khi lên chuyến bay đều bắt buộc phải có giấy chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2 xét nghiệm trước đó không quá 3 ngày, được cấp bởi cơ quan y tế có thẩm quyền tại Việt Nam. Chuyến bay kéo dài 17 tiếng bao gồm cả 4 tiếng quá cảnh tại Dubai, tờ giấy chứng nhận âm tính này sẽ được kiểm tra cẩn thận đủ 4 lần: 1 lần khi xuất cảnh tại Việt Nam, 1 lần tại Dubai và 2 lần khi nhập cảnh tại Ý.
Các nhân viên hàng không tại Sân bay Nội Bài mặc trang phục bảo hộ nghiêm ngặt.
Tiếp viên hàng không của hãng Emirates Airlines. Giá vé máy bay từ Việt Nam sang Ý của hãng này dao động từ 14-16 triệu đồng/ vé.
Khi lên máy bay, mỗi hành khách đều được phát 1 bộ kit gồm khẩu trang, găng tay và cồn rửa tay. Để đảm bảo quy tắc ngăn chặn lây lan dịch bệnh, máy bay hơn 300 chỗ ngồi nhưng chỉ chở khoảng 100 hành khách, các hành khách đều được bố trí chỗ ngồi giãn cách nhau.
Dubai là nơi thực hiện giãn cách xã hội và có những biện pháp phòng dịch vô cùng nghiêm túc. Theo chia sẻ từng những du học sinh, tại sân bay Dubai luôn có những vạch kẻ với khoảng cách 2 m để mỗi người tự giãn cách với người xung quanh. Các ghế ngồi tại sân bay được lắp lồng kính hai bên hoặc đánh dấu ghế nào được ngồi, ghế nào không được ngồi.
Bộ kit phòng dịch được phát trên chuyến bay của Emirates Airlines.
Những ghế ngồi được đánh dấu tại sân bay Dubai.
Máy bay vắng vẻ, chỉ lấp đầy 1/3 số ghế ngồi.
Còn tại Ý, sau 2 vòng kiểm tra tất cả các giấy tờ cần thiết, đặc biệt là giấy chứng nhận âm tính Covid-19, nhóm du học sinh mới được phép nhập cảnh. Từ sân bay về nơi ở, tất cả đều không được sử dụng phương tiện công cộng mà phải đi xe cá nhân hoặc bắt taxi, giá tiền thực sự tốn kém tuy nhiên đó là quy định và tất cả đều phải thực hiện.
Tại Ý, mặc dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát hiệu quả tuy nhiên Chính phủ vẫn tiếp tục áp dụng rất nhiều biện pháp phòng dịch như yêu cầu cách ly tại nhà 14 ngày đối với những người mới nhập cảnh hoặc phạt từ 300-400 euro nếu như không đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Trở lại Ý, những du học sinh của Việt Nam vẫn tiếp tục chương trình học online theo quy định của nhà trường. Tất cả đều hy vọng dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới sẽ nhanh chóng chấm dứt để việc di chuyển về quê hương sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn.
Italy đã ngừng cho nhập cảnh đối với công dân từ vùng Balkan, những người về từ Romania, Bulgaria cũng phải cách ly trong 14 ngày. Dù là quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 hồi tháng 2, Italy đã dần kiểm soát được dịch nhờ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và cách biệt cộng đồng. Nước này hôm 10/8 ghi nhận 463 ca nhiễm mới và chỉ hai ca tử vong nCoV.
Tổng số ca nhiễm ở Italy hiện gần 251.000 và hơn 35.000 ca tử vong. Trong khi đó, Tây Ban Nha đang dẫn đầu về số ca nhiễm mới ở châu Âu trong hai tuần qua, với tổng số ca nhiễm hiện hơn 370.000 và hơn 28.000 ca tử vong, tiếp đến là các quốc gia Romania, Pháp, Đức, Anh và Ba Lan.
