Hành trình nữ sinh du học ở 3 quốc gia, tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc ở ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nữ sinh viên quê ở tỉnh Lâm Đồng giành được học bổng tiến sĩ tại ĐH California, San Diego (Mỹ).
Thay đổi bước ngoặt để đi tìm… đam mê
Phạm Thị Thùy Dương, 26 tuổi quê tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vừa được nhận học bổng tiến sĩ trị giá gần 7 tỉ đồng ngành Khoa học chính trị tại ĐH California, San Diego (Mỹ). Bốn tháng trước, Thùy Dương vừa tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc chuyên ngành Chính trị và Quan hệ quốc tế tại ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc).
Phạm Thị Thùy Dương (phải) và bạn trong ngày tốt nghiệp tại Trường ĐH Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan (Nhật Bản) – NVCC
Thùy Dương từng là học sinh lớp 12 chuyên Anh Trường THPT chuyên Thăng Long (Lâm Đồng). Năm 2014, nữ sinh này được tuyển thẳng vào ngành Sư phạm tiếng Anh của Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM theo diện ưu tiên của Bộ GD-ĐT vì đạt giải Ba trong kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh.
Sau đó, Dương phát hiện bản thân đam mê với các môn học xã hội, nhất là môn lịch sử và mong muốn tìm hiểu lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á. Do đó, cô quyết định chuyển hướng và nộp hồ sơ ứng tuyển vào ngành Quan hệ quốc tế và Nghiên cứu hòa bình của Trường ĐH Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan (APU) ở Nhật Bản.
Để hoàn thành hồ sơ du học, Dương đã chuẩn bị hồ sơ trong 4 tháng, cuối năm 2014 cô đã trúng tuyển học bổng toàn phần của APU. Khi được hỏi về lý do chọn Nhật Bản để du học, Thùy Dương cho hay: “Thời điểm đó, tôi nghĩ rằng theo học tại một đất nước châu Á sẽ giúp mình thỏa mãn đam mê tìm tòi về lịch sử, nghiên cứu văn hóa của khu vực. Chính vì thế, tôi chọn đất nước hoa anh đào làm điểm đến cho 4 năm ĐH”.
Khó khăn trong những năm đầu ĐH mà Dương gặp phải khi học ở Nhật Bản là rào cản về ngôn ngữ và văn hóa. Do đó, cô nỗ lực khắc phục bằng cách học thêm tiếng Nhật, đồng thời trau dồi thêm kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp nhiều để có thể hòa nhập.
Trong 4 năm học ở Nhật Bản, Dương vừa đi học vừa đi làm thêm nhiều công việc như: bồi bàn, thu ngân, phiên dịch… Nữ sinh viên cho biết những công việc này giúp cô rèn luyện tiếng Nhật, kết nối và học thêm về văn hóa làm việc của người bản xứ.
Năm 2018, Thùy Dương tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế và Nghiên cứu hòa bình của APU và được một công ty mời phỏng vấn. Tuy nhiên, cô quyết định nghỉ một năm sau khi tốt nghiệp để dành thời gian nghiên cứu học bổng thạc sĩ chuẩn bị hồ sơ du học.
Thùy Dương thổ lộ: “Mình bị phân tâm không thể tập trung cho công việc, và mình bắt đầu dành nhiều thời gian để tìm những trường có chương trình thạc sĩ phù hợp với hướng nghiên cứu sở trường của mình với hy vọng học tiếp lên cao học để tiếp tục hướng nghiên cứu”.
Tốt nghiệp thạc sĩ xuất sắc
Video đang HOT
Với mong muốn nghiên cứu sâu về vai trò của Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á, cũng như quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt – Trung, Dương quyết định chọn Trung Quốc để học cao học. Đầu năm 2019, cô chuẩn bị hồ sơ đăng ký và đến cuối năm nhận được tin trúng tuyển học bổng thạc sĩ ngành Chính trị và Quan hệ quốc tế tại ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc).
Thùy Dương nhận bằng tốt nghiệp ĐH Bắc Kinh tại nhà – NVCC
Một trong những khó khăn khi học thạc sĩ tại ĐH Bắc Kinh với nữ sinh này chính là chương trình học khá nặng, đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu chuyên sâu.
Dương chia sẻ: “Để học tập hiệu quả mình phải chủ động tìm hiểu tài liệu nghiên cứu trước ở nhà thông qua sách, tài liệu, và internet, nếu không thì mình sẽ không theo kịp nội dung bài giảng. Những nội dung quan trọng thì phải ghi chú cẩn thận, lập nhóm nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu chung để có thể thật sự áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế”.
