Hành trình đến Học viện Ngoại giao của nữ sinh Vân Kiều
Nữ sinh Hồ Thị Út (18 tuổi), thôn Chân Rò, xã Đakrông, H.Đakrông, Quảng Trị đỗ vào Học viện Ngoại giao với 29 điểm, quả là một kỳ tích!
Hay tin Út đỗ ĐH với số điểm cao ngất ngưởng, ai nấy cũng ngỡ ngàng bởi em là người duy nhất đỗ ĐH trong thôn. Bạn bè đồng trang lứa của Út bây giờ đã yên bề gia thất. Nếu trước đây không nhờ sự kiên định có lẽ Út cũng đã đi cùng đường với bạn bè. Hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn, mỗi năm học mới bố mẹ lại phải chạy đôn chạy đáo lo cặp sách, áo quần cho con gái út của mình đi học. Bản thân Út cũng lo sợ khi cả 5 anh chị của mình đều bỏ học.
Chưa thể đến trường, Út vẫn đang học online. Cô nữ sinh đang rất mong đến ngày được ra Hà Nội để trải nghiệm thử thách mới – BÁ CƯỜNG
Năm lên lớp 10, bố mẹ đánh tiếng muốn Út dừng việc học, tính chuyện chồng con, theo nghề nương rẫy hay cùng anh chị vào miền Nam làm công nhân, tìm đường lập nghiệp bằng lao động chân tay. Út rất sốc nhưng vẫn quyết tâm thuyết phục bố mẹ cho mình tiếp tục đi học. “Em cũng lường trước được bố mẹ sẽ gả em sớm nhưng em một mực từ chối. Một vì mong muốn vạch ra con đường xán lạn hơn cho bản thân, hai cũng vì chứng kiến những bi kịch từ việc tảo hôn sớm của bạn bè”, Út chia sẻ.
Vượt qua mọi nỗi lo, Hồ Thị Út bây giờ đã đạt được ước mơ ĐH của mình – BÁ CƯỜNG
Thuyết phục bố mẹ thành công, Út về học tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh, bắt đầu cuộc sống tự lập, xa gia đình. Vượt qua được ngã rẽ lớn nhất, nhận thấy giờ đây có thể tự mình quyết định tương lai, Út càng chăm học hơn. Hằng tuần ở phố, ngoài đến trường Út dành thời gian để chăm vào con chữ, trang sách. Đến cuối tuần rảnh rỗi em lại bắt chuyến xe vượt hơn 50 km về thăm bố mẹ.
“Mỗi lần về nhà nó cũng không tranh thủ thời gian nghỉ ngơi mà phụ tôi lên rừng trồng tràm. Cả ngày trên nương rẫy nhưng khi về nhà, ăn uống xong lại cặm cụi dưới chân đèn đọc sách, ôn bài cho đến khuya mới chịu đi ngủ”, bà Đoàn Thị Tiệp (mẹ Út) nói.
Video đang HOT
Sau giờ học, cô nữ sinh Vân Kiều lại phụ giúp bố mẹ già công việc nhà. – BÁ CƯỜNG
Bởi sự siêng năng đó, cộng thêm may mắn khi được đến trường, Hồ Thị Út đã không bỏ lỡ cơ hội của mình. Trong ba năm THPT, Út liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi, tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh. Đặc biệt nhất chính là đạt kỳ tích thi đỗ vào Học viện Ngoại giao.
Chạm đến giấc mơ, trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn khi phải đối diện với dịch bệnh, tiền học phí, chỗ ăn ở khi một mình cặp sách ra Bắc nhưng với cô nữ sinh Vân Kiều đó chính là động lực để tiếp tục phấn đấu. Bởi Út giờ đây chính là tia hy vọng sáng nhất trong gia đình mình, là niềm tự hào của dòng tộc, bản làng này…
Chiến thuật giúp tân sinh viên Ngoại giao đạt 8.5 IELTS
Sau 1 tháng ôn luyện, Vũ Phương Linh (SN 2003) đã đạt 8.5 trong lần thi IELTS đầu tiên. Hiện tại, Phương Linh đã được tuyển thẳng và trở thành tân sinh viên ngành Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao.
Phương Linh là cựu học sinh của Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội).
Được bố mẹ tạo điều kiện tiếp xúc tiếng Anh khá sớm, Phương Linh chia sẻ: "Em học tiếng Anh xuyên suốt một quá trình dài nên 'ngấm' một cách rất tự nhiên. Từ bé để tạo môi trường học em phủ sóng tất cả những hoạt động yêu thích bằng tiếng Anh".
Vũ Phương Linh, đạt 8.5 IELTS Overall trong lần thi đầu tien, trong đó Listening 8.5, Reading 9.0, Writing 7.0, Speaking 8.5
Cách đạt 9.0 Reading
Nữ sinh có niềm đam mê đọc các tác phẩm văn học, tìm hiểu lịch sử phương Tây. Ban đầu, em luyện tập đọc hiểu những mẩu truyện ngắn, truyện cổ tích đơn giản để nhớ cấu trúc và văn phong diễn đạt. Sau đó, Linh tăng dần tốc độ đọc bằng những tác phẩm dài với chủ đề đa dạng hơn. Nhờ vậy, Linh học được kỹ năng tóm lược, đâu là ý chính, đâu là luận điểm, luận cứ giải thích cho ý chính.
Trong thời gian ôn IELTS, Linh làm rất nhiều đề, luyện cách đọc nhanh, đọc lướt và tìm từ khoá.
