Hành trình chinh phục ước mơ làm thầy giáo của chàng trai khiếm thị
Một mắt mù hẳn, một mắt chỉ còn 0.5/10 nhưng Nguyễn Văn Hiếu không đầu hàng số phận, quyết tâm chinh phục ước mơ làm thầy giáo.
Không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, khi vừa sinh ra, Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 2000, Bảo Đài, Lục Nam, Bắc Giang) hiện là sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, lớp Ngôn ngữ Anh K17, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, đã mắc căn bệnh dị tật bẩm sinh về mắt.
Đến năm lên 8 tuổi, mắt trái của Hiếu dường như không còn thấy được nữa, còn mắt phải ngày càng kém đi.
Dù mắc bệnh về mắt bẩm sinh cộng với gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng với nghị lực và tinh thần học tập bền bỉ, Hiếu đang từng bước vượt lên số phận để thực hiện ước mơ làm thầy giáo.
Sinh viên Nguyễn Văn Hiếu trong giờ ôn bài trên hành trình thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo của mình. Ảnh: ĐH
Mắt giảm thị lực, không nhìn rõ là khó khăn với bất cứ người nào, nhất là với những ai bị bệnh từ nhỏ như Hiếu. Đã vậy, tuổi thơ của Hiếu lại có biến cố bất ngờ ập đến. Trong gia đình, mẹ Hiếu đi xuất khẩu lao động nước ngoài, bố là người chăm sóc cho hai anh em.
Tuy nhiên, đến năm Hiếu học lớp 6, bố mất, mẹ Hiếu phải bỏ dở công việc ở nước ngoài trở về chăm sóc 2 anh em.
Là con trai duy nhất nên dù khiếm thị, Hiếu vẫn gắng gượng để làm chỗ dựa cho mẹ và em gái, với gia đình em, cuộc sống vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Hiếu nhớ lại: “Có khoảng thời gian gia đình em rất thiếu thốn, vất vả. Hai anh em chỉ mong một bữa cơm có thịt là hạnh phúc lắm rồi. Có lần, mẹ chỉ đủ tiền mua được chút thịt, nấu chưa đầy một bát con. Nhưng đó chính là bữa ăn ngon nhất của 3 mẹ con sau nhiều ngày chỉ biết đến cơm rau, và bữa ăn đó em nhớ đến giờ”.
Video đang HOT
Hiếu rất muốn giúp đỡ mẹ việc nhà, nhưng thị giác quá yếu nên em chỉ làm được một số việc như nấu cơm, quét dọn nhà cửa… Những công việc nặng nhọc khác, mẹ đều vất vả gánh vác.
Dù số phận không cho Hiếu một đôi mắt như người bình thường, nhưng lại cho Hiếu một nghị lực vô cùng mạnh mẽ khi Hiếu luôn tìm cách vượt qua số phận nghiệt ngã.
Không để những khiếm khuyết về đôi mắt của mình trở thành rào cản, Nguyễn Văn Hiếu không ngừng nỗ lực vươn lên, luôn quyết tâm học tập, tự nghiên cứu.
Nhận ra con đường duy nhất giúp thay đổi cuộc đời chính là học tập, Hiếu đã nuôi ước mơ trở thành thầy giáo dạy tiếng Anh và em đã trở thành sinh viên đại học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh.
Để học tốt, Hiếu phải vượt qua nhiều khó khăn. Đôi mắt không nhìn thấy khiến việc đi lại và học tập rất vất vả. Vì không thấy được bảng nên giờ lên lớp, Hiếu chỉ có thể nghe, sau đó sử dụng điện thoại ghi âm, nghe lại nội dung thầy cô đã giảng giải.
Vươn lên trước sự nghiệt ngã của số phận, Hiếu luôn là một trong những học sinh giỏi của lớp, năm nào cũng giành nhiều học bổng của trường.
Không những học giỏi, Hiếu cũng là một người vui vẻ hòa đồng, thích giúp đỡ người khác.
Thào Thúy – bạn cùng lớp đại học với Nguyễn Văn Hiếu vui vẻ kể: “Hồi năm nhất, em thấy Hiếu là người khá khó gần, nhưng càng về sau, càng thấy Hiếu rất hòa đồng, chủ động giúp đỡ các bạn trong học tập, luôn nhắc nhở cả lớp hoàn thành bài tập được giao.
Thạc sĩ Phạm Phương Hoa – Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên kể lại: “Vừa rồi, tôi có mở một khóa học trực tuyến (Tiếng Anh Kinh tế và Doanh nghiệp) học trong 8 tuần, lúc mà triển khai tới sinh viên trong lớp của Hiếu thì khóa học đã gần kết thúc.
Tôi rất bất ngờ khi Hiếu dù học sau nhưng có thể hoàn thành tất cả nội dung của khóa học và đạt được chứng chỉ”.
Hiếu được bạn bè quý mến, thầy cô giáo trong trường cũng rất quan tâm. Hiếu kể: “Ngay từ những năm cấp hai học lực của em đã khá tốt, đặc biệt là môn Tiếng Anh. Em được chính các cô giáo bộ môn giúp đỡ nhiều như: cô thường chép bài, chép công thức giúp em nắm vững được kiến thức trên lớp và đến giờ, thầy cô ở đại học cũng giúp đỡ em rất nhiều”.
Nói về các thầy cô, những người giúp đỡ mình, Hiếu tâm sự: “Nếu không có những thầy cô tâm huyết với nghề luôn giúp đỡ thì chắc em không thể có được những thành tích như ngày hôm nay. Em biết, ngoài xã hội còn rất nhiều bạn giống như mình, vì thế em muốn trở thành người truyền lửa giúp các bạn có một tương lai sáng hơn”.