Với Dương, đề tài nghiên cứu về người nhập cư tại Trung Quốc là một trong những đề tài cô nhớ nhất trong hai năm học thạc sĩ. Được nghiên cứu thực địa tại Quảng Châu, và tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng người gốc Phi ở Quảng Châu giúp Dương nhận ra tầm quan trọng của việc phản ánh đúng với thực tế khi nghiên cứu cũng như vai trò và trách nhiệm của nhà nghiên cứu khi thực hiện đề tài.
Vào tháng 7.2021, Dương tốt nghiệp thạc sĩ ngành Chính trị và Quan hệ quốc tế loại xuất sắc với số điểm GPA 3.96/4. Nữ sinh này sau đó đã nhận được học bổng tiến sĩ tại ĐH California (Mỹ). Chia sẻ về dự định tương lai, Dương cho biết sẽ cố gắng học thật tốt để hiện thực hóa ước mơ trở thành một giáo sư và thỏa mãn đam mê nghiên cứu, giảng dạy.
“Dương là một người bạn Việt Nam luôn giúp đỡ mình trong học tập, cô còn truyền cảm hứng cho mình để mình viết nhiều, đọc sách. Mình chắc chắn rằng Dương sẽ trở thành một giáo sư, học giả giỏi trong trường đại học theo đúng những gì bạn ấy mơ ước”, cô Thiên Vân, một người Trung Quốc, 24 tuổi, đang làm việc tại ĐH Thanh Hoa, bày tỏ.
Bí quyết 'săn' học bổng thạc sĩ ở đại học hàng đầu Trung Quốc
Theo Thuỳ Dương, Kim Ngân thì bài luận cá nhân là yếu tố quan trọng, thể hiện rõ định hướng, sự phù hợp của cá nhân để thuyết phục ban tuyển sinh bên cạnh đề cương nghiên cứu và các yếu tố khác.
Phạm Thị Thuỳ Dương, 25 tuổi (Lâm Đồng) vừa tốt nghiệp xuất sắc thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Yenching Academy of Peking University (ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc). Trong khi đó, Doanh Thị Kim Ngân, 26 tuổi (Cao Bằng) hiện đang học năm thứ Nhất chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại đây.
Phạm Thị Thùy Dương (phải) và Doanh Thị Kim Ngân (trái)
Đại học Bắc Kinh là một trong những trường đại học lâu đời và danh giá nhất Trung Quốc. Trường đại học này cũng nằm trong top 20 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới THE và QS.
Từng dành nhiều thời gian để chuẩn bị, Thuý Dương và Kim Ngân đã chia sẻ kinh nghiệm chinh phục học bổng của đại học có tỷ lệ chọi cao nhất nhì Trung Quốc.
Chuẩn bị sớm
Dương cho biết, bản thân quyết định theo đuổi học lên thạc sĩ khá muộn. Tuy nhiên nếu quay về năm 3 đại học, cô cho rằng sẽ cố gắng dành nhiều thời gian, công sức để cân nhắc giữa các hướng đi và chuẩn bị sớm.
"Các bạn có thể tìm cách khám phá xem bản thân có phù hợp học thạc sĩ không? Nếu như trường đại học của bạn có các lớp/môn học về nghiên cứu (research seminars ). Nhờ tham gia nghiên cứu cùng giáo sư, lặng nghe những chia sẻ mà mình dần nhận ra niềm đam mê với công việc nghiên cứu và giảng dạy Quan hệ quốc tế. Ngoài ra, bạn có thể trò chuyện và lắng nghe trải nghiệm của các anh chị đi trước từng học thạc sĩ. Từ đó trả lời câu hỏi nên hay không nên học thạc sĩ".
Phạm Thị Thuỳ Dương vừa giành học bổng hơn 7 tỷ đến Mỹ sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Để bài luận thuyết phục
Ngân và Dương đều cho rằng hồ sơ xin học bổng thạc sĩ không phải cứ "GPA thật cao", "học thật giỏi", "thật xuất sắc",... mới được nhận. Thay vào đó ban tuyển sinh có thể chọn bạn vì năng lực, thành tựu, giá trị riêng của bản thân và kế hoạch tương lai của bạn có phù hợp với trường không. Ứng viên có thể mang lại lợi ích gì cho trường, nghiên cứu của bạn có đóng góp như thế nào?