Theo Linh, phần Reading là kỹ năng dễ nâng điểm số nhất nếu nắm được các dạng và cách làm bài.
Những bài đọc thường rất dài, chia thành nhiều dạng khác nhau nên cần có chiến thuật làm hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Ví dụ đối với bài nối tiêu đề, điền từ vào phần tóm tắt, Linh thường sử dụng kỹ thuật Skimming (đọc lướt) nhanh chóng tìm nội dung chính. Có thể đọc tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đọc đoạn mở đầu để lọc thông tin. Còn đối với dạng bài như điền từ, True/False, nối thông tin, Linh lại áp dụng kỹ thuật Scanning (đọc quét) nhanh chóng tìm chi tiết. Gạch chân từ khoá, tìm những từ đồng nghĩa trong câu hỏi và đoạn văn để tìm đáp án.
Tuy nhiên, có những dạng bài phải sử dụng kết hợp cả hai kỹ thuật nhưng để ý luyện tập nhiều sẽ giúp nhanh chóng khoanh vùng, không bị đáp án đánh lừa. Bên cạnh đó, phần Reading có lượng từ vựng tương đối lớn cần thu nạp nên mỗi khi gặp một từ mới, Linh thường ghi ra sổ sau đó học cách sử dụng như thế nào.
"Ngoài ghi ra vở và cố "nhét" từ mới vào câu từ hay đoạn văn nào đó nói đi nói lại. Việc sử dụng nhiều lần hình thành cho em khả năng dùng từ linh hoạt ngữ cảnh, nhớ lâu. Em nghĩ học ít mà sử dụng được tốt hơn là học nhiều, không dùng tới lại quên", Linh chia sẻ.
Từ ngại nói đến 8.5 Speaking - Listening
Từ một cô bé lớp 6 ngại nói, Linh bắt đầu tham gia các cuộc thi quốc tế, hùng biện bằng tiếng Anh và đạt 8.5 cả 2 kỹ năng Speaking - Listening. Để tạo môi trường giao tiếp thường xuyên, nâng cao trình độ nói tiếng Anh, Linh còn đứng ra thành lập CLB tranh biện ở lớp, cùng các bạn thường nói chuyện giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh.
Linh cho rằng phải đẩy tình thế bắt buộc nói, giao tiếp với người nước ngoài hay bạn bè bằng tiếng Anh mới nhanh chóng tăng cường phản xạ. Qua mỗi cuộc trò chuyện, cô gái học cách mọi người sử dụng từ ngữ như thế nào, phát âm ra sao và phát triển khả năng nghe nói.
Thay vì rụt rè, sợ phát âm sai Linh học cách cởi mở, chủ động giao tiếp cùng các bạn nước ngoài bằng cách tham gia cuộc thi hay nói chuyện với bạn bè trên mạng xã hội. Nữ sinh cho rằng mỗi người bạn sẽ có một âm điệu, giọng nói khác nhau, qua đó sẽ giúp phân biệt được cách phát âm, hiểu nội dung được đề cập và phản hồi lại tự nhiên hơn.
Bên cạnh đó, Linh cũng tăng cường luyện nghe bằng cách thường xuyên nghe bài hát, xem video bằng tiếng Anh. Thời gian đầu nghe chưa hiểu, Linh nghe đi nghe lại và cố đoán xem ý nghĩa là gì.
Đối với từ chưa nghe được, Linh sẽ bật phụ đề (sub) để ghi lại từ mới, cách phát âm.
Ngoài ra, khi làm đề thi phần Listening, Linh thường gạch chân đoán các dạng từ cần điền trước, trong lúc nghe cố gắng bắt từ khoá.
Đối với kỹ năng Writing có phần khó nhằn hơn, Linh thường học theo dạng bài và sơ đồ tư duy. Sau khi học thêm lớp luyện Writing, Linh nhận ra cần phải nắm được các dạng bài khác nhau. Chẳng hạn trong Task 1 sẽ chia thành các dạng như miêu tả biểu đồ, miêu bảng, miêu tả sơ đồ,...
Theo Linh, khi mới bắt đầu học Writing hãy học cách triển khai ý trong từng dạng đề, xây dựng "sườn bài" rồi mới lắp ghép thêm. Riêng bài luận thì cần đưa ra luận điểm, luận cứ rõ ràng để bổ sung chặt chẽ.
Trong một tháng ôn thi nước rút, Linh đặt mục tiêu mỗi ngày luyện tập 3 - 4 đề thi thử. Hai kỹ năng thế mạnh là Reading, Listening được Linh chú trọng luyện tập nhiều hơn.
Linh chia sẻ một số tài liệu quen thuộc em "cày" IELTS là bộ sách Cambridge IELTS từ 1 đến 15 và các chủ đề từ vựng, ngữ pháp trong quyển Cambridge Grammar for IELTS; Destination C1, C2. Cuối cùng, nữ sinh nhấn mạnh việc học ngoại ngữ hay ôn thi IELTS cần nỗ lực hết mình, kiên trì cải thiện từng ngày mới thu lại kết quả.
Đừng đặt chuẩn cao với học sinh trở về từ vùng dịch Một làn sóng trẻ em, trong đó có học sinh theo cha mẹ về quê từ vùng dịch. Việc đón nhận và tạo điều kiện hòa nhập cho các em, trong đó có cả việc học tập không đơn giản chỉ ở việc giảm thiểu thủ tục, tìm lớp học phù hợp trình độ... Áp lực từ làn sóng học sinh trở về...