Bên cạnh nỗ lực của bản thân, Nguyễn Văn Hiếu cho rằng mình may mắn giành được suất học bổng thắp sáng niềm tin, nhờ có học bổng, gánh nặng kinh tế để theo đuổi ước mơ của Hiếu cũng đã bớt đi đôi phần.
Hiếu cho biết: “Học bổng đã giúp em rất nhiều, cung cấp đủ số tiền học phí hơn nữa còn trợ cấp thêm một triệu đồng, nhờ có suất học bổng, mẹ em cũng bớt một phần tiền lo cho em học đại học” .
Trước đó, Hiếu từng ước mơ trở thành phiên dịch viên, nhưng sau này, Nguyễn Văn Hiếu đã chuyển hướng ước mơ trở thành thầy giáo dạy Tiếng Anh với mong muốn có thể truyền tải tri thức và trở thành người truyền cảm hứng.
Thầy giáo 9X truyền cảm hứng học Hóa cho Gen Z
Là gương mặt quen thuộc trên các nền tảng mạng xã hội, thầy giáo Dương Hà đã truyền cảm hứng cho nhiều học sinh Gen Z trên con đường chinh phục bộ môn Hóa học.
Là một trong những bộ môn được đánh giá là "khó nhằn" trong chương trình thi Tốt nghiệp THPT, Hóa học trở thành nỗi ám ảnh với nhiều thế hệ học trò. Một số sĩ tử có "ác cảm" với bộ môn này ngay từ đầu, gây trở ngại cho quá trình tiếp thu tri thức về sau. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ thực hành môn Hóa học ở một số trường còn thiếu, khiến học sinh gặp khó khăn trong ứng dụng, thực hành...
Trong suốt hơn một thập kỷ theo đuổi lĩnh vực giáo dục, thầy giáo Dương Hà đã giúp đỡ nhiều học sinh gặp khó khăn trong hành trình chinh phục môn Hóa học. Từng là một học sinh cá biệt trong các tiết Hóa, thầy Hà luôn thấu hiểu và đồng cảm với học trò. Với niềm đam mê mãnh liệt với Hóa học và ngọn lửa nhiệt huyết với nghề, thầy quyết tâm chứng minh sự thú vị và hấp dẫn của môn học này, khiến học sinh phần nào thay đổi góc nhìn về bộ môn này chính là mục tiêu lâu dài của thầy giáo 9X.
Dạy Gen Z vừa khó vừa dễ
"Khó khăn đầu tiên trong việc giảng dạy Gen Z chính là khoảng cách thế hệ. Các em chủ động và sẵn sàng đặt câu hỏi hơn thế hệ chúng tôi. Những cuộc tranh luận trên lớp học diễn ra rất sôi nổi. Nhiều thầy cô cho rằng những cuộc tranh luận như vậy gây mất thời gian, không có ích cho quá trình tiếp thu tri thức. Tuy nhiên, cá nhân tôi lại nhận định đây là cơ hội phát triển cho học trò. Các cuộc trao đổi sẽ giúp các em tìm thấy niềm cảm hứng trong học tập và ghi nhớ kiến thức tốt hơn" - thầy Dương Hà chia sẻ. Đối với việc giảng dạy Gen Z, khó khăn sẽ biến thành cơ hội tùy thuộc vào góc nhìn của thầy cô.
Theo thầy Hà, khả năng thích nghi nhanh chính là điểm cộng của học trò thế hệ Z. Với những thay đổi liên tục trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, Gen Z đã cho thấy khả năng thích ứng nhanh chóng. Thế hệ học sinh này luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những đổi mới trong chương trình học, chương trình thi và phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo.
Nhiều học trò cho biết đặc biệt ưa thích phương pháp "Data-driven" (dựa trên dữ liệu thực tế phân tích thông tin) và "Cá nhân hóa lộ trình học" của thầy Dương Hà. Những hình thức giảng dạy và học tập mới mẻ này giúp các em xây dựng niềm hứng khởi với bộ môn Hóa học.
Khơi dậy niềm yêu thích môn Hóa
Các lớp luyện thi của thầy Hà luôn kín chỗ ngồi. Học sinh đăng ký những buổi học trực tuyến đến từ những tỉnh thành khác nhau trên khắp cả nước. Nhờ sự thấu hiểu tâm lý học trò, thầy giáo Dương Hà đã chinh phục được "trái tim" Gen Z, đưa các em lên chuyến đò chinh phục dòng sông Hóa học. Không giảng dạy theo lối mòn hay sử dụng những kỹ thuật đứng lớp cũ, thầy giáo 9X liên tục đổi mới sao cho phù hợp với mong muốn và nhu cầu của học sinh.
Tham gia lớp học thầy Hà, nhiều học sinh chia sẻ không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn được truyền cảm hứng mãnh liệt, thắp sáng ngọn lửa đam mê với bộ môn Hóa. Thầy giáo 9X từng tâm sự: "Tôi không muốn trở thành người gõ đầu trẻ. Mục tiêu của tôi là trở thành người thầy, người anh, người bạn mà các em tin tưởng và tín nhiệm. Sứ mệnh thiêng liêng nhất của tôi chính là khơi dậy tình yêu của các em với môn học tưởng khô khan, nhàm chán".
Đăng ký học trực tuyến Brain Academy cùng thầy Hà tại: https://www.facebook.com/thayhadayhoa
Quảng Nam: Thầy giáo 24 năm "dệt" ước mơ cho học trò nghèo 24 năm gắn bó với bục giảng là gần ấy thời gian thầy Nguyễn Tấn Sinh, hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vừa dạy học, vừa ngược xuôi giúp đỡ học trò nghèo. Kể về cuộc đời mình, thầy Sinh cho biết thầy xuất thân trong một gia đình lao động nghèo. Tuổi thơ của thầy là...