Có 3 nguyên tắc Dương thường sử dụng khi viết bài luận: cô đọng, cụ thể, chân thật. Với độ dài tối đa 750 chữ, theo Dương, các ứng viên nên viết ngắn gọn nhưng súc tích. Có thể chọn từ khoá liên quan đến khoa, trường để bám sát nội dung triển khai ý. Theo Dương khi viết hãy diễn đạt rõ ràng, lấy ví dụ cụ thể.
"Đừng bao giờ chỉ viết chung chung "tôi có hứng thú đặc biệt với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc".
Nguyên tắc cuối cùng của Dương là hãy viết một cách thật lòng mới tạo nên bài viết mang tính cá nhân cao, cảm xúc và để lại ấn tượng cho người đọc.
Doanh Thị Kim Ngân cũng cho rằng, trước khi viết phải tìm hiểu kỹ về trường, sau đó chọn những từ khoá/ mục tiêu chính mà trường hướng tới và chứng minh lý do chọn trường. Ví dụ: involvement in global economics, entrepreneurial spirit, first-tier business education.
Ngoài ra, Ngân còn chia sẻ về những công việc đã làm cũng như thể hiện rõ mong muốn học tập tại trường.
Trong bài luận để xin học bổng, Ngân viết về bài học thu nhận được qua những công việc, hoạt động đã trải qua. Cô học được kỹ năng lãnh đạo bằng cách kết nối, làm việc, phân chia và lên kế hoạch với mọi người.
Lưu ý khi xin thư giới thiệu
Các trường ở Trung Quốc đa số yêu cầu 3 thư giới thiệu. Ngân cũng chia sẻ rằng các trường khá chú trọng về mặt học thuật, vì thế các ứng viên nên xin thư giới thiệu từ những tiến sĩ, giáo sư.
"Mỗi người sẽ có một đánh giá, nhận xét khách quan về bạn trên các góc độ khác nhau. Một giáo sư giảng dạy mình đã nhận xét quá trình mình chuẩn bị bài thuyết trình như thế nào. Hay một giảng viên khác nói về cách mình nỗ lực, hòa nhập tốt trong môi trường đa văn hoá", Ngân kể.
Chính vì vậy, theo Ngân trên lớp hãy chăm chỉ hỏi bài, chứng minh được năng lực và tố chất trong học tập cũng như hoạt động. Khi giảng viên để ý, làm việc cùng họ mới có ấn tượng để nhận xét bạn là người người như thế nào, có thế mạnh gì,...
Doanh Thị Kim Ngân (26 tuổi, Cao Bằng) đến 'Cambridge Trung Quốc' sau khi tốt nghiệp ở Thụy Sĩ
Điểm học tập GPA, chứng chỉ
Dương cho rằng điểm GPA là cả quá trình học tập, cố gắng lâu dài. Khi xác định đi học tiếp, bạn nên đặt mục tiêu duy trì cao nhất có thể (điểm GPA nên trên 3.2).
Tuy nhiên, các trường đại học hàng đầu thường có cái nhìn tổng quan hơn khi đánh giá ứng viên. Họ không chỉ vì điểm GPA của bạn không tuyệt đối mà từ chối hồ sơ. Vì thế, nếu điểm GPA chưa thật sự nổi bật, các ứng viên hãy khắc phục bằng cách tham gia các hoạt động nghiên cứu, hoạt động ngoại khoá để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng.
Bên cạnh đó, nên thi các chứng chỉ như IELTS, TOEFL. Đối với hồ sơ nộp vào các trường đại học ở Trung Quốc, bạn cũng nên học thêm và thi chứng chỉ Hán ngữ quốc tế (HSK). Điều này giúp các du học sinh đủ năng lực ngôn ngữ để theo đuổi chương trình nghiên cứu, dễ hòa nhập hơn.
Đối với những ứng viên apply ngành kinh doanh có thể thi thêm GMAT. Mặc dù các trường thường không bắt buộc nhưng có chứng chỉ GMAT sẽ là một lợi thế.
Cô gái Cao Bằng từ Thụy Sĩ đến 'Cambridge Trung Quốc' Doanh Thị Kim Ngân, 26 tuổi, sinh ra và lớn lên tại TP. Cao Bằng vừa giành học bổng thạc sĩ ctại ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) sau 2 năm đi làm. Theo bảng xếp hạng THE 2022, Peking University (ĐH Bắc Kinh) xếp thứ 16 trong bảng xếp hạng đại học thế giới. Thành lập năm 1898, ĐH Bắc Kinh được ví...