"Du học không gián đoạn" với môi trường học tập quốc tế ngay tại Việt Nam
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhiều du học sinh đã trở về nước và có nguyện vọng được tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
"Giải cứu giấc mơ du học" mùa Covid-19
Trước tình hình dịch bệnh với diễn biến phức tạp, để tạo điều kiện tốt nhất cho các du học sinh đã trở về nước có thể tiếp tục theo học theo đúng lộ trình đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã sẵn sàng tiếp nhận du học sinh và sinh viên quốc tế về nước học tập, cụ thể như sau:
Xét tuyển sinh viên đang học tại các trường đại học tại nước ngoài vào học chương trình đào tạo chất lượng cao
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
Đang học tại trường đại học có thứ hạng cao hơn hoặc bằng ĐHQGHN (theo bảng xếp hạng QS, THE...);
Đã tích lũy tối thiểu 03 tín chỉ và đạt kết quả trung bình chung học tập (GPA) từ 2.50 trở lên (theo thang điểm 4,0);
Phải tích lũy từ 55% số tín chỉ thuộc chương trình đào tạo tương ứng của Trường Đại học Kinh tế trở lên ;
Đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên.
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 22/36, trong đó các điểm thành phần môn Toán (Mathematics) 35/60 và môn Khoa học (Science) 22/40
Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn Toán). Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range 60)
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 65 trở lên kết hợp với điểm trung bình chung (TBC) 3 năm học THPT của 2 môn trong tổ hợp xét tuyển từ 16 điểm trở lên.
Thí sinh có điểm TBC học tập 3 năm THPT đạt từ 8,0 trở lên và điểm TBC 3 năm THPT của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường từ 8,0 trở lên. Các tổ hợp xét tuyển của trường:
A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh).
D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh).
D10 (Toán, Địa lý, Tiếng Anh).
Xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài có nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2020
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 22/36, trong đó các điểm thành phần môn Toán (Mathematics) 35/60 và môn Khoa học (Science) 22/40
Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn Toán). Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range 60)
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 65 trở lên kết hợp với điểm TBC các năm học THPT của 2 môn trong đó có môn Toán tương đương từ 16/20 điểm trở lên.
"Du học không gián đoạn" với môi trường học tập quốc tế ngay tại Việt Nam
Với chiến lược quốc tế hoá giáo dục. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã và đang trở thành điểm đến của rất nhiều sinh viên quốc tế tham gia chương trình trao đổi tín chỉ tại Việt Nam. Học tập với sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia như Pháp, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản... là trải nghiệm tuyệt vời của rất nhiều sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Không chỉ học tập cùng sinh viên quốc tế, mà được giảng dạy bởi các giảng viên tới từ các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài cũng là một trong những điểm nhấn thú vị dành cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Môi trường học tập quốc tế chưa dừng tại đó, sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được trang bị kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng trở thành những công dân toàn cầu với cơ hội học chuyển tiếp, học trao đổi tín chỉ, giao lưu văn hoá, học thuật tại các trường đại học nước ngoài.
Sinh viên có cơ hội tham gia chương trình học chuyển tiếp tại các trường như đại học Middlesex (Anh Quốc), đại học Bang Portland (Hoa Kỳ), đại học O.P. Jindal Global (Ấn Độ), đại học Essex(Anh Quốc), đại học Troy (Hoa Kỳ); các chương trình trao đổi tín chỉ của 33 trường đại học tại 14 quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, những khoá học ngắn hạn, những chuyến đi giao lưu trao đổi học thuật, văn hoá là những cơ hội dành cho mọi sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Bạn nghĩ sao về trải nghiệm 4 năm đi 4 nước khi trở thành sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN?
Chọn chương trình du học nào mùa Covid-19 Ngày càng nhiều trương đai hoc hợp tác xuyên quốc gia bằng chương trình du học bán phần như giải pháp vượt qua Covid-19, theo University World News. Theo bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 190.000 du học sinh, rất nhiều trong số đó phải bỏ ngang việc học trở về nước tránh dịch Covid-19. Ảnh hưởng nhiều...